Trinh sát tiết lộ chuyện phá án ở “Quỷ môn quan”
Những ngày giáp Tết, tôi cùng đồng nghiệp đến một số địa danh vùng cao, nơi từng được mệnh danh là “lãnh địa ma túy”. Đằng sau sự bình yên của bản làng là mồ hôi, xương máu của những chiến sỹ cảnh sát nhân dân. Trong số đó, có anh chưa một lần biết yêu và chưa từng có nụ hôn đầu đời. Cũng có anh hy sinh đúng ngày Tết khi vợ vừa sinh con…
Hạ gục tên tử tù trốn trại ngày mồng 3 Tết
Qua lời kể của đồng đội chúng tôi được biết, anh Phạm Đình Chiến (PC14, Công an tỉnh Hà Giang) là người ít nói và sống ngay thẳng. Quê anh ở Đông Trai (huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang). Anh vào công an lặng lẽ như một sự sắp đặt của số phận. Có người về tuyển, sức khỏe đáp ứng được, thế là anh vào ngành và làm việc tại phòng Hình sự công an tỉnh.
25 tuổi, anh yêu một cô nữ sinh khoa Văn của một trường cao đẳng sư phạm. Gặp chúng tôi, chị Nguyễn Thị Hận (vợ anh) ngậm ngùi bảo, cảm động vì tấm chân tình của anh, chị nhận lời yêu cầu. Một năm sau lễ cưới, cháu Phạm Đơn Thương chào đời.
Thời điểm này, người dân địa bàn tỉnh Hà Giang, đặc biệt là vùng Phú Linh, Linh Hồ luôn nơm nớp lo sợ vì có một tên tội phạm nguy hiểm Phà Văn Canh vừa trốn trại trở về tác oai tác quái. Canh bị kết tội tử hình vì hắn định mưu sát và gây thương vong cho 40 người khi họ đang xem phim ở một nhà dân. Hai tay hai súng AK cùng ba quả lựu đạn đã rút chốt, hắn thoắt ẩn thoắt hiện.
Mùng 3 Tết năm 1992, cháu Thương mới được mấy tháng tuổi, anh Chiến vẫn còn trong thời gian được cơ quan cho nghỉ phép. Nghe tin mật báo, đêm ấy, Canh sẽ xuống núi. Nhận tin, anh Chiến đã nói dối vợ là đi chúc Tết bạn rồi xung phong vào một mũi truy kích. Quả lựu đạn trên tay tên Canh đã khai hỏa khi hắn cố thoát than trước sự bao vây của nhóm anh Chiến. Anh Chiến đã bị thương nặng rồi hy sinh. Phà Văn Canh cũng đã bị bắt và chịu tội chết sau đó.
Video đang HOT
Lãnh địa ma túy
Trinh sát ma túy hy sinh khi chưa biết nụ hôn đầu đời
Quốc lộ số 6 chạy dài nối các tỉnh biên giới Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn la, Điện Biên, Lai Châu vốn được mệnh danh là “cung đường ma túy”. Vì lợi nhuận chết người của nó nên trên cung đường này, qua các địa danh như: Thôm Mòm, Na Ư… luôn có các băng nhóm buôn bán ma túy xuất hiện, táo tợn và nguy hiểm. Chúng sẵn sang xả sung vào bất cứ ai nếu chúng cho là “ngáng đường”. Vì vậy, công an các tỉnh trên đã không ít người phải đổ máu.
Tốt nghiệp trường Cảnh sát nhân dân I, với mong muốn được cống hiến cho ngành, cộng với tính ưa mạo hiểm, Phạm Văn Cường (chiến sỹ cảnh sát nhân dân đội Phòng chống ma túy, công an tỉnh Điện Biên) tình nguyện xung phong lên Điện Biên công tác. Trong hang chục vụ phá án ma túy của anh cùng đồng đội, người ta nhớ nhất là vụ nhập vai và truy bắt băng nhóm buôn bán ma túy của Lý A Va. Đây là chuyên án sinh tử của đời anh.
Sauk hi bắt được hai tên Và Trù Tú, Và A Sang vận chuyển hai bánh heroin từ cửa khẩu Tây Trang về, qua đấu tranh, cả hai tên đều ngoan cố, không khai ra đồng bọn. Xác định đây là chuyên án lớn, công an tỉnh Điện Biên ra kế hoạch “đánh” tiếp, Cường đã được phân vào cuộc. Cải trang, làm quen và sau 45 ngày, Cường đã tiếp xúc và cung cấp cho công an tỉnh những nguồn tin quý. Để “khóa án”, đêm ấy, trên đỉnh đèo Tây Trang, dưới sự hỗ trợ của đồng đội, Cường đã một mình vào trận để câu nhử đối tượng. Thế nhưng, với bản chất ranh ma, bọn Và A Say và Lý A Va đã phát hiện ra Cường là công an. Không suy tính, chúng quay sung vào anh nhả đạn. Cường đã ngã xuống. Sau đó, toàn bộ băng nhóm cũng bị công an tóm gọn.
