Trinh sát cơ Mỹ được phát hiện áp sát đảo Hải Nam
Máy bay tuần thám P-8A Mỹ trang bị radar bí mật được phát hiện xuất hiện cách căn cứ Du Lâm trên đảo Hải Nam, Trung Quốc, chưa đầy 50 km.
Tài khoản Twitter Golf9 chuyên theo dõi hoạt động của máy bay Mỹ cho biết trinh sát cơ P-8A mang số hiệu 169010 hoạt động ở không phận quốc tế trên Vịnh Bắc Bộ hôm 15/5, cách căn cứ hải quân Du Lâm trên đảo Hải Nam khoảng 48 km.
Đây là một trong 7 chiếc P-8A được hải quân Mỹ lắp radar trinh sát tối tân AN/APS-154. Thông tin về khí tài này vẫn được giữ bí mật, nhưng nó được cho là radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) có thể cung cấp ảnh chụp địa hình với độ nét cao trong mọi điều kiện thời tiết, cũng như đủ sức theo dõi cùng lúc hàng loạt vật thể di chuyển trên không, trên đất liền và mặt biển.
Bộ Quốc phòng Mỹ và quân đội Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên.
Trinh sát cơ P-8A Mỹ mang cụm radar AN/APS-154 dưới bụng. Ảnh: Drive.
Du Lâm là nơi neo đậu của tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay Sơn Đông do Trung Quốc tự chế tạo. Công chúng lần đầu biết đến sự hiện diện của nó qua ảnh vệ tinh năm 2008. Đây được coi là căn cứ có vị trí chiến lược, nằm gần các tuyến đường biển quan trọng như eo biển Malacca, Sunda và Lombok, giúp Trung Quốc bao quát tuyến thương mại đường biển qua khu vực Đông Nam Á.
Các hang ngầm ở Du Lâm có khả năng chứa tới 20 tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính Trung Quốc đã triển khai 6 tàu ngầm lớp Type-094 tại Du Lâm, mỗi chiếc có thể mang 12 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa JL-2. Hai cầu tàu dài 950 m và ba cầu tàu nhỏ hơn có thể phục vụ hai nhóm tác chiến tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ cùng lúc.
Video đang HOT
Đảo Hải Nam là mục tiêu trinh sát của quân đội và tình báo Mỹ từ lâu. Một trinh sát cơ EP-3E của hải quân Mỹ hồi năm 2001 va chạm với tiêm kích J-8II của Trung Quốc khi đang do thám hòn đảo và phải hạ cánh khẩn cấp xuống Hải Nam. Phi công Trung Quốc thiệt mạng trong sự việc.
Bí mật vũ khí: F-35 bị cấm bay chế độ siêu âm vì lỗi chết người này
Các chuyên gia Mỹ lại phát hiện ra một lỗ hổng khác trong máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II. Hóa ra, những chiếc máy bay Mỹ tiên tiến nhất không thể bay với tốc độ siêu thanh ... vì nguy cơ bị phá hủy trên không trung.
F-35.
Lầu Năm Góc hiện vẫn chưa áp dụng các biện pháp quyết liệt giới hạn việc tăng tốc độ F-35. Chi tiết và phân tích tình thế - trong tài liệu của "Sputnik".
Lợi thế đáng kể
Vấn đề đã được vào năm ngoái: máy bay F-35B (cất hạ cánh thẳng đứng) và F-35C (phiên bản hạm tàu) không thể bay ổn định ở chế độ siêu thanh. Các chuyên gia dự đoán sự quá tải phát sinh khi tăng tốc vượt ra ngoài phạm vi cho phép, có thể phá hủy vỏ ngoài và các bộ phận khác của khung máy bay. Khiếm khuyết cực kỳ nghiêm trọng, đòi hỏi các khoản đầu tư tài chính lớn trong việc phát triển và thử nghiệm vật liệu ốp bên ngoài mới, và có thể cả toàn bộ khung sườn máy bay. Và đó là trong điều kiện đã đi vào sản xuất hàng loạt.
Các tướng lĩnh quân đội, sau khi tính toán chi phí, đã thay đổi chiến thuật sử dụng loại máy bay này, giới hạn thời gian bay ở tốc độ cao đến mức tối thiểu. Điều này có nghĩa máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Mỹ mất đi một trong những lợi thế chính - khả năng đánh chặn siêu âm các mục tiêu trên không.
Lầu Năm Góc cho rằng chế độ bay "siêu âm" không quá quan trọng với F-35. Phi công về hưu Brian Clark, nhà phân tích từ Viện nghiên cứu chiến lược Hudson tin rằng việc giới hạn thời gian bay ở tốc độ cao, ngược lại, sẽ trở thành một lợi thế chiến thuật. Theo ông, khi bay quá nhanh máy bay mất đi khả năng tàng hình. Và khi giảm tốc độ, F-35 giữ được khả năng tiêu diệt đối thủ trước khi bị phát hiện. Ngoài ra, trong điều kiện giới hạn tốc độ, phạm vi bay sẽ tăng đáng kể: nhiên liệu tiêu thụ tiết kiệm hơn.
