Trinh sát và những lần truy bắt tội phạm truy nã
Trung tá Kỷ tâm sự, có những đối tượng truy nã phải lần theo dấu vết cả chục năm, lúc đó hình dáng và vẻ mặt của hung thủ đã thay đổi rất nhiều.
Tâm sự về kỷ niệm phá án, bắt đối tượng truy nã, Trung tá Nguyễn Xuân Kỷ, cán bộ Đội 10 – PC45 Công an Hà Nội tâm sự rằng anh có kể vài ngày cũng không hết chuyện. Mấy chục năm công tác, có những tên phạm anh phải lần theo dấu vết hai chục năm mới bắt được. Còn có những kẻ thủ ác mang tội giết người lẩn mãi mà pháp luật vẫn chưa lần ra cho đến tận khi kẻ đó viết thư tự thú.
Anh Kỷ nhớ mãi câu chuyện về tên Nghiêm Xuân Lung (SN 1955, ở huyện Ứng Hoà, Hà Nội), kẻ đã gây ra vụ giết người và bị công an Hà Sơn Bình (cũ) bắt giữ. Lung bị truy tố vì tội giết người vào năm 1982 và phải đối mặt với án tử hình. Tòa chưa kịp tuyên án, Lung đã trốn thoát một cách ngoạn mục.
Năm 1983, Lung bị công an Hà Sơn Bình (cũ) ra lệnh truy nã đặc biệt. Sau khi trốn thoát, Lung bắt đầu cuộc đời chui lủi, mai danh ẩn tích. Lẩn trốn ở Quảng Ninh, Lung quen và lấy vợ, sinh cơ lập nghiệp ở đó. Có một điều, đến vợ Lung cũng không biết chồng ở đâu. Mỗi lần ngày lễ Tết, chị có ý hỏi chồng thì liền bị Lung cho ăn một trận đòn.
Sau những trận đòn như vậy, người vợ cũng không còn dám hỏi han gì quê quán của chồng, chỉ biết rằng, thỉnh thoảng chồng lại ngồi ngây ra một mình như kẻ mất hồn. Thậm chí, đánh chị xong, Lung như muốn khóc vì dằn vặt điều gì đó.
Cuộc sống vợ chồng chị cứ lặng lẽ như vậy cho tới một ngày cuối tháng 4/2009. Chị đi làm về thì thấy chồng đã treo cổ tự sát. Đau khổ, hoang mang, chị chưa biết làm sao thì tìm thấy lá thư tuyệt mệnh của chồng để ngay cạnh.
Trong lá thư đó, chồng chị nhận là Nghiêm Xuân Lung, từng gây ra tội ác trong quá khứ, rồi trốn thoát như thế nào. Lời cuối cùng hắn để lại trước khi đi sang thế giới bên kia, hắn muốn trình báo với cơ quan công an để lòng được thảnh thơi… Đến ngày 3/9/2009, cơ quan công an đã có quyết định đình nã đối với Nghiêm Xuân Lung.
Kể về những tên tội phạm trốn nã, Trung tá Nguyễn Xuân Kỷ không thể không nhắc đến tên Bùi Văn Đường (SN 1963, ở huyện Nho Quan, Ninh Bình). Cái tên đó ám ảnh anh trong suốt 20 năm theo nghề.
Chứng minh thư mới của Đường ở Đồng Nai.
Video đang HOT
Năm 1988, khi anh Kỷ mới tốt nghiệp ra trường và được nhận vào làm tại Công an Hà Sơn Bình (cũ) cũng là năm mà Đường gây án. Anh kỷ nhớ như in ngày đúng ngày về nhận công tác, ngày 2/7/1988 xảy ra vụ án giết người, các anh em trong đơn vị được giao nhiệm vụ đi truy bắt đối tượng. Khi đó, dù nóng lòng tham gia, nhưng là “lính mới” nên anh Kỷ chỉ có thể háo hức nhìn đồng đội đi truy bắt tên Đường.
