Trình Thủ tướng lập các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu trước yêu cầu cấp bách phòng chống dịch
Chiều 16-7, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng việc thành lập cơ sở thu dung, điều trị ban đầu COVID-19.
Các ca bệnh COVID-19 ở Việt Nam vẫn đang tăng – Ảnh: PHẠM TUẤN
Chiều 16-7, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thay mặt Bộ Y tế đã gửi tờ trình lên Thủ tướng về việc thành lập cơ sở thu dung, điều trị ban đầu COVID-19.
Theo tờ trình, trước tình hình diễn biến phức tạp hiện nay của dịch COVID-19, số ca bệnh tăng nhanh trong thời gian ngắn, đặc biệt là tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, để tổ chức phòng, chống dịch và theo dõi, điều trị cho người bệnh COVID-19, tại nhiều tỉnh, thành đã thành lập các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu COVID-19.
Các cơ sở này tiếp nhận, theo dõi và điều trị bệnh nhân COVID-19 ở mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng, để giảm tải cho khu vực bệnh viện tập trung điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ vừa và nặng. Mô hình này cũng đã thí điểm được áp dụng thành công tại tỉnh Bắc Giang và hiện nay tại TP.HCM.
“Trong thời gian qua, việc thành lập các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu COVID-19 đã góp phần quan trọng trong việc tiếp nhận, theo dõi và điều trị ban đầu cho người bệnh COVID-19, hạn chế không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nêu.
Video đang HOT
Theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì mô hình “cơ sở thu dung, điều trị ban đầu COVID-19″ là một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thu dung và điều trị ca bệnh truyền nhiễm nhóm A (COVID-19); cũng theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh tất cả các loại hình cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, cơ sở này chỉ được bố trí với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, số lượng nhân lực, thiết bị y tế tối thiểu để tiếp nhận, theo dõi và điều trị người bệnh COVID-19 mức độ nhẹ hoặc chưa có triệu chứng và không phải là một bệnh viện hoàn chỉnh.
“Hình thức tổ chức cơ sở thu dung, điều trị ban đầu COVID-19 chưa được quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định 155/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, vì vậy không có đủ cơ sở pháp lý để cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh” ông Nguyễn Trường Sơn nêu trong tờ trình.
Trước thực tế trên, để kịp thời đáp ứng việc quản lý và điều trị ban đầu đối với người bệnh COVID-19, Bộ Y tế xin ý kiến Thủ tướng về việc thành lập “cơ sở thu dung điều trị ban đầu COVID-19″ theo hướng giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quyết định thành lập “cơ sở thu dung điều trị ban đầu COVID-19″ đối với các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc các Bộ, ngành khác (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an).
Các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu COVID-19 mức độ nhẹ được xếp hạng tương đương với bệnh viện hạng 4 hoặc hạng 3 (do Sở Y tế tham mưu dựa trên quy mô của Cơ sở thu dung điều trị ban đầu COVID-19), làm cơ sở để thanh toán bảo hiểm y tế.
TP.HCM sẽ tổ chức cách ly một số trường hợp F0 tại nhà nếu có hướng dẫn của Bộ Y tế
Ông Nguyễn Hữu Hưng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết giải pháp cách ly, điều trị F0 tại nhà là ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn.
Trong thời gian tới, nếu Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn thí điểm, ngành y tế TP sẽ triển khai.
Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng - Ảnh: Trung tâm báo chí TP.HCM
Thông tin tại buổi họp báo chiều 13-7, ông Nguyễn Hữu Hưng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết giải pháp cách ly, điều trị F0 tại nhà là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.
Trong thời gian tới, nếu Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn thí điểm, ngành y tế TP.HCM thực hiện theo hướng dẫn của Bộ.
Hiện nay, việc có nhiều trường hợp F0 không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ sẽ không tập trung chữa trị đồng bộ mà sẽ phân tầng chữa chị. Những F0 không có triệu chứng sẽ điều trị nơi ít trang thiết bị hơn để tập trung cơ sở y tế cho các trường hợp nặng.
Đánh giá về tình hình dịch, ông Nguyễn Hữu Hưng cho rằng chỉ thị 16 không phải là "giải pháp vàng". TP cật lực vận dụng thời gian này để thực hiện những giải pháp tốt nhất nhằm kiểm soát dịch mà nếu không có giãn cách xã hội sẽ khó khăn hơn.
Thời gian này, ngành y tế sẽ nỗ lực cùng các quận huyện bóc tách các mầm bệnh ra khỏi cộng đồng. Số ca tăng lên là do tăng cường truy vết, xét nghiệm.
Theo ông Hưng, nếu quyết liệt thực hiện cùng với sự hợp tác của người dân, tin rằng thời gian này sẽ góp phần giải quyết được tình hình căng thẳng của dịch bệnh hiện nay.
Khu chế xuất Tân Thuận có hơn 400 ca mắc COVID-19 - Ảnh: TỰ TRUNG
Thông tin về chuỗi lây nhiễm tại KCX Tân Thuận, đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP (HCDC) cho biết ngày 25-6, TP phát hiện một F0 là nhân viên của một công ty trong KCX. Sau đó, ngành y tế truy vết phát hiện trên 400 ca bệnh liên quan đến KCX này.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại KCX Tân Thuận đã được khống chế, những ngày nay không phát hiện theo ca bệnh mới.
Về chuỗi lây tại công ty PouYuen, đại diện HCDC cho biết ngày 9-6 phát hiện 1 F0, đến nay ngành y tế truy vết được 49 F0. Ngày phát hiện ca mắc gần nhất là ngày 11-7 và không phát hiện thêm ca nhiễm cho đến nay.
Đại diện HCDC cũng cho biết từ 6h ngày 12-7 đến 6h ngày 13-7, TP phát hiện 1.602 ca mắc COVID-19, chủ yếu tại khu cách ly, phong tỏa. Có 8 trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp gồm 1 nhân viên tại Bệnh viện Phú Nhuận, 1 nhân viên tại Bệnh viện quận 7, 1 nhân viên tại Bệnh viện Nhi đồng 2...
Hiện TP đang có 26 ổ dịch đang tích cực điều tra, dập dịch và đã kiểm soát 44 ổ dịch.
Thêm 69 ca tử vong do COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh Chiều 15/7, thông tin từ Tiểu ban Điều trị cho biết, từ 20h ngày 14/7 đến 5h30 ngày 15/7, hệ thống phần mềm nêu trên đã ghi nhận thêm 69 ca tử vong do COVID-19 tại các cơ sở điều trị trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Đây là những trường hợp tử vong rải rác từ ngày 7/6/2021 tới ngày 15/7/2021....