Trình Quốc hội phê chuẩn 26 thành viên Chính phủ
Sáng 28/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình danh sách để Quốc hội khóa XV phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Theo đó, 4 Phó Thủ tướng đương nhiệm Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Lê Minh Khái, Lê Văn Thành được trình để Quốc hội khóa XV phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII nên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 sẽ khuyết vị trí này.
4 Phó Thủ tướng dự kiến được phân công chỉ đạo các lĩnh vực: Ngoại giao và hội nhập quốc tế, xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy, tôn giáo, dân tộc; kinh tế tổng hợp và thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kinh tế ngành; khoa giáo – văn xã.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trình danh sách để Quốc hội khóa XV phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Ngoài 4 Phó Thủ tướng, danh sách Thủ tướng trình Quốc hội còn có 22 Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trong đó, 18 Bộ trưởng các Bộ được trình gồm:
- Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang
- Bộ trưởng Công an Tô Lâm
- Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
- Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
- Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long
Video đang HOT
- Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
- Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc
- Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên
- Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan
- Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể
- Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
- Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà
- Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
- Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung
- Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng
- Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt
- Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn
- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Bốn thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gồm: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.
Chiều nay, Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Chuyên đề: Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV
Chính phủ đề nghị nhiệm kỳ mới giữ nguyên 22 bộ, cơ quan ngang bộ
Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Chính phủ đề nghị trước mắt giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các bộ và cơ quan ngang như khóa XIV.
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Sau 5 năm Nghị quyết số 09 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIV, cơ cấu Chính phủ tiếp tục được tổ chức theo mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; khắc phục cơ bản sự chồng chéo, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ.
Giữ nguyên 22 bộ, cơ quan ngang bộ
Về phương án cơ cấu tổ chức khóa XV, Chính phủ quán triệt chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Cùng với đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.
Chính phủ kiên định thực hiện nguyên tắc một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính; những việc có liên quan đến cơ quan khác thì xác định rõ cơ quan phối hợp nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề giao thoa, bảo đảm không bỏ trống nhiệm vụ.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) tiếp tục kế thừa, ổn định theo khóa XIV nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ với vị trí là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất.
Chính phủ đề nghị trước mắt giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các bộ và cơ quan ngang như khóa XIV, gồm 22 bộ, cơ quan ngang bộ. Ảnh: VGP.
Cho biết trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV có những ý kiến đề xuất phương án đổi tên một số bộ, ngành và sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối một số bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, Chính phủ khẳng định đã nghiên cứu, thảo luận rất kỹ lưỡng, khoa học, thận trọng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ phải tập trung chỉ đạo thực hiện "mục tiêu kép" vừa quyết liệt chống dịch, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, việc trước mắt giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 được cho là cần thiết, phù hợp.
Kết luận của Bộ Chính trị đã chỉ đạo về cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV là "trước mắt giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 như khóa XIV".
Từ đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV giữ ổn định như khóa XIV có 22 cơ quan, gồm: 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.
Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, sắp xếp lại một số bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng gắn với việc xây dựng chiến lược cải cách hành chính đến năm 2030, định hướng 2045 để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tiếp tục thu gọn đầu mối, giảm cấp trung gian
Sau khi được Quốc hội xem xét và có Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Chính phủ sẽ chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa Thủ tướng, phó thủ tướng và bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Đồng thời, tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, bảo đảm bộ máy hành chính thống nhất, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Cùng với đó, ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong theo hướng thu gọn đầu mối, giảm cấp trung gian gắn với tinh giản biên chế.
Từ thực tiễn hoạt động trong nhiệm kỳ qua, Chính phủ cho rằng cơ cấu tổ chức nhiệm kỳ 2016-2021 được kiện toàn theo đúng chủ trương của Đảng và nghị quyết của Quốc hội.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, cơ cấu tổ chức vẫn còn những tồn tại, hạn chế trên một số lĩnh vực, cần phải tiếp tục hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc, cơ chế phối hợp, phân cấp, phân quyền.
Chính phủ nhấn mạnh nhiệm vụ phân công quản lý Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực vẫn còn giao thoa, chưa được phối hợp giải quyết một cách đồng bộ, hiệu quả; sắp xếp tổ chức bên trong ở một số bộ chưa thực sự tinh gọn.
Hoàn thiện pháp luật về vùng dân tộc thiểu số, miền núi Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc thẩm quyền của Quốc hội khóa XV, Ủy ban Dân tộc dự kiến tập trung nghiên cứu sự cần thiết ban hành Luật Dân tộc; phối hợp tốt với các bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất, báo cáo cấp có thẩm...