Nhưng cũng có ý kiến khác. Các chuyên gia từ Defense News tin chắc rằng sự hạn chế tốc độ gây ra mối nguy hiểm chết người cho các phi công F-35 trong cận chiến. Đối với F-35 hạm tàu", vấn đề khó khăn hơn do thực tế là trong điều kiện chuyến bay dài, sẽ không thể sửa chữa hư hỏng của khung sườn sau khi bay siêu âm. Máy bay sẽ bị buộc đứng yên trong hầm chứa cho đến khi tàu sân bay trở về căn cứ. Trong trường hợp này, liệu có thể nói về hiệu quả chiến đấu của nhóm tấn công tàu sân bay?
Lợi ích chiến thuật
Khả năng duy trì chuyến bay ổn định ở tốc độ siêu âm là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của máy bay chiến đấu hiện đại. Không có điều này, chỉ đơn giản là không thể đánh chặn hiệu quả các mục tiêu trên không. Ngoài ra, bay siêu âm cho phép phi công nhanh chóng vượt qua vùng hoạt động của phòng không đối phương, phi công quân sự danh dự của Nga Vladimir Popov nói với Sputnik. Ông nói thêm:
"Nếu trong trận không chiến, toàn bộ cơ số đạn dược được sử dụng hết, giá trị của máy bay như một phương tiện chiến đấu chỉ là con số không. Trong trường hợp này, nhiệm vụ chính của phi công là rời khỏi khu vực, thoát khỏi sự truy đuổi và hạ cánh an toàn tại sân bay. Nếu bay chế độ siêu âm, việc đó sẽ dễ dàng hơn nhiều".
Chuyên gia không loại trừ người Mỹ đã mắc sai lầm lớn khi thiết kề F-35, cố gắng làm cho máy bay đơn giản, hiệu quả hơn so với F-22 Raptor phức tạp và nặng nề. Vì lợi ích của tàng hình và giảm trọng lượng, các nhà thiết kế đã hy sinh sức mạnh. Có thể thời gian kiểm tra khả năng bền vững" bị rút ngắn, do đó không phát hiện ra các khiếm khuyết tiềm ẩn. Kết quả là chiếc máy bay thô, chưa hoàn thiện" đã được đưa vào sản xuất hàng loạt. Và bên cạnh đó, không phải tất cả các chế độ đều hoạt động.
Theo ông, ý tưởng Mỹ về tổ hợp hàng không chiến đấu thế hệ thứ 5 đã đưa lên hàng đầu khả năng "tàng hình", phạm vi hoạt động rộng về độ cao và tốc độ, khả năng bay siêu thanh mà không cần sử dụng đốt sau. Còn việc sử dụng vũ khí và khả năng cơ động xuống hàng thứ yếu. Trong khi khái niệm của Nga đặt hỏa lực và khả năng cơ động lên đầu, trong khi tàng hình chỉ là thứ yếu.
Hàng thô
Mặc dù F-35 có nhiều thiếu sót, Mỹ đang tích cực chuyển giao máy bay cho các đồng minh của họ.
"Người Mỹ đảm bảo F-35 là máy bay hiện đại nhất, định vị đó là "thế hệ thứ 5" đầy tự tin. - giáo sư Học viện Khoa học Quân sự, nhà chính trị học Sergei Sudakov nói với Sputnik- Trên thực tế, đây là một cỗ máy cực kỳ thô sơ, không hoàn chỉnh, không có gì để nói trong trường hợp này về bước đột phá trong ngành hàng không quân sự. Tuy nhiên, bằng cách tống tiền và đe dọa, Hoa Kỳ buộc các đối tác phải mua F-35. Vài chục chiếc máy bay chiến đấu đã được ép cho Ba Lan, vốn không hề háo hức để có được".
Theo Sudakov, thực tế đã xua tan một huyền thoại khác - F-35 sẽ trở thành "sát thủ" hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga. Thật vậy, để có thể thoát khỏi tên lửa của S- 400, máy bay này chắc chắn cần đến tốc độ siêu thanh đáng tin cậy.
Theo chuyên gia, đã đến lúc người Mỹ cần thu hồi tất cả F-35 khỏi thị trường để không bị vướng vào sự giả mạo: Các đặc điểm được công bố không đáp ứng được thực tế. Nhưng Washington hiểu rõ việc thu hồi F-35 sẽ kéo theo phản ứng dây chuyền đối với các loại vũ khí khác của Mỹ đã được bán ra.
Trong khi đó, chương trình F-35 được coi là một trong những dự án đắt nhất trong lịch sử chế tạo máy bay. Khoảng 1,3 nghìn tỷ đô la đã được chi ra và số tiền khổng lồ này cần phải được "thu lại".
Máy bay quân đội Mỹ bay trên không phận Hàn Quốc Động thái này diễn ra sau khi Triều Tiên phóng một tên lửa tầm ngắn gần khu vực Hàn Quốc vài ngày trước. Trang theo dõi hàng không dân sự Aircraft Spots ngày 21/4 cho biết máy bay trinh sát E-8C của Không quân Mỹ và máy bay tuần tra P-3C của Hải quân Mỹ đã bay trên không phận Hàn Quốc. Theo...