Trình Quốc hội cả phương án Bộ GD-ĐT không soạn sách giáo khoa
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đổi mới giáo dục và đào tạo, cần có định hướng hoàn thiện hệ thống giáo dục cho phù hợp, theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và xây dựng xã hội học tập.
Chỉ đạo về vấn đề hoàn thiện Hệ thống giáo dục quốc dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD-ĐT yêu cầu hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giữ ổn định như hiện nay gồm mầm non, tiểu học 5 năm, trung học cơ sở (THCS) 4 năm và trung học phổ thông (THPT) 3 năm; giáo dục phổ cập là 9 năm. Từ sau THCS, phân luồng THPT và định hướng nghề nghiệp.
Bảo đảm liên thông dọc giữa các bậc của giáo dục nghề nghiệp gồm sơ cấp, trung cấp, cao đẳng với các bậc của giáo dục đại học gồm đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; bảo đảm liên thông ngang trong cùng một bậc học.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD-ĐT.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông theo hướng tách chương trình với SGK, thực hiện chủ trương 1 chương trình, nhiều SGK.
Về biên soạn SGK mới, có 2 phương án. Phương án 1 – Bộ GD-ĐT chủ động tổ chức biên soạn một bộ SGK; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK. Phương án 2 – Các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; Bộ GD-ĐT tổ chức thẩm định, cho phép sử dụng.
Bộ GD-ĐT hoàn chỉnh Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, báo cáo Chính phủ để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Về phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng, Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ GD-ĐT tiếp tục đổi mới các kỳ thi theo hướng tổ chức một kỳ thi quốc gia, đáp ứng hai yêu cầu sử dụng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời làm cơ sở tin cậy để các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong quá trình thực hiện việc tự chủ tuyển sinh của trường theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
Về phương án đổi mới thi, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT công bố công khai ngay trong đầu năm học 2014-2015 phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu, phân tích, tiếp thu ý kiến nhân dân, dư luận xã hội góp ý về 3 phương án mà Bộ GD-ĐT đang xin ý kiến và các phương án khác trong đó lưu ý phương án của Đại học Quốc gia Hà Nội để lựa chọn một phương án phù hợp.
Phương án được lựa chọn chính thức phải bảo đảm việc đánh giá có tính khách quan nhất, đáp ứng hai mục tiêu trên; tạo điều kiện thuận lợi, giảm tối đa việc gây phiền hà cho người học và nhân dân, được xã hội đồng thuận cao.
P.Thảo
Video đang HOT
Theo Dantri
GS Đào Trọng Thi: Sẽ phải trả giá nếu thay đổi hệ thống giáo dục
"Chúng ta sẽ phải trả giá rất nhiều cho việc thay đổi hệ thống, thay đổi các chính sách đối với hệ thống giáo dục bắt buộc. Tôi nghĩ thời điểm hiện tại chưa nên thay đổi về cơ cấu cấp học phổ thông" - GS Đào Trọng Thi chia sẻ.
Trao đổi với báo chí ngày 28/8 tại hội nghị tham vấn chuyên gia về đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông của Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa, thi cử, trong đó có 2 phương án số năm học hệ thống giáo dục phổ thông, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban, cho biết: "Hai phương án hệ thống giáo dục trong tài liệu Bộ GD-ĐT trình Ủy ban kiểm tra, thậm chí Bộ nghiêng về phương án 1, giai đoạn giáo dục cơ bản là 10 năm nhưng chúng tôi thấy có đó không hợp lý".
GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục- Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Không hợp lý như thế nào thưa ông?
Không hợp lý theo 2 nghĩa: Thứ nhất, có cần thiết hay không? Chúng ta kéo dài 1 năm hệ giáo dục cơ bản có nghĩa là kéo dài 1 năm giáo dục bắt buộc, phổ cập; có nghĩa là nhà nước phải chuẩn bị ngân sách nhiều hơn.
Thứ hai, thay đổi về hệ thống giáo dục thì trường THCS phải thêm 1 lớp, phải thêm giáo viên, thêm cơ sở trường lớp. Nếu bậc THCS ít đi 1 lớp lại thừa giáo viên, thừa cơ sở vật chất. Nếu không khéo, số lượng học sinh được vào học THPT lại nhiều hơn. Như vậy, lại không đáp ứng được chủ trương về phân luồng học sinh. Giáo viên cũng thế, giáo viên THCS là chỉ cần tốt nghiệp cao đẳng nhưng dạy hiện nay là dạy theo phương pháp tích hợp. Tích hợp là không còn giáo viên dạy theo từng môn học nữa mà giáo viên phải theo chức danh môn học như giáo viên khoa học tự nhiên.
Quan trọng hơn là việc thay đổi này có cần thiết hay không? Hiện nay, sau THCS chúng ta đã thực hiện phân luồng, có những em ra trường học nghề, học sơ cấp nghề... với những trình độ học tập ấy, 9 năm là quá đủ. Nếu những em nào cần trình độ văn hóa cao hơn để vào đại học,lúc đó chúng ta chuẩn bị thêm năm đầu của THPT như hiện nay vì năm đầu phổ thông vẫn củng cố kiến thức, còn 2 năm cuối cùng mới phân hóa mạnh định hướng nghề nghiệp cho các em. Lựa chọn như vậy là phù hợp với tình hình hiện nay của chúng ta.
Chính vì nhu cầu không có mà chúng ta sẽ phải trả giá rất nhiều cho việc thay đổi hệ thống, thay đổi các chính sách đối với giáo dục bắt buộc. Tôi nghĩ thời điểm hiện tại chưa nên thay đổi về cơ cấu cấp học phổ thông.
Phương án sách giáo khoa: Vì học sinh, vì chất lượng giáo dục chứ không phải bình đẳng giữa các nhà sản xuất.
Theo dự thảo Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT đưa ra 2 phương án, phương án 1 : Bộ GD-ĐT chủ động tổ chức biên soạn đầy đủ một bộ SGK. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ SGK hoặc các cuốn SGK khác, nhất là SGK cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Phương án 2 : Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK. Bộ GD-ĐT chỉ tổ chức biên soạn những SGK mà các tổ chức, cá nhân không đăng ký biên soạn. Ý kiến của ông thế nào?
