Trinh Phạm dạy con trai “đừng cho mình quyền xem phụ nữ như rác rưởi”, dân mạng nhanh miệng: “Em hiểu chị muốn nói ai”
Chỉ là một bài đăng dành cho con trai mình, nhưng Trinh Phạm lại khiến netizen xôn xao.
Tối 24/4, Trinh Phạm đã đăng tải trên trang cá nhân ảnh chụp cùng con trai với lời nhắn: “I will teach my son lots of things, but for sure, he will know how to respect women. Some people nowadays give themselves the right to talk about other women like they are trash but I will never let my son be that kind of person. I promise” .
Tạm dịch: ” Tôi sẽ dạy con trai tôi rất nhiều điều, nhưng chắc chắn, nó sẽ biết cách tôn trọng phụ nữ. Một số người ngày nay tự cho mình cái quyền nói về những người phụ nữ khác như họ là rác rưởi, nhưng tôi sẽ không bao giờ để con trai mình trở thành loại người như vậy đâu. Tôi hứa” .
Dòng trạng thái mới nhất của Trinh Phạm
Ngay lập tức, bài đăng của Trinh Phạm thu hút hàng loạt comment của dân tình. Đáng chú ý, có người đã để lại bình luận ẩn ý: “Em hiểu chị đang muốn nói đến ai” . Tuy nhiên Trinh Phạm đã nhẹ nhàng đáp lại: “Chị nói con chị thôi em ơi” .
Comment của netizen
Trước đó, Trinh Phạm bất ngờ xuất hiện giữa ồn ào của Nathan Lee và các nhân vật liên quan khi đăng story với nội dung: “Ai đó làm ơn bảo anh Nathan Lee gì đó dừng lại được không? Chứ từ newfeed cho đến báo nhìn thấy anh ý suốt mình thấy sợ thực sự rồi. Mà hình như có ai quan tâm đâu sao post hoài vậy?” .
Như nhiều người khác, Trinh Phạm nhanh chóng bị Nathan Lee “bêu” tên lên trang cá nhân của mình để “dằn mặt”. Về phía mình, beauty blogger đã xoá story không lâu sau đó.
Video đang HOT
Trinh Phạm đăng tải story nhắc đến Nathan Lee với biểu cảm không mấy vui vẻ
Ngay lập tức Trinh Phạm xuất hiện trên trang cá nhân của Nathan Lee
Có lẽ vì như vậy, nhiều netizen mới cho rằng việc Trinh Phạm dạy con mình cần tôn trọng phụ nữ là đang muốn “đá xoáy” Nathan Lee. Thế nhưng beauty blogger đã nhanh chóng lên tiếng phủ nhận ý kiến này.
Ảnh: Tổng hợp
Nếu nhà có con trai, bố mẹ hãy dạy con theo cách của bà mẹ này ngay từ bây giờ, hơn 20 năm sau nhất định có người cảm ơn bạn rối rít
Chắc chắn bố mẹ sẽ luôn tự hào vì con trai mình không những giỏi giang mà còn được nhiều người yêu mến, ngưỡng mộ.
Lần nào cũng vậy, trước khi chuẩn bị đến chơi nhà ai đó, mình hay hỏi BiBo: "Đến chơi nhà người khác, mình cần làm những gì BiBo nhỉ?". Câu hỏi đó sẽ được nhắc lại trên ô tô khi cả nhà đã cận kề điểm đến. Bọn trẻ trả lời thế nào?
Hôm qua, đứa 3 tuổi và đứa 6 tuổi luân phiên nhau trả lời mình thế này:
- Chủ động chào hỏi khi gặp mọi người. Nói một câu đầy đủ (cả chủ - vị) và lễ phép với người lớn (dùng "ạ" ở cuối câu).
- Chơi hòa nhã với các bạn và các anh chị.
- Muốn chơi đồ chơi gì phải xin phép chủ nhà.
- Nếu đồ mình muốn chơi mà con của chủ nhà cũng muốn chơi thì mình phải để bạn chơi trước, lát sau bạn chơi xong mới đến lượt mình. Vì đó không phải đồ chơi của mình. Đã đi mượn phải tôn trọng người mình đang mượn.
Nuôi con ra sao, dạy con thế nào, để con lớn lên cứng cáp, tự lập, tự chủ, tử tế.
- Không vào phòng ngủ và các phòng riêng tư của chủ nhà.
- Đến giờ ăn ngồi vào bàn, ăn đủ rồi mới ra chơi với các bạn.
