Trình làng cây cảnh quý tại vườn thượng uyển vua Nguyễn xưa
Sáng 21/4, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho ra mắt vườn cây kiểng đẹp độc đáo với hàng trăm cây với thế công phu nhằm phục vụ du khách tại vườn thượng uyển xưa Cơ Hạ trong Đại Nội.
Vườn cây với hơn 400 cây của 49 nghệ nhân trên khắp địa bàn Thừa Thiên – Huế đem về hội tụ đã làm bừng lên một bầu không khí đầy hương sắc của cây cảnh quý nhiều loại như sanh, mai, tùng, lan, dương, nguyệt quế… Nhiều cây với các thế quý như tam đa (tam tài), thế trực, thế ngũ phúc, thế xuy phong, thế bạt phong hồi đầu, thế thác đổ, thế huyền chi lạc địa, thế long giáng…
1 góc vườn thượng uyển Cơ Hạ với hàng trăm cây cảnh đẹp trưng bày
Rất nhiều du khách đã đến chiêm ngưỡng, trầm trồ trước vườn cây quý. Trước đó, vườn thượng uyển Cơ Hạ đã được phục hồi ra mắt trong dịp Festival Huế năm ngoái. Việc ra mắt tiếp vườn cây kiểng trong Cơ Hạ với phong cảnh hữu tình gồm nhiều giả sơn, dòng chảy bao quanh, nhà rường nghỉ chân đầy hương sắc sẽ là 1 điểm đến thú vị cho du khách khi đến Đại Nội tham quan trong mùa du lịch 30/4 tới đây.
Hoạt động cũng nhằm chào mừng tuần lễ vàng kích cầu du lịch của Trung tâm tổ chức (từ 21-27/4), và Festival làng nghề Huế (27/4-1/5).
Dưới thời vua Nguyễn, trong kinh thành Huế có hơn 30 khu vườn Ngự với nhiều dạng như: vườn ngự uyển trong hoàng cung, biệt cung, ly cung… Vườn Cơ Hạ là 1 trong 5 vườn ngự uyển tuyệt đẹp trong Hoàng thành Huế (hay trong Đại Nội) được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng năm 1837, sau đó được bổ sung thêm nhiều cây quý và trùng tu nhiều lần khác dưới thời vua Thiệu Trị, Tự Đức. Đến sau này, vì không có điều kiện chăm sóc và thời kỳ kết thúc phong kiến nên vườn đã đi vào tình trạng hoang hóa.
Toàn cảnh vườn Cơ Hạ
Cây hoa tỏa sắc
Video đang HOT
Bạch đầu tùng
Đại cảnh khế rừng
Duyên tùng
Sộp
1 tiểu cảnh hòn non bộ đẹp
Khách tham quan thích thú chiêm ngưỡng cây khế cổ thụ
Bằng lăng núi
Sanh cổ có hình dạng tam tài
Nguyệt quế
Tiểu cảnh dương
Nhiều cây cảnh rất độc đáo có trong vườn
1 góc nhà rường nghỉ chân nhìn ra vườn Cơ Hạ
Theo Dantri
Ra mắt cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa
UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng vừa phối hợp với các học giả, nhà sử học danh tiếng và các nhân chứng lịch sử biên soạn và cho ra mắt cuốn sách "Kỷ yếu Hoàng Sa".
Cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa
Sách gồm 4 phần chính: "Hoàng Sa - Chủ quyền Việt Nam", "Công tác quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa", "Huyện Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử", "Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa". Trong đó nổi bật và độc đáo nhất trong Kỷ yếu là phần "Huyện Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử". Phần này tập hợp được hình ảnh và bút tích của 24 nhân chứng lịch sử và người đương đại từng sống, chiến đấu trên mảnh đất - vùng biển Hoàng Sa. Đây chính là những nhân chứng lịch sử tiêu biểu, là minh chứng xác thực, sinh động khẳng định chủ quyền và ý chí bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của nhân dân ta.
Ngoài ra, cuốn sách còn có 4 phụ lục: Tài liệu, thư tịch cổ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa Quần đảo Hoàng Sa trong Châu bản triều Minh Mạng và Thiệu Trị 16 bản đồ Hoàng Sa chủ quyền của Việt Nam qua các thời kỳ trước và sau 1975 Một số bài báo và trang sách viết về Hoàng Sa. Hiện cuốn sách đang được xây dựng kế hoạch dịch sang một số tiếng nước ngoài, trước mắt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Theo ANTD
Câu cá trên cầu Dã Viên Cây cầu vừa được khai sinh giữa tháng 12 vừa rồi, Dã Viên là tên gọi tắt của "Dữ Dã Viên" (tức vườn Dữ Dã) một vườn ngự uyển đã được vua Tự Đức (1829-1883) cho xây dựng, đặt tên và cho khắc trên tấm bia đá ba chữ Hán "Dữ Dã Viên" vào năm Tự Đức thứ 21 (1868). Câu cá trên...