Trình Quốc hội bãi nhiệm đối với ông Phạm Phú Quốc
Ngày 2-11, Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV bước vào đợt 2, làm việc theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc.
Sáng mai 2-11, Kỳ họp thứ 10 Quốc hội (QH) khóa XIV bước vào tuần làm việc thứ ba và tiến hành họp đợt 2 tập trung tại Nhà Quốc hội.
Về công tác nhân sự, chiều 2-11, QH họp riêng để nghe Ủy ban Thường vụ QH trình QH bãi nhiệm đại biểu QH đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu QH TP HCM, sau đó thảo luận ở Đoàn về nội dung này. Dự kiến chiều 3-11 QH sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu QH đối với ông Phạm Phú Quốc. Dự kiến chiều 3-11, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc.
Video đang HOT
Ông Phạm Phú Quốc trong một phiên thảo luận tổ của Quốc hội – Ảnh: Văn Duẩn
Trong sáng 2-11, QH sẽ thảo luận ở tổ về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội va ngân sach nha nươc năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021 (trong đó có thảo luận một số nội dung liên quan các vấn đề về an ninh nguồn nước, quản lý an toàn hồ, đập và phát triển điện lực; báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng).
Kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020: Phát triển kinh tế – xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn. Kết quả thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Thảo luận về dự kiến mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các kế hoạch: Đầu tư công trung hạn, tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025. Chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận, Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.
Chiều 2-11, QH họp riêng để nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế và sau đó QH Thảo luận ở tổ về nội dung này.
Bảo đảm điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện
Đó là yêu cầu của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tại buổi gặp mặt đoàn học sinh mồ côi, khuyết tật có thành tích vươn lên trong học tập và rèn luyện của tỉnh Thái Nguyên , tại Nhà Quốc hội vào chiều 1/10, đúng vào dịp Trung thu 2020.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tặng quà các em học sinh mồ côi, khuyết tật tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: TTXVN
Trò chuyện thân mật với 50 đại biểu là học sinh mồ côi và khuyết tật tỉnh Thái Nguyên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng bày tỏ vui mừng khi được gặp gỡ các cháu đúng vào Tết Trung thu; đồng thời, hoan nghênh Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức hoạt động ý nghĩa này.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội xúc động khi thấy các cháu dù tuổi còn nhỏ, sống trong hoàn cảnh khó khăn, có cháu gia đình thuộc hộ nghèo, có cháu mồ côi nhưng đã nỗ lực vượt khó để đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện và tu dưỡng.
Đánh giá cao kết quả công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em của tỉnh Thái Nguyên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội ghi nhận sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về giáo dục, chăm lo đời sống tinh thần, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bảo đảm điều kiện thuận lợi để trẻ em thực hiện quyền, bổn phận và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, thời gian tới, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên tiếp tục quan tâm chăm lo nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo mọi điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất để trẻ em được vui chơi, học tập; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ trẻ em, để không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.
Hoan nghênh các hoạt động của Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội chỉ rõ, thời gian qua, Hội đã thực hiện nhiều chương trình công tác có ý nghĩa chính trị và xã hội sâu sắc. Qua đó, góp phần quan trọng đưa việc bảo trợ, chăm sóc, bảo đảm quyền trẻ em, nhất là trẻ mồ côi, khuyết tật được thực hiện rộng khắp.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các cấp Hội thường xuyên phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương rà soát, nắm chắc tình hình của các nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn để xây dựng kế hoạch trợ giúp phù hợp; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các em, giúp các em hòa nhập cộng đồng, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, có đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.
Khai mạc phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Sáng 8-5, tại Nhà Quốc hội (QH), Hà Nội, Ủy ban Thường vụ QH (TVQH) khai mạc phiên họp thứ 45, dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Tham dự có các đồng chí Phó Chủ tịch QH; Ủy viên Ủy ban TVQH, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Chủ tịch nước...