Trịnh Công Sơn qua lời kể của bạn: Một người đã đi vào cõi bất tử
Mười sáu năm qua, Trịnh Công Sơn đã đi vào cõi bất tử. Anh chọn ngày cá tháng tư- ngày nói dối toàn thế giới để ra đi.
Hóa ra, tin anh đi khỏi cuộc đời này, về thực chất là một tin bịa đặt. Trịnh Công Sơn không bao giờ chết khi các ca khúc tuyệt vời của anh còn sống mãi với dân tộc. Trịnh Công Sơn là bạn với cả nước. Hỏi có gia đình Việt nào không một lần mê mẩn vì các ca khúc “gây nghiện” của anh.. Trong chừng mực ấy, kẻ viết bài này cũng là bạn của Trịnh.
Nhớ cuối năm 1992, ngồi uống café với Trịnh Công Sơn trước Hội Âm nhạc TP.HCM. Anh bảo: “Hảo có thơ gì mới đọc cho mình nghe với ?”. Hầu như lần nào gặp nhau, có cơ hội yên lặng là anh hỏi tôi có làm được bài thơ nào mới, đọc cho “moi” nghe chơi !
Thơ phú lênh láng một hồi xong, Trịnh Công Sơn bảo : “Mình sắp in một tập nhạc có tựa đề: “Bên đời hiu quạnh”, đã xin được giấy phép, do Hội Âm nhạc thành phố đứng ra in, đây là tập nhạc đầu tiên của mình được phép ra trong chế độ mới (CS) nên phải cẩn thận. Từng bản nhạc đã được “cơ quan chức năng” duyệt, kể cả lời tựa do bạn mình là Bửu Ý viết. Mình muốn Hảo viết cho mình mấy dòng in trân trọng nơi bìa bốn, đồng ý chứ?”.
Nữ ca sĩ Khánh Ly tưởng niệm bên mộ cố nhạc sĩ nhân ngày mất của ông.
Tôi hơi bất ngờ, bảo anh: ” Anh Sơn này, theo Hảo, anh nên mời anh Nguyễn Quang Sáng hoặc anh Nguyễn Duy, hai bạn nhậu của anh viết cho có phải thú vị hơn không?”. Anh Sơn bảo: “Sáng và Duy có viết về mình mấy bài in báo, nhưng dài quá, không thể trích mấy dòng nơi bìa bốn của tập nhạc được; vậy “moi” mới nhờ Hảo, cũng muốn có một kỷ niệm với Hảo cho vui…”. Tôi đồng ý!
Hai ngày sau tôi chưa kịp viết thì anh Trịnh Xuân Tịnh, người em trai thứ hai của anh Sơn tìm tôi giục, rằng: ” Bìa một đã làm, anh Sơn bảo chờ mấy dòng của anh Hảo mới làm tiếp bìa bốn của tập nhạc…”. Tôi ngồi viết ngẫu hứng mấy dòng sau đưa cho anh Tịnh:
“Nghệ thuật hi vọng của Trịnh Công Sơn là nghệ thuật băng qua tuyệt vọng, có đi qua lò bát quái của phần số, nhân tính mới còn cơ phát lộ. Trong lò lửa luyện ngục của anh, chúng ta được gặp cái mát lành của tuyết đầu mùa. Anh chỉ ra rằng băng tuyết cũng có thể dùng để sưởi ấm.
Anh làm ta tin vào khả năng lặng im của loài quạ. Thực ra thiên chức của nghệ thuật là thức tỉnh nỗi cô đơn cùng tận của con người. Chính cô đơn là hình ảnh tư duy của chàng Hamlet.
Chừng như sự chết và hư vô là hai tên gọi khác của nỗi cô đơn? Thức tỉnh nỗi cô đơn, nghệ thuật đồng thời cũng thức tỉnh cả cái chết và niềm hư vô. Âm nhạc của Sơn làm ta có cảm giác vừa rơi lên đỉnh vực nỗi cô đơn. Chỉ có thể đi hết cái tôi, chúng ta mới có cơ gặp cả loài người” – Trần Mạnh Hảo 10-1992 (Bìa bốn, tập nhạc BÊN ĐỜI HIU QUẠNH -TRỊNH CÔNG SƠN -Tình khúc -Nhân Bản 1993 – Hội Âm Nhạc TP-Giấy phép xuất bản số 345 ngày 9 tháng 01 năm 1993 – In và nộp lưu chiểu tháng 06 năm 1993)
Bằng thiên tài của mình, quả thực Trịnh Công Sơn đã đi hết nỗi cô đơn kiếp người, đi hết niềm hư vô và đi băng qua cái chết để đến với sự bất tử của anh trong lòng dân tộc Việt Nam và thế giới. Trịnh Công Sơn không chỉ là một hiện tượng âm nhạc hậu bán thế kỷ thứ XX của ViệtNam; anh còn là một hiện tượng văn hóa của dân tộc đau thương và bất hạnh vào bậc nhất của thế giới này.
Tuồng như không phải anh cô độc ôm đàn hát lên nỗi niềm day dứt mê ly của mình mà chính là những vết thương của lịch sử đang cất tiếng hát, vết thương của nỗi cô đơn, vết thương của tình yêu, vết thương của bất hạnh và hạnh phúc, vết thương của vô thường, vô ngã, vô vi, vô ưu, vô vọng, vô biên, vô lượng … cùng cất tiếng hát.
Trịnh Công Sơn, chính anh mới là cây đàn của mẹ Việt Nam. Mẹ Việt Nam đã ôm anh vào lòng như bức tranh người đàn ông ôm cây Tây Ban Cầm của Pablo Picasso để hát lên tình yêu và nỗi buồn vô tận của kiếp người.
Hay nỗi buồn mượn anh mà hát lên những giai điệu có thể làm “đá ngây ngô” cũng ứa nước mắt ? Hay cỏ cây, mây trời, núi sông, ruộng đồng… đã mượn anh mà hát lên nỗi niềm vạn thưở của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du…?
Âm nhạc của Trịnh Công Sơn không chỉ là ma thuật giai điệu hài hòa với phần lời rất thi ca sâu thẳm mà còn là thiền học, triết học cất lời, rót vào tâm hồn người cả nỗi ưu tư của đất trời, những thắc thỏm, u hoài trần thế, những băn khoăn, day dứt, sầu thương, hoài vọng, hoài nghi, hụt hẫng, ngơ ngác nhân sinh.
Video đang HOT
Tôi cho rằng một số nhạc sĩ chê phần nhạc của Trịnh Công Sơn là đều đều, đơn điệu… là vô căn cứ nếu không phải là do đố kị tài năng. Nhạc Trịnh bỏ lời đi, vẫn vô cùng quyến rũ, vẫn làm mê mẩn hàng triệu người. Phần lời của nhạc Trịnh quả tình siêu việt, là thi ca được hát lên. Bằng chứng là rất nhiều bài hát Trịnh Công Sơn được hòa tấu không lời vẫn cứ tuyệt vời, làm thổn thức hàng triệu triệu trái tim người nghe.
Đánh tên Trịnh Công Sơn lên công cụ tìm kiếm Google, sẽ thấy rất nhiều bài báo vu cho Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, là tên văn công hạng bét, là phản bội Việt Nam Cộng Hòa, nơi đã sản sinh ra thiên tài Trịnh… Ngay cả một người bạn thân của anh Sơn là họa sĩ Trịnh Cung cũng cho Trịnh có ý đồ chính trị…
Không, Trịnh Công Sơn trước hết là một con người phi chính trị, một văn nghệ sĩ thuần túy. Âm nhạc của anh vượt lên mọi đối kháng chính trị trong suốt cuộc chiến Việt Nam.
Nếu Trịnh từng là Việt Cộng nằm vùng, không đời nào năm Mậu Thân 1968, anh lại viết bài hát “Tôi đã thấy”: “Chiều đi lên Bãi Dâu hát trên những xác người…” than khóc cho hàng nghìn người bị tàn sát ?
Nếu Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, không bao giờ anh viết về cuộc chiến Việt Nam là: “hai mươi năm nội chiến từng ngày”? Nếu Trịnh là Việt Cộng, không bao giờ anh dám viết bài hát (Requiem – Kinh cầu hồn) “Cho một người nằm xuống” là đại tá Lưu Kim Cương bị quân đỏ bắn chết năm Mậu Thân 1968 tại sân bay Tân Sơn Nhất?
Nếu Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, sau năm 1975, sinh viên Huế sao lại dám mang nhạc anh ra đấu tố, anh phải đi lao động cải tạo trồng sắn trên núi; và quan trọng hơn là nhạc của anh nhiều năm liền vẫn bị cấm hát? Anh phải bỏ Huế vào Sài Gòn sống với mẹ và các em.
Sau năm 1975, tôi có dịp sinh hoạt chi bộ với nhà văn Nguyễn Quang Sáng lúc anh Sáng bắt đầu cặp kè với Trịnh Cộng Sơn như bóng với hình. Chi bộ hỏi anh Sáng về chuyện đó, anh Sáng khai: “Thành ủy và anh Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) chỉ thị cho tôi bám sát Trịnh Công Sơn để lôi kéo anh ta về phía cách mạng. Trên bảo: “Nhạc sĩ này là thành phần đáng ngờ, có thể anh ta từng làm việc cho CIA, cần phải theo dõi anh ta trong mọi nơi mọi lúc”.
Có thể vì chưa hiểu được nhiệm vụ cách mạng này của nhà văn Nguyễn Quang Sáng mà nhà văn Đặng Tiến (bên Pháp) mới viết rất không đúng rằng: “Nguyễn Quang Sáng và Nguyễn Duy điếu đóm cho Trịnh Công Sơn” chăng?
Có thể vài bài hát của Trịnh Công Sơn như: “Huyền thoại mẹ”, “Em ở nông trường em ra biên giới”, “Ngọn lửa Matxcơva”… anh làm trong lúc bị “phê” rượu Tây với sự tranh thủ hết sức thân tình của Nguyễn Quang Sáng chăng?
Nếu anh Sơn là Việt Cộng, anh đã để cho nhà nước tổ chức đám tang mình ở Hội văn nghệ hay tại nhà tang lễ Lê Qúy Đôn giành cho những cán bộ công khai và cán bộ ngầm có công với hai cuộc kháng chiến. Anh Sơn trối lại cho các em là tang lễ anh sẽ chỉ tổ chức tại nhà mình 37D Phạm Ngọc Thạch mà thôi !
Nếu anh Sơn là Việt Cộng nằm vùng, ít nhất anh đã được giải thưởng quốc gia về văn học nghệ thuật ?
Trịnh Công Sơn không phải người của quân đỏ hay quân xanh. Anh là con của mẹ Việt Nam, đến đất mưa bom bão đạn này để hát lên niềm hi vọng về nỗi tuyệt vọng con người, hát lên tình yêu bi thảm kiếp người, hát lên nỗi buồn mang mang thiên cổ nhân sinh của một gã du tử đến từ khu vườn các thiên sứ.
Nữ danh ca Khánh Ly bên mộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Chừng như từ khi sinh ra Trịnh Công Sơn đã bị thần thi ca, thần âm nhạc Apollon cướp mất cả hồn xác, biến anh thành âm nhạc, thành thi ca thuần túy. Bao nhiêu người đàn bà đẹp mê anh, yêu anh chừng như đã không giành được thân xác anh và linh hồn anh mãi mãi? Tình yêu anh đã hiến tế cho âm nhạc, thi ca, cho triết học, thiền học, không còn chỗ cho phái đẹp cư trú.
Những người đàn bà ghé qua âm nhạc anh trú ngụ ít ngày rồi cũng “bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”. Nói cho cùng, tình yêu của Trịnh Công Sơn dành cho các người đẹp là một tình yêu thiên sứ. Mà thiên sứ thì chỉ yêu bằng tâm hồn thôi! Còn thể xác anh đã tận hiến cho đất trời, cho cát bụi, cho Phật, cho Chúa…cho âm nhạc của mình muôn thưở trường tồn cùng dân tộc Việt Nam.
Mười mấy năm trước, Trịnh Công Sơn đã mang nguyên vẹn niềm trinh nguyên thiên sứ của mình về với cát bụi để mãi mãi thủy chung cùng cõi hư vô, thủy chung cùng thần Apollon mà bất tử với cây đàn Lia vĩnh cửu trên Niết Bàn ẩn cư trong trái tim mỗi người Việt yêu nhạc Trịnh.
Theo NS
Khánh Ly và những điều chưa tiết lộ về Trịnh Công Sơn
Trong buổi trà đàm được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 26/3 vừa qua, nữ danh ca Khánh Ly đã tiết lộ những điều chưa từng kể về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Khánh Ly và những điều lần đầu tiết lộ về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Năm 2000, trước khi về Mỹ, nữ danh ca Khánh Ly đến thăm Trịnh Công Sơn. Bình thường hai anh em gặp nhau, cả hai gần như chẳng nói với nhau câu nào cả. Hầu hết, cố nhạc sĩ đều uống ượu hoặc đệm đàn cho Khánh Ly hát. Tuy nhiên, lầy ấy nữ danh ca đã thử nhõng nhẽo với ông một lần, bà nói: " Ai anh Sơn cũng vẽ, chỉ có em là không được bức nào."
Vừa nghe xong câu đó, ông Sơn bỗng nổi giận - điều mà bà chưa từng chứng kiến ở ông, ông lớn tiếng: " Đứa mô cũng thế."
Trừ lúc hát không tập trung, Khánh Ly chưa từng bị ông lớn tiếng như vậy. Kể lại cảm xúc vào lúc đó, bà nói, vừa buồn, vừa giận, vừa đâu nữa. Bà tự nhủ, sẽ không bao giờ gặp ông nữa, ngày mai sẽ đổi vé máy bay, bay về Mỹ.
Cái duyên của hai người đâu dễ dàng bị chia đứt đến như vậy, sáng ngày hôm sau, khi trằn trọc cả đêm không ngủ được, bà đã ngồi chờ ở quán cafe đến 11 giờ trưa, Chỉ mong có một điều, sẽ đến được nhà ông. Quả vậy, ông Sơn đã gọi cho bà hỏi vì sao không đến. Kể đến đây, bà nói, chỉ mong có vậy, nghe điện thoại ông Sơn xong, tôi ' rẹt ' đến thẳng nhà ông. Gặp ông, ông cũng chẳng giận nữa mà coi như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Nữ danh ca Khánh Ly trong buổi trà đàm mang tên Nhớ Trịnh Công Sơn được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 26/3.
Có một chi tiết nhỏ trong lúc trò chuyện, bà nhớ ra, Khánh Ly đã nói ông Sơn đã giận bà vô cùng. Chỉ vì bà đã cắt đi mái tóc dài của mình. Bà nói, hôm đó bà cãi nhau với chồng, tức quá, ném nhẫn xuống sông rồi quyết đi cắt tóc. Thường thường, bà hay hẹn ông Sơn ở quán cafe Tùng, hôm đó sau khi đi chợ đến quán cafe, vừa ló đầu cái ông Sơn nhìn thấy bỗng quay người đi thẳng. Bà tức quá, vội chạy lại, hỏi sao anh nhìn thấy em lại quay đầu bỏ đi. Ông nói: "Anh không muốn gặp người điên."
Đó là lý do, vì sao chớ tới nay, nữ danh ca Khánh Ly luôn để tóc dài.
Với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nữ ca sĩ Khánh Ly đã chia sẻ thêm, ông mừng khi ai hát nhạc của mình, mỗi ai hát ca khúc ông, ông từng nói họ đang mang lại hạnh phúc cho ông. Thêm một chi tiết mà bà chưa từng tiết lộ về cố nhạc sĩ tài hoa này, bà thường thấy ông uống rượu say và thức dậy vào lúc 5h sáng ngày hôm sau. Sau khi ông tắm rửa, 7h ông sẽ ra ngoài ngõ ngắm nhìn dòng người qua lại. Ngày nào cũng vậy, bà bèn thắc mắc, ông nói: "Nếu không được nhìn thấy mọi người, anh sẽ buồn lắm."
Tôi nói để mọi người biết được rằng con người như ông Sơn không có nhiều quá đâu.
Khi được hỏi về chuyện tình yêu của bà và cố nhạc sĩ, bà nói, tôi và ông Sơn không yêu nhau đâu. Ông Sơn không bao giờ yêu người đã có gia đình, không thể có chuyện ông Sơn yêu tôi và tôi cũng không thể yêu ông. Nếu tôi yêu ông ấy, thì cần gì phải mấy chục năm sau mới nói, lúc đó còn ' ăn ' được gì nữa ( bà cười).
Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng
Trước khi qua đời, lần cuối gặp cố nhạc sĩ, ông đã dặn bà hãy sống với một tấm lòng. Cho tới nay, khi có cơ hội trở lại Việt Nam, bà đã thực hiện đúng di nguyện của ông, đã sống với một tấm lòng tử tế và nhân ái.
Khi quay về Việt Nam, bà đã tham gia chương trình từ thiện Vòng Tay Nhân Ái. Cho đến nay, suốt 3 năm đồng hành cùng chương trình thiện nguyện, bà đã quyên góp được cho nhiều số phận bất hạnh.
Ca sỹ Quang Thành.
Trong buổi trả đàm ngày 26/3, ngoài sự hiện diện của ca sĩ Khánh Ly, còn có ca sĩ Quang Thành - người đã đồng hành cùng bà và chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa này.
Anh cho hay: " Đã từ rất lâu, anh trở lại Việt Nam và tham gia tổ chức các chương trình văn hóa và hoạt động tích cực thiện nguyện và là người khởi xướng Vòng Tay Nhân Ái.
Chia sẻ về hoạt động và kế hoạch sắp tới của Vòng Tay Nhân Ái, anh nói: " Cảm ơn các bạn. Nói xa hơn một chút, tôi chỉ là người tiếp nối những hoạt động thiện nguyện của mẹ và gần như việc làm ấy đã trở thành truyền thống nhiều thế hệ gia đình. Mẹ tôi và những mạnh thường quân cùng với nhóm nghệ sĩ Kim Cương đã tham gia quỹ bảo trợ Bệnh Nhân Nghèo trước đây.
Và tôi, khoảng 10 năm trở lại Việt Nam để tham gia tổ chức các chương trình nghệ thuật tại quê nhà, tôi đã tìm thấy được cơ hội đóng góp tíc cực hơn nữa cho cộng đồng ngoài việc đi hát, đó là việc làm ý nghĩa hơn tất cả những điều cần làm của đời người đó là chia sẻ những khó khăn của mảnh đời bất hạnh.
Tôi cũng rất nhiều các anh chị nghệ sĩ khác như Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Kim Cương, Hồng Nga, Kim Anh, Thanh Thủy, Thanh Tuyền ... đặc biệt là công ty Tiếng Xưa, Đông Đô Show đã có nhiều chuyến đi đến mọi miền, vùng sâu vùng xa, càng đi càng thấy con đường phía trước rất dài.
Nên cần nhiều lắm những bàn tay vững chắc hơn, rộng lớn hơn. Phương châm của chúng tôi là thông qua những đêm hát vừa kết hợp gìn giữ văn hóa, nghệ thuật vừa kết nối và đón nhận những đóng góp, từ tấm lòng khán giả, doanh nghiệp. Khoảng gần 3 năm nay, ca sĩ Khánh Ly đã tích cực không chỉ truyền lửa cho thế hệ trẻ hiểu ngọn ngành những giá trị văn hóa thông qua âm nhạc.
Đặc biệt, lần trở lại này, nhân ngày tưởng nhớ Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, chúng tôi đã có buổi tưởng niệm tại mộ phần của cố nhạc sỹ và tiếp tục tham gia và tặng tủ sách Vàng tại Ba Vì, Hà Nội vào sáng ngày 27/3.
Đêm hát Vòng Tay Nhân Ái tại Hội An ngày 31/3.
Vòng Tay Nhân Ái lần đầu tiên được tổ chức tại Phan Thiết Sea Link Resort ngày 1/5.
Và tiếp theo là tại các tỉnh thành phía Bắc như: Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Ninh ... Rất mong nhận được sự chung tay giúp đỡ từ nhiều người."
Theo NS
Khánh Ly: 'Tôi ân hận vì giận Trịnh Công Sơn trước lúc ông mất' Danh ca tâm sự nếu biết cuộc gặp nhạc sĩ vào năm 2000 là lần cuối, bà dành thời gian cho ông nhiều hơn thay vì nhõng nhẽo, giận hờn. Ngày 1/4/2001, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời. 16 năm qua, những ca khúc của ông luôn là dòng suối tinh thần tắm tưới tâm hồn bao người Việt. Chiều 26/3, ở...