Tôi thấy cần phải thực hiện phương án, Bộ GD-ĐT vẫn phải đứng ra chủ động xây dựng thực hiện 1 bộ sách giáo khoa. Thứ nhất, chúng ta thực hiện lộ trình rất chặt chẽ vì vậy chúng ta phải chủ động chuẩn bị điều kiện. Bây giờ chúng ta giao xã hội hóa nhưng không chuẩn bị được hoặc sách giáo khoa xã hội hóa không đáp ứng được yêu cầu. Nếu chúng ta không chủ động được thì chúng ta không thực hiện được, như vậy không đảm bảo được chất lượng.
Thứ hai, việc chuẩn bị 1 bộ SGK cũng cần cho việc là thực nghiệm chương trình mà chúng ta xây dựng. Bởi chương trình xây dựng mà chúng ta phải thực nghiệm, thực nghiệm phải có tài liệu giáo dục. Tài liệu giáo dục đó là tiền thân của SGK. Như vậy, dù muốn hay không muốn vẫn phải có tài liệu để thực nghiệm do Bộ GD-ĐT chuẩn bị. Tôi nghĩ điều đó là cần thiết.
Cũng có ý kiến cho rằng không nên chuẩn bị bộ SGK do Bộ GD-ĐT thực hiện để đảm bảo sự bình đẳng giữa Nhà xuất bản giáo dục với cá nhân xuất bản sách giáo khoa nhưng tôi nghĩ mục tiêu của chúng ta là vì học sinh vì chất lượng giáo dục chứ không phải bình đẳng giữa các nhà sản xuất.
Để cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà sản xuất xuống hàng thứ yếu chứ không phải để cho các tổ chức, cá nhân sản xuất SGK được bình đẳng với nhau. Như vậy chúng ta tôn trọng mục tiêu kinh doanh hơn vì nhân dân, vì học sinh, vì chất lượng giáo dục. Điều đó không thể chấp nhận dược.
Không nên vội vã thay đổi thi cử!
Bộ đang lấy ý kiến về 3 phương án thi quốc gia , ông nghiêng về phương án nào?
Tôi không nghiêng về phương án nào vì tôi nghĩ phương án đầu tiên không khác gì phương án chúng ta đang thực hiện. Chúng ta đang bước đầu cải tiến về phương pháp thi cử nên tôi cho rằng đến thời điểm này thế là đủ, cứ thực hiện như thi cử vừa qua trong một vài năm tới. Khi chúng ta thay đổi chương trình, SGK lúc đó chúng ta mới thay đổi về phương pháp thi cử. Bây giờ cứ thay đổi về phương thức nhưng nội dung chương trình học, SGK không thay đổi thì làm gì.
Tôi nghĩ không nên vội vã mà từng bước vững chắc thực hiện. Khi đã đi vào đổi mới nội dung chương trình, SGK thì lúc đó thay đổi phương pháp thi sẽ vững chắc hơn.
Bộ GD-ĐT đã rút lại rút lại phương án thay đổi về hệ thống giáo dục, giữ nguyên hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay.
Hàng triệu giáo viên sẽ phải đào tạo lại
Thưa giáo sư, dự trù kinh phí của Đề án đổi mới chương trình, SGK là bao nhiêu?
Trong phần báo cáo của Bộ GD-ĐT chuyển cho Ủy ban chưa nói lý do. Bộ GD-ĐT vẫn nợ nội dung ấy.
Tôi nghĩ sẽ không có nguồn tiền tập trung nào ở trong đề án mà sẽ là phân bổ theo quy định của ngân sách hàng năm cho các địa phương để địa phương thực hiện trong thời gian dài.
Rất có thể đợt này quy định rõ, ngân sách dùng cho trực tiếp viết chương trình là bao nhiêu? Ngân sách trực tiếp cho SGK là bao nhiêu? Xuất bản SGK là bao nhiêu? Đào tạo giáo viên là bao nhiêu?... có thể huy động cả ngân sách xã hội hóa ở địa phương. Nhà nước sẽ không đầu tư bình quân mà tập trung hỗ trợ cơ sở, địa phương khó khăn để họ đạt tiêu chuẩn tối thiểu là đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để thực hiện chương trình, SGK mới.
Vậy nguồn lực chuẩn bị của Đề án như thế nào, thưa ông?
Tôi được biết Chính phủ đã có sự thống nhất, thông qua. Theo tinh thần chủ yếu chúng ta chuẩn bị nguồn lực để thực hiện chương trình và SGK phổ thông mà 2 nguồn lực quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Hiện nay chúng ta phải đầu tư mạnh cho cơ sở giáo dục sư phạm để chuẩn bị tốt đội ngũ giáo viên, không những đáp ứng yêu cầu bình thường thực hiện chương trình, SGK mà còn phải đi trước một bước.
Như tôi đã nói nếu chúng ta thay đổi mạnh về chương trình, về nội dung thì rất có thể đội ngũ giáo viên thay đổi về cơ cấu. Không còn giáo viên dạy môn học như bây giờ nữa mà thay đổi đội ngũ giáo viên dạy tích hợp mà thay đổi đội ngũ giáo viên ít nhất 4 năm giảng dạy trong nhà trường cộng với một số năm chuẩn bị tích lũy kinh nghiệm thì mới có thể thực hiện nhiệm vụ.
Về cơ sở vật chất, theo quy định, cơ sở vật chất là do UBND các tỉnh địa phương thực hiện và có trách nhiệm. Như vậy chúng ta phải giao nhiệm vụ cho địa phương, TƯ sẽ hỗ trợ cho những địa phương nào khó khăn. TƯ chỉ đạo các chuẩn, các mẫu để địa phương thực hiện nhưng không tập trung ở đề án mà tập trung ở TƯ để triển khai đồng loạt. Yêu cầu khả năng của chúng ta không đáp ứng được mà yêu cầu quan trọng hơn là có hiệu quả.
Điều lo ngại nhất của ông đối với Đề án này là gì?
Điều lo ngại nhất của tôi là chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Trong trường hợp này tôi nhấn mạnh đội ngũ giáo viên. Vì chúng ta thay đổi nhiều về nội dung chương trình, cơ cấu giáo viên. Bởi vậy, chúng ta không phải chỉ có các trường sư phạm hiện nay phải đổi mới phải đi trước một bước và phải mất 4 năm mới đào tạo được một đội ngũ giáo viên.
Nhưng cái khó là đội ngũ giáo viên đang sử dụng hiện nay, đào tạo lại họ mới khó. Hàng triệu con người đào tạo lại, thay đổi lại cơ cấu môn học, thay đổi chức danh giáo viên, thay đổi lại kiến thức cho phù hợp với yêu cầu đổi mới cái đó mới khó. Mà chương trình hay đến đâu, nhưng giáo viên không dạy được thì cũng bằng không.
Trân trọng cảm ơn GS!
Hồng Hạnh (ghi)
Theo Dantri
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT "đính chính" con số 5.000 tỷ đồng biên soạn CT- SGK mới Cho rằng cả 2 con số 34 nghìn tỷ và 5 nghìn tỷ đồng để biên soạn CT-SGK phổ thông mới sau 2015 đều không đúng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã "đính chính" con số này là 105 tỷ đồng. Trước rất nhiều thắc mắc số tiền hơn 34 nghìn tỷ dùng để làm gì trong Đề án đổi mới...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nam tài xế đi giao hàng rồi vào nhà hoang treo cổ tự tử

