Trình Thủ tướng đề án thành lập Công ty Đường sắt đô thị số 1 TPHCM
Ngày 22/4, UBND TP gửi tờ trình kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án thành lập Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TPHCM, để chuẩn bị tốt cho công tác tiếp nhận và đưa vào vận hành tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên vào năm 2018.
Thành lập công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TPHCM để vận hành tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên vào năm 2018
Theo UBND TP, trong biên bản ký kết giữa Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam có nội dụng: “ít nhất 3 năm trước khi vận hành, sẽ thành lập một đơn vị/công ty vận hành và bảo dưỡng”. Đây là một trong những điều kiện ràng buộc giữa 2 bên để Chính phủ Nhật Bản ký kết hiệp định cho vay vốn ODA ưu đãi thực hiện dự án.
Tương ứng với kế hoạch vận hành, khai thác tuyến metro số 1 (dự kiến năm 2018 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động đoạn trên cao), do đó đòi hỏi việc tiến hành thành lập doanh nghiệp bảo dưỡng vận hành cần được thực hiện sớm để có thể chuẩn bị các nguồn lực, điều kiện kỹ thuật cần thiết đảm bảo điều kiện tiếp nhận và vận hành khai thác an toàn dự án hoàn thành chuyển giao.
Đồng thời theo UBND TP, ngoài việc yêu cầu cam kết với nhà tài trợ, việc sớm thành lập tổ chức (doanh nghiệp) tạo điều kiện phối hợp đơn vị tư vấn xây dựng chương trình kế hoạch tuyển dụng nhân sự phù hợp công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ… hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhân lực tiếp quản dự án hoàn thành; làm tiền đề cho việc quản lý vận hành các tuyến đường sắt đô thị tiếp theo của thành phố.
Video đang HOT
Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị TPHCM thuộc loại hình công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước, UBND TPHCM làm chủ sở hữu. Giai đoạn 2015 – 2017 có vốn điều lệ 14 tỷ đồng: công ty sẽ chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho triển khai quản lý vận hành và bảo dưỡng dự án hoàn thành chuyển giao. Giai đoạn 2018 trở đi có vốn điều lệ 16.788 tỷ đồng: quản lý vận hành khai thác dự tuyến Đường sắt đô thị số 1. Nguồn vốn công ty từ Ngân sách Nhà nước TPHCM và giá trị hạng mục dự án hoàn thành chuyển giao.
Quốc Anh
Theo Dantri
Bác đề xuất xây thêm tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM
- Bộ Giao thông vân tai vưa cho biêt không đông y vơi đê xuât cua Tông công ty Đường sắt Việt Nam về việc nghiên cứu xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1 met chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh hiện tại.
Theo Bô Giao thông vân tai, thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vân tai đã chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lập điều chỉnh Chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050, Cục Đường sắt Việt Nam lập điều chỉnh Quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050.
Hiện nay, Bộ Giao thông vân tai đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam nói trên, trong đó có nội dung sẽ nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi khổ 1.435 mm trên trục Bắc - Nam theo hướng trước mắt khai thác chạy tàu với tốc độ từ 160km/h - dưới 200km/h, kết hợp chạy chung tàu khách với tàu hàng, có chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng để về lâu dài tiếp tục nghiên cứu nâng cấp tốc độ thiết kế cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu vận tải.
Như vậy, việc nghiên cứu xây dựng một tuyến đường sắt khổ 1 met chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM hiện tại như đề nghị của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là không phù hợp với định hướng phát triển đường sắt đã được Bộ đa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Vi vây, Bô Giao thông vân tai yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Chiến lược để được phê duyệt, không đề xuất mới những vấn đề không phù hợp với nội dung Chiến lược đã trình Thủ tướng Chính phủ.
"Căn cứ Chiến lược và Quy hoạch phát triển đường sắt được duyệt, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện các đề án, dự án xây dựng đường sắt trên trục Bắc - Nam với nội dung và bước đi thích hợp", văn ban cua Bô Giao thông gưi Tông công ty Đương săt Viêt Nam khăng đinh.
Bô Giao thông vân tai đa bac đê xuât cua Tông công ty Đương săt Viêt Nam vê viêc xây dưng thêm môt tuyên đương săt khô 1 met tư Ha Nôi - TPHCM. Anh: Internet
Trươc đo, Tông công ty Đương săt Viêt Nam đa trình Bộ GTVT đề xuất nghiên cứu xây thêm tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1m song song với đường sắt hiện tại nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải trong 36 năm tới.
Theo Tông công ty Đương săt Viêt Nam, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM có tổng chiều dài 1.726km, khổ 1m, được xây dựng từ thời Pháp thuộc với tiêu chuẩn kỹ thuật và vận tốc thấp... Hiện tại năng suất chạy tàu tối đa là 25 đôi tàu/ ngày đêm, có một số nút thắt chỉ khai thác tối đa 18 đôi tàu/ ngày đêm.
Từ thực tế trên, để phục vụ nhu cầu vận tải trước mắt và trong tương lai, Tông công ty Đương săt Viêt Nam đề nghị Bộ GTVT cho phép lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM hiện nay. Việc nghiên cứu nhằm làm rõ sự cần thiết phải xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt song song với tuyến đường sắt hiện tại cũng như lộ trình triển khai và phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất.
Theo đai diên Tông công ty Đương săt Viêt Nam, viêc xây dưng thêm môt tuyên đương săt khô 1 met tư Ha Nôi - TPHCM nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải trong thời gian chờ xây đường sắt tốc độ cao.
Cụ thể, phương án điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 mà Bộ GTVT đang xây dựng để trình Chính phủ, mục tiêu giai đoạn đến năm 2020 là ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam hiện tại lên tốc độ chạy tàu bình quân 80-90km/g với tàu khách và 50-60km/g với tàu hàng.
Giai đoạn 2020-2030 sẽ chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng mới đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc -Nam với tốc độ khai thác từ 160-200km/g. Trong đó ưu tiên xây trước những đoạn có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt khu vực kết nối với Hà Nội và TP.HCM.
"Đến năm 2050 sẽ phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc - Nam và nghiên cứu nâng cấp tốc độ thiết kế cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu khai thác (dự kiến 300-350km/g). Lúc này tuyến đường cũ (khổ 1m) sẽ chuyển sang vận tải hàng hóa là chủ yếu và tàu khách địa phương", đai diên Tông công ty Đương săt Viêt Nam cho biêt.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Điểm danh những đại gia ngoại dính "lùm xùm" chuyển giá Trên thực tế, hàng loạt các "ông lớn" FDI sau hàng chục năm hoạt động tại thị trường Việt Nam dù liên tục rót vốn mở rộng hoạt động kinh doanh, sản phẩm được nhiều người sử dụng... nhưng vẫn liên tục báo lỗ và chây ỳ trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Đóng góp tham luận tại Diễn đàn Kinh...