Ngày đó, tại nông trường 2/9, thuộc Yên Thủy, Hà Sơn Bình (cũ), đêm khuya, Đường đã cùng đồng bọn xông vào nhà bắn chết một anh công nhân nông trường, cướp đi chiếc xe đạp, phích nước và vỏ chăn hình con công.
Kẻ cầm súng bắn là Hoàng Văn Đông cùng bốn đối tượng khác khi đó bị bắt giữ và đưa ra xét xử, nhưng riêng Đường thì trốn thoát.
Sau một thời gian công tác, anh Kỷ đã được cấp trên giao nhiệm vụ bắt nã và mục tiêu là tên Đường. Dù anh đã cố công nhiều năm, nhưng Đường vẫn bặt vô âm tín. Không chịu thua, anh Kỷ cố lục lại hồ sơ và phát hiện trong lệnh truy nã tên Đường, có một chi tiết tên xã bị ghi sai, khiến hướng tầm nã của anh bị lạc. Khi đã tìm ra được mấu chốt khiến nhiều năm dòng không thể tìm ra tên Đường, anh Kỷ lại lên đường đi truy bắt tên tội phạm.
Về phía Đường, sau khi cao chạy xa bay, hắn chọn xã Tân Lập, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai để mai danh ẩn tích. Đường còn nhập khẩu ở đây và lấy vợ, sinh con. Không ai biết rõ về gốc tích của một kẻ ít lời như hắn. Lấy được cô vợ là y sỹ khá xinh đẹp, cuộc sống gia đình hạnh phúc với hai cô con gái nhưng lúc nào người ta cũng thấy Đường ủ rũ, sầu thảm.
Theo lời anh Kỷ, mới 48 tuổi nhưng trông Đường như một ông già hom hem, hình dáng của anh ta so với cái ảnh mà anh nhận được cách đó ngót 20 năm đổi thay rất nhiều. Đường được xem như người hạnh phúc ở ấp nghèo vì vợ làm công chức lại trẻ đẹp. Thế nhưng, kể cả khi ngồi nhậu với mấy anh công an xã, không ai thấy Đường cười bao giờ.
Một hôm, Đường được mời ra ủy ban xã, anh Kỷ hỏi:
- Anh Đường có biết tôi không?
- Xin lỗi anh – Đường nhã nhặn.
- Tôi công an ngoài Hà Nội vào đây.
- Vâng, tôi biết. Tôi chỉ xin được nói vài lời với vợ con, còn việc các anh bắt là đúng.
Và lúc đó vợ của Đường mới ngã ngửa ra khi biết toàn bộ sự thật về người đàn ông mình đã nhiều năm chung sống. Vợ hắn đã khóc lóc thảm thiết trước sự thật phũ phàng.
Đường thành thật tâm sự rằng đã rất nhiều lần muốn ra đầu thú. Khi mẹ mất, Đường về chịu tang mẹ mà cứ nơm nớp lo sợ bị bắt. Định bụng sẽ ra đầu thú nhưng lại sợ. Cuộc sống của Đường cứ thể chìm trong sự thấp thỏm, lo sợ. Đường bị bắt, anh ta còn cảm ơn điều tra viên vì như vậy giúp anh ta giải thoát khỏi sự sợ hãi. Đường thừa nhận, mỗi khi nghe tiếng còi hú của xe cấp cứu hay tiếng còi giống như vậy thì anh ta mất tinh thần mấy ngày trời.
nhật mai
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đại úy công an bị côn đồ sát hại
Phạm Hoàng Nhật Tân, hung thủ sát hại đại úy Trần Minh Nhựt
Sau khi giết người, hung thủ lạnh lùng vứt dao trước hè, vào nhà ngủ như không có chuyện gì xảy ra.
Đêm 9-8, đại úy Trần Minh Nhựt, trinh sát Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Mỹ Tho (Tiền Giang), trong lúc truy bắt tội phạm đã bị bọn chúng sát hại. Trong căn nhà lụp xụp chưa được 20 m2, vợ anh ngất xỉu mấy lần vì không tin rằng anh đã hy sinh ở tuổi 49.