Ô tô bán tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa

Ninh Thuận thông tin về vụ ngộ độc của đoàn du khách đến từ Tiền Giang

Bé gái bị bỏ rơi, hàng chục gia đình tha thiết xin nuôi, chọn ai?

Cháy nhà lúc nửa đêm ở Hà Nội, 1 người tử vong

2 ngư dân ôm can nhựa lênh đênh trên biển Phú Quý 20 giờ

Bố trí chỗ ở cho gia đình có 3 người tử vong sau vụ cháy ở TPHCM

Triệu tập thanh niên hô "mày biết tao là ai không" rồi đánh bác sĩ

Vị trí vụ hỏa hoạn làm 3 người chết thuộc con đường sắp được TPHCM mở rộng

Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con

Tìm thấy 2 người mất tích trong vụ tàu cá bị chìm ở Bình Thuận
Có thể bạn quan tâm

Hóa ra Thái Hòa lấy vai nam chính Địa Đạo từ tay sao nam này, nghe tên ai cũng đồng tình "đổi là đúng!"
Hậu trường phim
23:44:14 03/04/2025
Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"
Phim việt
23:41:36 03/04/2025
MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái
Nhạc việt
23:38:21 03/04/2025
Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần
Sao việt
23:19:58 03/04/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?
Phim châu á
22:19:06 03/04/2025
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động
Sao châu á
22:16:59 03/04/2025
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio
Sao âu mỹ
22:11:53 03/04/2025
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn
Tv show
21:55:08 03/04/2025
Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam
Netizen
21:48:05 03/04/2025
HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài
Sao thể thao
21:47:05 03/04/2025