Trình Quốc hội phương án tăng lương cho gần 5 triệu người
Phương án tăng lương vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, đồng thời ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó sẽ có 5 triệu người thuộc 3 nhóm đối tượng được tăng lương từ ngày 1/1/2015 tới.
Chiều 6/11, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận phương án tăng lương, đồng thời ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trước đó, báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách khó khăn nên không thể bố trí nguồn để tăng lương. Tuy nhiên, tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét, bố trí tăng dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2015 hoặc cắt giảm chi để dành nguồn tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương.
Trước yêu cầu của thực tế, Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính ký tờ trình thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trước khi trình Quốc hội thông qua trong kế hoạch bố trí ngân sách nhà nước năm 2015. Và trong bối cảnh dự kiến lạm phát trong 2 năm 2014 – 2015 khoảng 8%, Chính phủ đề xuất 3 phương án điều chỉnh tiền lương từ 1/1/2015.
Phương án 1: Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,15 triệu đồng/ tháng lên 1,24 triệu đồng/ tháng (tương đương mức tăng 90 nghìn đồng/ tháng, khoảng 8%); lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tốc độ tăng lương cơ sở – mức tăng tương ứng mức lạm phát trong 2 năm 2014- 2015.
Với phương án này, sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công do NSNN đảm bảo. Nhu cầu kinh phí tăng thêm khoảng 33 nghìn tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương bố trí khoảng 26 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương bố trí khoảng 7 nghìn tỷ đồng.
Phương án 2: Chỉ thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và lương hưu đối với bộ phần công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp tăng 8%.
Bộ Tài chính lý giải, năm 2011 đã thực hiện trợ cấp khó khăn đối với bộ phận công chức, viên chức có thu nhập thấp có hệ số lương 3,0 trở xuống, khi đó chưa có chế độ phụ cấp công vụ. Hiện nay, đã thực hiện phụ cấp công vụ 25% trên mức lương hiện hưởng, do vậy tương đương với người có hệ số lương 3,0 của năm 2011.
Video đang HOT
Từ đó, Chính phủ kiến nghị tăng lương đối với người có hệ số lương 2,34 trở xuống (chiếm khoảng 35% tổng số cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang).
Theo phương án này, nhu cầu kinh phí tăng thêm khoảng 11,1 nghìn tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương bố trí khoảng 10 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương bố trí khoảng 1,1 nghìn tỷ đồng.
Phương án 3: Không thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với toàn bộ công chức, viên chức, chỉ thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng 10%.
Với phương án này, nhu cầu kinh phí tăng thêm khoảng 6,7 nghìn tỷ đồng, toàn bộ do ngân sách trung ương đảm bảo.
Do đó, với ba phương án trên, Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, báo cáo Quốc hội cho phép tiếp thu điều chỉnh tiền lương năm 2015. Từ 1/1/2015, thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với tiền lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công (số đối tượng do NSNN đảm bảo khoảng 2,9 triệu người) và tiền lương đối với bộ phận cán bộ, công chức, viên chức lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống (chiếm khoảng 35% tổng số cán bộ là trên 1,8 triệu người).
Việc điều chỉnh này một mặt giúp cải thiện thu nhập cho gần 5 triệu người, chiếm khoảng 2/3 tổng số đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ NSNN; mặt khác đảm bảo mối tương quan với việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng của khu vực doanh nghiệp.
Trước đó, trong phương án phân bổ ngân sách năm 2015 trình lên Quốc hội tại kỳ họp này, mặc dù thu ngân sách năm 2014 vượt dự toán 63.000 tỷ đồng nhưng Chính phủ đề xuất hoãn thực hiện lộ trình tăng lương do không bố trí được nguồn. Phần thu vượt dự toán được đề xuất ưu tiên bố trí chi trả nợ và các nhiệm vụ chi an sinh xã hội khác.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Chính phủ đề xuất hai phương án xử lý người nghiện
Một là thí điểm lập Trung tâm tiếp nhận xã hội để cắt cơn, tư vấn tâm lý cho người nghiện trong khi chờ vào cơ sở cai bắt buộc; hai là lùi thời gian thực hiện một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính
Chiều 3/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai, với sự tham gia của lãnh đạo Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Các vấn đề xã hội, Tòa án Nhân dân Tối cao, một số bộ, ngành cùng đại diện UBND Hà Nội, TP HCM.