Những người chứng kiến vụ việc kể lại, đêm 9-8, hai nhóm côn đồ kéo đến một quán cà phê trên đường Trưng Trắc để thanh toán nhau. Trong lúc hỗn chiến có một người bị thương rất nặng.
Sợ người dân báo công an nên bọn chúng tháo chạy, để lại hiện trường một chiếc xe đạp điện. Khi nhận tin, đại úy Nhựt và một đồng đội có mặt tại hiện trường để mai phục bắt bọn chúng.
Đề nghị phong hàm thiếu tá cho đại úy Nhựt Thượng tá Lê Văn Kiệm cho biết công an tỉnh sẽ đề nghị Bộ Công an phong hàm thiếu tá cho đại úy Nhựt vì đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Đồng thời cũng xúc tiến các thủ tục đề nghị công nhận liệt sĩ cho đại úy Nhựt. Theo thượng tá Kiệm, đại úy Nhựt là trinh sát có kinh nghiệm luôn gánh vác công việc cho đồng đội. Anh Nhựt có hai con trai, một đang công tác trong ngành công an, một đang theo học Trường Đại học Cảnh sát. Căn nhà của anh ở trống trước dột sau.
Gần nửa đêm, hai đối tượng quay lại để lấy xe đạp. Đại úy Nhựt xông ra quật ngã và khóa tay một đối tượng nhưng không ngờ tay kia hắn thủ sẵn dao đâm thẳng vào ngực anh. Chưa dừng lại, hắn đâm tiếp hai nhát nữa mới lên xe tẩu thoát. Vết đâm trúng tim đã cướp đi sinh mạng của anh.
Thượng tá Lê Văn Kiệm, Phó Công an TP Mỹ Tho, cho biết cả đơn vị đã tập trung truy bắt đối tượng sát hại đại úy Nhựt. Tuy nhiên, do trời tối và hiện trường không còn dấu vết nên việc điều tra gặp nhiều khó khăn. Dấu vết duy nhất còn lại là lời khai của một nhân chứng cho biết có một đối tượng bị trọng thương.
Lần theo manh mối này đến gần sáng thì cơ quan công an đã bắt khẩn cấp Phạm Hoàng Nhựt Tân (SN 1994 ngụ ở xã Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho) là người đâm anh Nhựt và tạm giữ thêm gần 20 đối tượng liên quan để điều tra. Thượng tá Kiệm kể: "Trong lúc các trinh sát truy bắt hung thủ thì Tân trở về nhà bỏ con dao gây án còn dính đầy máu trước nhà và ngủ như không có chuyện gì xảy ra". Tân khai con dao gây án là do hắn mua ở siêu thị và luôn thủ sẵn trong người.
Theo lời khai của Tân, đêm trước, băng của Tân đến tiệm internet ở phường 3 chơi thì gặp băng của Nguyễn Thanh Hòa (phường 3, TP Mỹ Tho). Tại đây, băng của Tân đã bị băng của Hòa đánh một trận chỉ vì "nhìn thấy ghét".
Từ mâu thuẫn này, Tân kéo thêm đồng bọn truy tìm Hòa suốt cả ngày. Đến đêm 9-8, hai bên đã hỗn chiến để rửa hận. Theo "luật" chơi dù trong trận tử chiến có nhiều đối tượng bị trọng thương nhưng bọn chúng không hề báo với cơ quan công an. Trên đường về nhà thì Tân gặp bạn là Huỳnh Hải Thọ nên Tân nhờ Thọ chở lại hiện trường để lấy xe đạp điện và bị đại úy Nhựt khống chế nên ra tay sát hại.
Tại đám tang anh Nhựt, người dân cho biết "cả xóm này ai cũng quý trọng anh. Nghe có trộm cướp là anh liền truy đuổi. Anh mất rồi xóm này lại mất đi một người con dũng cảm" .
Theo Người lao động