Trinh nữ dưới “vũ điệu” vòng xoay của kiệu rước
Hai chiếc kiệu sơn son thiếp vàng có tên “kiệu ông” và “kiệu bà” dường như xoay tròn khiến nam thanh nữ tú ngả nghiêng.
Màn rước và xoay kiệu bao giờ cũng làm mê hoặc đông đảo người tham hội. Những vòng xoay như không có hồi kết cứ thế vắt kiệt sức các nam thanh nữ tú rước kiệu trong ngày hội làng thật đặc biệt này.
Lễ hội làng Thổ Khối diễn vào ngày 9-2 (Âm lịch hàng năm). Tục truyền, khi vua Lê Lợi đánh quân Minh xâm lược bị lâm nguy, ông Đào Duy Trinh đã chờ thuyền giúp vua thoát khỏi vòng vây của giặc.
Sau thắng lợi, vua phong chức tước cho ông, nhưng ông từ chối, xin được ở lại và xây làng, lập ấp tại đây và lấy tên là Thổ Khối (nay là Cự Khối, Long Biên, Hà Nội). Sau khi ông qua đời, dân làng tưởng nhớ công ơn của ông xây đền thờ và phong ông là Thành hoàng và lấy ngày 9-2 âm lịch hàng năm là ngày hội tưởng nhớ công lao ông.
Trong lễ hội có “Kiệu ông”, và “Kiệu bà” phải dùng nam thanh nữ tú rước. Màn rước kiệu sẽ diễn ra từ khi đi rước nước cho đến khi tối mới thôi. Các nam thanh nữ tú phải thay phiên nhau rước kiệu khắp làng. “Kiệu bà” gồm thiếu nữ, “Kiệu ông” gồm 10 thanh niên rước “bay”.
Hình ảnh kiệu xoay trong ngày hội làng
Kiệu “xoay” từ sân đình Thổ Khối lên triền đê sông Hồng
“Kiệu ông” và “kiệu bà” gặp nhau tại sân chùa Thổ Khối.
“Kiệu bà” từ sân đình xoay tròn rồi “bay” lên triền đê sông Hồng
“Kiệu bà” xoay tròn khiến các thiếu nữ không ghìm nổi
“Kiệu ông” xoay tròn đè xuống sức vóc thanh niên
Video đang HOT
Dòng người đi rước nước từ sông Hồng về đình Thổ Khối
Cờ rước, chiêng trống dẫn nước từ sông Hồng về đình làng Thổ Khối
Nước rước phải lấy từ giữa dòng sông, lựa nơi thật trong để múc
Các “quan văn võ” chức sắc trong làng mới được lên thuyền đi ra giữa sông xin nước
Nước được lấy xong, lễ đưa nước lên bờ về đình làng
Đoàn lân rồng dẫn trước
Các bô lão trong làng rước nước về đình làng
Trống, cờ dẫn 6 kiệu lư hương đi rước nước
Chủ tế Tạ Đình Tờ người có nhiệm vụ cầm gáo múc nước vào bình và
đưa gáo về ban thờ nơi đặt nước
Các bô lão đưa nước lên ban thờ
Bình nước này dùng thờ cúng đến lễ hội sang năm mới thay
Theo ANTD
Kiệu chúa lật nhào trong lễ hội rước vua sống ở Hà Nội
Khi đang được rước từ đền về đình làng ở Đông Anh, kiệu chở chúa đã lật đổ xuống đường. Rất may, do được buộc bảo hiểm chặt nên cụ ông 70 tuổi không bị rơi ra ngoài.
Trẻ em cũng được tham gia đóng vai quân lính tại lễ hội này.
Lễ hội đền Sái ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) diễn ra lúc 13h ngày 11/1 âm lịch nổi bật với nghi lễ rước vua, chúa giả.
Hàng năm vào ngày này, người dân trong làng lại tưởng nhớ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.
Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả.
Và từ đó đến nay vào mỗi dịp ăn Tết xong, cả làng lại rộn rã tổ chức hội. Bắt đầu từ 13h, lễ khênh kiệu từ đền Sái về đình làng với màn quay kiệu khí thế, vui nhộn. Đám rước kiệu đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chiêng trống vang dội.
Chúa được vẽ mặt đỏ để phân biệt với vua, cả hai ngồi trên kiệu buộc bảo hiểm chặt nhưng cũng phải hãi hùng mỗi khi đám trai làng dô và quay kiệu nghiêng ngả.
Khi kiệu về gần đến đình làng, pha lúng túng vấp chân của một thanh niên khênh kiệu đi đầu đã kéo theo hàng loạt người phía sau ngã theo khiến chiếc kiệu lật nhào.
Chàng trai ngã bật ra xa 2m, may mắn người đóng vai chúa không bị chấn thương do đã được buộc chặt.
Người được đóng vai chúa (hay còn gọi là Thanh Trang) năm Giáp Ngọ là cụ Lê Quang Hân (70 tuổi). Đây là một trong hai lão ông cao niên trong làng được tuyển chọn kỹ lưỡng (phải từ 70 tuổi trở lên, con cháu đuề huề hạnh phúc, đầy đủ nội ngoại, gia đình văn hoá).
Còn vua là cụ Trần Văn Chương (72 tuổi). Thỉnh thoảng vua đứng hẳn lên kiệu khua kiếm náo động đường làng.
Ngoài ra còn có bốn vị "quan tứ trụ triều đình", quan Thị vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ (trên 60 tuổi) được ngồi võng cho 'lính' rước.
Dân làng được bữa cười sảng khoái, thích thú khi kiệu đi qua.
(Theo Zing.vn)
Chuẩn bị cho sự cạnh tranh khốc liệt về lao động Năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ được hình thành, khi đó lao động Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt. Cần làm gì để các sinh viên Việt Nam ra trường có thể trở thành những "công dân toàn cầu" theo lời của Phó Thủ tướng Võ Đức Đam? Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo...