Trình diễn thời trang tái chế có một không hai ở Trung Quốc
Thời trang tái chế là một hình thức nói lên ý thức bảo vệ môi trường của con người. Ở Trùng Khánh, Trung Quốc mới đây đã diễn ra một buổi trình diễn thời trang tái chế gây ấn tượng mạnh mẽ đối với công chúng.
Thời trang tái chế là một hình thức nói lên ý thức bảo vệ môi trường của con người. Vừa qua, một buổi trình diễn thời trang tái chế đã diễn ra ở Trùng Khánh, Trung Quốc thu hút sự chú ý của nhiều người.
Buổi biểu diễn thời trang tái chế lạ mắt thu hút sự chú ý của nhiều người
Buổi trình diễn gây ấn tượng với những trang phục lạ mắt và đầy sáng tạo. Tất cả đều được làm bằng những chất liệu đơn giản, đã qua sử dụng hoặc bị lãng phí như: chai nhựa, giấy báo, túi nilon và các phế liệu khác. Với thông điệp mang lại màu xanh, không khí trong lành cho trái đất, buổi trình diễn được nhiều người quan tâm và ủng hộ nhiệt tình.
Video đang HOT
Các mẫu trang phục được thiết kệ độc đáo và lạ mắt
Xuất hiện trên sàn catwalk, các “người mẫu” tự tin sải bước và trình diễn ý tưởng của bộ trang phục. Hầu hết các mẫu thiết kế đều được mọi người đánh giá cao về ý tưởng, tính thẩm mỹ cũng như thông điệp mà bộ sưu tập thời trang tái chế này mang lại.
Các “người mẫu” trình diễn catwalk
Theo Ngoisao.vn
Thông điệp của ông M. Jarraud nhân Ngày Khí tượng thế giới
Nhân Ngày Khí tượng thế giới 23/3/2015 với chủ đề "Khí hậu: Nhận thức để hành động", VOV.VN giới thiệu với bạn đọc thông điệp của Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới M. Jarraud.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), tiền thân là Tổ chức Khí tượng Quốc tế (IMO), được thành lập năm 1873, có nhiệm vụ chính là hỗ trợ các quốc gia cung cấp các dịch vụ khí tượng thủy văn để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân trước các thiên tai liên quan đến thời tiết, khí hậu và nước, bảo vệ môi trường tự nhiên và đóng góp vào sự phát triển bền vững.
Poster Ngày Khí tượng Thế giới 2015 với chủ đề "Nhận thức để hành động"
Nhiệm vụ này khó có thể thành công nếu không tăng cường kiến thức và nâng cao chất lượng các hoạt động cơ bản của ngành khí tượng thủy văn như hoạt động quan trắc, công tác nghiên cứu cũng như các hoạt động về khí tượng thủy văn khác.
Kể từ năm 1961 đến nay, Tổ chức Khí tượng thế giới chọn ngày 23/3 hàng năm để kỷ niệm ngày Khí tượng thế giới. Đây không những là ngày có hiệu lực của bản Công ước thành lập Tổ chức Khí tượng thế giới vào năm 1950 mà còn là dịp để tôn vinh những đóng góp của các Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia đối với công tác bảo vệ tính mạng và tài sản của con người.
Mỗi năm, Tổ chức Khí tượng thế giới chọn một chủ đề trọng tâm. Chủ đề năm nay được chọn là "Khí hậu: Nhận thức để hành động", là rất phù hợp khi mà cộng đồng thế giới đang nỗ lực và hành động quyết liệt nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu là nỗi lo chung của toàn nhân loại. Nó có tác động đến tất các ngành kinh tế-xã hội, từ nông nghiệp đến du lịch, cơ sở hạ tầng đến sức khỏe con người. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên chiến lược như nước, lương thực, năng lượng.
Biến đổi khí hậu đang làm chậm, thậm chí đe dọa sự phát triển bền vững không chỉ riêng đối với các quốc gia đang phát triển. Cái giá của sự bị động là rất cao và sẽ còn cao hơn nữa nếu chúng ta không hành động một cách quyết liệt ngay từ bây giờ.
Thông tin về khí tượng thủy văn thay đổi và biến động không ngừng - từ các bản tin dự báo thời tiết hằng ngày đến các dự báo khí hậu theo mùa - đã gắn bó chặt chẽ với cuộc sống hằng ngày đến mức đôi khi chúng ta quên đi sự nỗ lực của những người làm công tác khí tượng thủy văn ngày ngày đang thực hiện các hoạt động quan trắc, nghiên cứu, tính toán và phân tích để cung cấp cho chúng ta những thông tin chính xác về khí tượng thủy văn.
Ngày nay, công tác dự báo khí tượng có thể dự báo chính xác đến 5 ngày, so với 25 năm trước đây thì con số dự đoán khí hậu mới chỉ dừng lại ở con số 2 ngày; còn dự báo khí hậu theo mùa đang ngày càng trở nên chính xác hơn.
Những thành tựu này đều nhờ vào sự phát triển của công nghệ viễn thám, sự tiến bộ của khoa học và sự áp dụng mạnh mẽ công nghệ máy tính. Các tiến bộ khoa học khí tượng và khí hậu trong vòng 50 năm qua là một trong những thành tựu quan trọng trong số các ngành khoa học hiện nay.
Kiến thức về khí hậu tích lũy trong các thập kỉ vừa qua là nguồn tài nguyên vô giá và là điều kiện tiên quyết để các cơ quan chức năng ra những quyết định và kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các bằng chứng như nhiệt độ tăng, băng tan, nước biển dâng hay cực đoan thời tiết càng củng cố kết luận rằng sự biến đổi của khí hậu phần lớn là do tác động của con người, đặc biệt là lượng phát thải khí nhà kính ngày càng tăng qua mỗi năm, là nguyên nhân chính của sự biến đổi này.
Khoa học cũng giúp chúng ta tin tưởng rằng vẫn còn cơ hội để thay đổi và giảm nhẹ biến đổi khí hậu xuống mức chấp nhận được. Hiện nay, rất ít người còn nghi ngờ các bằng chứng về biến đổi khí hậu và thấy rằng cần phải có trách nhiệm lịch sử đối với các thế hệ tương lai. Các kiến thức về khí hậu sẽ giúp chúng ta củng cố các cơ hội, bằng cách hỗ trợ các nhà quản lý các cấp đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
Các kiến thức về khí hậu cần phải được truyền tải đến người dân một cách dễ hiểu và dễ sử dụng nhất. Các sản phẩm và dịch vụ khí tượng thủy văn sẽ hỗ trợ các nhà quy hoạch đô thị xây dựng chính sách và kế hoạch hành động nhằm nâng cao năng lực ứng phó của các thành phố trước các thảm họa tự nhiên và hướng tới phát triển nền kinh tế xanh.
Ngành y tế cộng đồng sử dụng dự báo khí hậu để chủ động ứng phó với các nguy cơ đối với sức khỏe con người như hạn hán, nắng nóng và lũ lụt. Nhờ vào dự báo về xu thế nhiệt độ và lượng mưa, người nông dân có thể lên kế hoạch phù hợp để trồng trọt, cày cấy và giao thương. Các nhà quản lý nguồn nước sử dụng thông tin khí hậu để tối ưu hóa cung cấp nước và phòng chống lũ lụt. Ngành năng lượng sử dụng thông tin khí hậu để quyết định địa điểm xây dựng và loại nhà máy thủy điện.
Khung toàn cầu về Dịch vụ Khí hậu, sáng kiến của Hệ thống Liên Hợp Quốc do Tổ chức Khí hậu thế giới (WMO) chủ trì, được hình thành với mục tiêu: cho phép cung cấp các dịch vụ khí hậu để hỗ trợ đắc lực cho quá trình ra quyết định của các quốc gia. Đây là thách thức lớn cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển, nhưng đồng thời cũng mang đến lợi ích tiềm tàng cho các quốc gia thông qua việc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Việc chia sẻ kinh nghiệm và sự tiến bộ trong việc phát triển và ứng dụng các dịch vụ khí hậu sẽ hỗ trợ các quốc gia tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu.
Kết lại, tôi kêu gọi các thành viên của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), chính phủ các nước và các tổ chức xã hội hãy cùng nhau chia sẻ và áp dụng kiến thức về khí hậu vào các hành động ứng phó nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro của biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia./.
Theo CTV Cao Thành Trung/VOV.VN/theo WMO
Hà Nội tiết kiệm được 400 triệu đồng trong Giờ Trái đất Trong vòng 1 tiếng đồng hồ tắt đèn để hưởng ứng Giờ Trái đất 2015 vào tối qua (22/3), TP Hà Nội đã tiết kiệm được 241.000 KWh điện, tương đương với 400 triệu đồng. TP Hà Nội đã tiết kiệm được 241.000 KWh điện, tương đương với 400 triệu đồng trong 1 giờ tắt điện vào tối qua Tối qua (22/3), tại...