- Ăn xong lấy giấy ăn, gạt đồ ăn rơi vãi xung quanh vào bát, cúi nhìn chỗ mình ngồi và làm sạch. Mang bát đũa mình đã dùng đặt vào bồn rửa bát, trước đó không quên bỏ rác trong bát ăn vào thùng rác.
- Trước khi ra về, dọn đồ chơi và gọn gàng nơi mình đã chơi.
- Cảm ơn chủ nhà và chào mọi người rồi ra về.
Mỗi hoàn cảnh, cần thiết lập một nguyên tắc cư xử.
Khi Subi 12 tuần tuổi trong bụng mẹ, biết con là con trai, mình hoang mang lắm. Nuôi con ra sao, dạy con thế nào, để con lớn lên cứng cáp, tự lập, tự chủ, tử tế. Cho chính con, mà còn để sau này khi trao gửi con cho con nhà người ta, mình tự tin không để con người ta vì con mình mà vất vả.
Trong suốt hành trình bên con, chưa một lúc nào mình dám nghĩ vì con mang bộ phận sinh dục khác với con gái (cái bộ phận mà nhiều người Việt truyền thống vẫn coi trọng hơn, dù đơn thuần nó chỉ làm nhiệm vụ như của con gái là đi tè và duy trì nói giống), nên con được thế này, được thế khác. Mình nuôi con trai, như bao người mẹ có con gái khác đang nuôi. Mình nuôi con với suy nghĩ con là một cá thể độc lập.
Có lần nói chuyện với chị bạn, chị kể mình nghe về chồng chị. Anh ở cơ quan nổi tiếng "sợ" vợ. Sợ thế nào? Vợ anh mà đến công trường anh làm việc, anh sẽ lao ra mở cửa ô tô. Anh không để ai lấy ghế cho vợ mình, tự anh đi tìm ghế. Mặc cho cả cơ quan đang liên hoan, vợ anh phải ra về, anh sẽ xin phép đứng lên ra lấy xe cho vợ.
Vợ anh bảo, anh ngồi lại với mọi người đi, em tự ra về được. Anh bảo, kệ người ta chứ, vợ mình mình phải lo chứ, sao kệ được. Anh quan tâm đến chị từng cử chỉ nhỏ. Mình nói với chị: "Em mà là chị, em sẽ luôn thầm cảm ơn mẹ chồng. Em tin chắc, bà đã nuôi nấng chồng chị rất tỉ mỉ và tâm lý".
Người bố luôn có sự ảnh hưởng quan trọng đến mỗi đứa con. Nhưng mình tin, đứa con, đặc biệt là đứa con trai, sẽ trở nên tinh tế, ân cần, chu đáo, biết lắng nghe, tôn trọng phụ nữ, biết thể hiện tình cảm, cư xử lịch thiệp nếu có một người mẹ luôn chú ý từng chi tiết nhỏ để chỉ bảo con.
Mình hay nói với con về tâm lý các bạn nữ. Con nên cư xử ra sao với các bạn. Là một người phụ nữ, người vợ, người mẹ, người con dâu, tại sao khi có con trai lại không cố giúp con thấu hiểu trái tim những người xung quanh, đặc biệt là trái tim một người phụ nữ. Nếu hiện tại mình khổ đau, chưa hạnh phúc, nhờ đó, tương lai sẽ không có thêm một người phụ nữ khổ đau vì con mình.
Nếu hiện tại mình hạnh phúc, nhờ đó, tương lai sẽ có thêm một người phụ nữ hạnh phúc gấp ngàn vạn lần mình. Con trai mình có phải nhờ thế cũng hạnh phúc biết chừng nào.
Mình biết ơn người phụ nữ sẽ thương yêu con mình trong tương lai.
Vài nét về tác giả:
Hot mom Đoàn Phạm Hà Trang, hiện là giáo viên mầm non sống tại Sydney. Cô là mẹ của 2 bé trai Subi (sinh năm 2014) và Subo (sinh năm 2017).
Hà Trang được biết đến với nhiều bài viết hay chia sẻ về các phương pháp nuôi dạy con hữu ích.
Clip cha già khóc ngất ôm di cốt con trai liệt sĩ sau 40 năm tìm kiếm Ngày tiễn con đi hình hài nguyên vẹn, còn hẹn ngày tái ngộ không xa, ấy vậy mà lúc con trở về chỉ còn là nắm đất lạnh, im lặng chẳng nói một lời. Đó là câu chuyện của một người cha già trong ngày hội ngộ với đứa con đã mất liên lạc suốt 40 năm. Cụ thể, trên mạng xã hội...