Theo báo cáo của Bộ Công an, tình hình nghiện ma túy diễn biến phức tạp, người nghiện đã có ở 100% tỉnh, thành phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn trong cả nước. Số người tái nghiện vẫn ở tỷ lệ cao... Toàn quốc có 10 địa phương trọng điểm về ma túy, HIV/AIDS, trong đó 3 tỉnh thành có số người nghiện, người nhiễm HIV/AIDS có hồ sơ quản lý cao nhất cả nước là TP HCM, Hà Nội và Sơn La.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong cuộc họp về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện chiều 3/11.
Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo nhiều bộ ngành, địa phương đã chỉ ra hàng loạt khó khăn của công tác cai nghiện và quản lý sau cai, như: các văn bản quy định liên quan đến công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện còn chưa đồng bộ; kinh phí và nguồn lực cho công tác này giảm; sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương thiếu chặt chẽ; gia đình và bản thân người nghiện thường khó khăn do đó không có khả năng tài chính để cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và trung tâm; người sử dụng ma túy tổng hợp có xu hướng gia tăng và trẻ hóa...
Thừa nhận vướng mắc về thực hiện quy trình, thủ tục cai nghiện ma túy bắt buộc do có sự chưa đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn giữa các quy định trong luật Xử lý vi phạm hành chính và luật Phòng, chống ma túy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ và Quốc hội ban hành Nghị quyết chung về công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trong tình hình mới để có cơ sở giải quyết bất cập; xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật khóa 14 về dự án luật Dự phòng và điều trị nghiện ma túy để thống nhất các quy định hiện hành về lĩnh vực cai nghiện.
Trong khi chờ sửa đổi luật, các quy định liên quan và trước thực trạng bức xúc về tình hình nghiện ma túy, UBND TP HCM kiến nghị cho phép được thí điểm áp dụng giao cơ quan chức năng quản lý, cắt cơn giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy trong khi chờ cơ quan chức năng lập thủ tục, lập hồ sơ ban hành quyết định đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Khẳng định ma túy không chỉ liên quan đến sức khỏe, nòi giống mà còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các hành vi tội phạm, làm mất trật tự an toàn xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ Nhà nước cũng như cả cộng đồng xã hội đều xác định phải bằng các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ và với tinh thần quyết liệt, kiên trì để đảm bảo thực hiện đạt kết quả cao nhất trong công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện.
"Chúng ta cần tổng kết công tác này, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá nghiêm túc nguyên nhân và trách nhiệm, trả lời cho được câu hỏi vì sao công tác này chưa hiệu quả, từ đó bổ sung những chỉ đạo, giải pháp mới, phù hợp với thực tế; đảm bảo công tác phòng chống ma túy, công tác cai nghiện và quản lý cai nghiện có hiệu quả hơn", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng, Hiến pháp mới quy định việc hạn chế quyền công dân, quyền con người phải được quy định bởi luật và phải được quyết định bởi Tòa án. Luật Xử lý vi phạm hành chính mới thông qua đã thể hiện tinh thần này. Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn cuộc sống, có một số điều, quy định giữa luật này và các luật liên quan còn chưa đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn, từ đó đặt ra yêu cầu phải kiến nghị xem xét, sửa đổi, vừa đảm bảo quyền con người, quyền công dân, đồng thời phù hợp với thực tiễn, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.
Người nghiện tiêm chích ma túy công khai dưới chân cầu quay, Hải Phòng. Ảnh: Giang Chinh.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành chức năng khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn theo quy định; rút ngắn thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Cùng với đó, các địa phương cần khẩn trương chuyển đổi một số cơ sở cai nghiện bắt buộc thành các cơ sở cai nghiện không bắt buộc để tiếp nhận người nghiện ma túy; giải quyết tốt tình trạng người nghiện không được quản lý tại cộng đồng như hiện nay.
Trên cơ sở các kiến nghị của TP HCM và Hà Nội cũng như đề xuất của các bộ, ngành trung ương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị xây dựng văn bản kiến nghị Quốc hội theo 2 phương án. Thứ nhất là cho thí điểm lập Trung tâm tiếp nhận xã hội bắt buộc để cắt cơn nghiện, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy trong khi chờ cơ quan chức năng hoàn thiện thủ tục, lập hồ sơ và quyết định đưa họ vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hướng thứ hai là kiến nghị cho lùi thời gian thực hiện điều 103 (lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc) và điều 131 (giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính), Luật Xử lý vi phạm hành chính để sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật này.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Đại biểu Quốc hội: Tăng lương là việc phải làm Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) cho rằng, trong những lý do mà Chính phủ nêu ra để trì hoãn việc tăng lương, lỗi chính không phải của người lao động. Thảo luận về thực hiện ngân sách 2014 và dự toán, phân bổ 2015, các đại biểu một lần nữa đề cập tới việc sử dụng lãng phí nguồn ngân sách,...