Người dân Điện Biên còn nhớ như in đám tang của anh với cả nghìn người đưa tiễn. Và trong hành trang của anh để lại, người ta không tìm nổi một bức thư tình. Anh chưa yêu, chưa có nụ hôn đầu đời và đã ngã xuống cho một cuộc sống yên bình.
Phá án ở “quỷ môn quan”
Còn nhớ, thời gian sau chiến tranh biên giới phía Bắc, miền biên ải Lạng Sơn bỗng “dậy súng” bởi nhiều toán cướp có vũ trang nổi lên. Do địa hình miền núi hiểm trở phức tạp, các vụ cướp thường xảy ra vào ban đêm nên rất khó tìm ra manh mối để phá án. Trước tình hình này, các chiến sĩ công an tỉnh Lạng Sơn đã tìm mọi cách để triệt phá.
Có những trinh sát ma túy hi sinh khi chưa biết nụ hôn đầu đời
Tất cả các cán bộ của đơn vị được tung vào cuộc. Thiếu úy Triệu Văn Phong cũng nằm trong số đó. Suốt gần một tuần, Phong cùng đồng đội nằm gai nếm mật chốt, chặn tại đình Sài Hồ (nơi được gọi là “Quỷ Môn Quan”). Nguồn tin cơ sở báo về cho biết, có một toán cướp đến lập bản doanh tại khu vực này, chắc chắn một hai ngày nữa chúng sẽ ra tay.
Tin báo về hồi chiều thì ngay buổi tối, Phong cùng một đồng đội là trung úy Nguyễn Thành Tấn tức tốc lên đường, bám theo các chuyến xe qua đỉnh Sài Hồ. Đúng như dự đoán, khoảng 3h sáng ngày 29/10/1986, chiếc xe chở gần 70 người đang ì ạch leo lên đoạn dốc cua nguy hiểm nhất thì trên xe có tiếng hô: “Cướp đây! Ai có tiền vàng bỏ hết ra…”. Tiếng hô khiến mọi người hốt hoảng tỉnh giấc.
Hai tên cướp, một tên lăm lăm khẩu K54, còn tên kia một tay cầm quả lựu đạn đã rút chốt, lục soát khách hang. Phong ngồi cạnh lái xe, Tấn ngồi phía cuối, dung ánh mắt ra hiệu, cả hai bắt đầu nhích dần, nhích dần tiếp cận hai tên cướp. Bất chợt có tiếng một hành khách thốt lên: “Công an!” khiến hai tên cướp giật mình. Tên cướp cầm trái lựu đạn lớn tiếng: “Thằng công an nào có giỏi bắn đi! Hôm nay tao tận số thì cũng là ngày giỗ của cả chiếc xe này”.
Nhanh như cắt, sau cái đưa mắt, Tấn lao vào bóp chặt cánh tay đang cầm lựu đạn rồi ôm hắn lao xuống triền núi. Khi quả lựu đạn với hàng trăm viên bi sát thương có thể hạ chết tất cả hành khách trên xe chưa kịp rơi xuống, ngay lập tức bằng cú bay người ra khỏi hang ghế, Phong đá quả lựu đạn ra xa, văng vào triền núi. Ánh chớp lửa xanh lè kèm theo tiếng nổ vang trời như xé toạc màn đêm, đá rơi ào ào nhưng hành khách trên xe vẫn bình yên vô sự.
Khi hành khách chưa kịp hoàn hồn thì lại giật mình bởi hai tiếng nổ khô khốc vang lên. Tên cướp phía sau đã bắn vào lưng Phong và Tấn. Tên cướp cầm lựu đạn sau cú đá thập tử nhất sinh của Phong đã lồm cồm bò dậy. Hắn như một con thú say máu, rút súng trong người ra định bắn tiếp thì Tấn gượng dậy cầm súng hướng vào hắn và bóp cò. Đến lúc đó, Tấn mới từ từ nằm xuống trong cái gió lạnh trên đỉnh dốc Sài Hồ.
Cả hai anh đã ngã xuống thì tuổi đời còn rất trẻ: Trung úy Nguyễn Thành Tấn, quê ở Thái Bình 26 tuổi, có vợ và hai con; Thiếu úy Triệu Văn Phong quê ở Lạng Sơn mới 20 tuổi, chưa lập gia đình. Cả hai tấm gương hy sinh anh dũng của các anh trên dốc Sài Hồ đã để lại niềm tiếc thương không chỉ với gia đình, đồng đội mà còn là niềm thương xót với người dân nơi miền biên ải. Ngày 3/7/1989, cả hai anh được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Theo C.T (Đời sống & Pháp luật)