Trình chính sách “nắn” thị trường bất động sản
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng chính thức ký trình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường bất động sản. Theo đó, Bộ Xây dựng đề xuất 9 giải pháp khắc phục những bất ổn, phát triển một thị trường lành mạnh.
Tờ trình của Bộ trưởng Xây dựng chỉ rõ những kết quả tích cực đã đạt được cũng như những yếu kém, bất cập bộc lộ thời gian qua của thị trường bất động sản.
Cơ quan quản lý nhận định, thị trường bất động sản mới hình thành nên phát triển còn thiếu ổn định, khi quá “ nóng”, lúc lại “đóng băng” không có giao dịch. Tình trạng phát triển bất động sản tự phát, theo phong trào còn phổ biến. Nhiều dự án chậm hoàn thành hoặc không đủ điều kiện hạ tầng để đưa vào sử dụng bị bỏ hoang, gây lãng phí nguồn lực của xã hội. Tồn kho bất động sản lớn, phát sinh nợ xấu ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Cơ cấu hàng hóa bất động sản, nhất là nhà ở không phù hợp với nhu cầu thị trường, dẫn đến lệch pha cung – cầu. Thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị.
Giá cả hàng hóa, nhất là giá nhà ở không ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của người dân, với trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Trường phát triển thiếu minh bạch, từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, giao dự án đến giao dịch bất động sản. Cơ chế xin – cho trong việc giao dự án bất động sản dễ dẫn đến tham nhũng; giao dịch ngầm dẫn đến hiện tượng làm giá, đầu cơ, lũng đoạn thị trường còn diễn ra tại nhiều dự án.
Mục tiêu phát triển thị trường đến năm 2020 là ổn định, bảo đảm cơ cấu hàng hóa bất động sản phù hợp với nhu cầu của thị trường. Về nhà ở, đến thời điểm này, diện tích bình quân phải đạt 25m2 sàn/người . Như vậy, giai đoạn 2015-2020 xây dựng mới 425 triệu m2 sàn nhà ở, với khoảng 3 triệu căn hộ/căn nhà xây mới; đầu tư xây dựng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị.
Video đang HOT
Thu ngân sách từ đất và bất động sản (bao gồm: thuế sử dụng nhà đất, thuế từ chuyển quyền sử dụng đất, thuế từ chuyển nhượng bất động sản, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ nhà đất) dự kiến phải đạt 10-15% tổng thu ngân sách…
Hút đầu tư nước ngoài vào bất động sản cao cấp
Bộ trưởng Xây dựng đề xuất 9 nhóm giải pháp để phát triển thị trường theo định hướng đề ra.
Một trong những nội dung đầu tiên được đề cập là về công tác quy hoạch. Bộ Xây dựng cho rằng cần đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển theo quy hoạch, có kế hoạch, khắc phục tình trạng phát triển đô thị, bất động sản một cách tự phát.
Theo đó, một trong các yêu cầu là các dự án phát triển đô thị, nhà ở, bất động sản phải đồng bộ với các công trình hạ tầng xã hội, phù hợp với quy hoạch và theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Yêu cầu bức thiết khác là phải tái cơ cấu thị trường bất động sản, phát triển đa dạng các loại hàng hoá bất động sản, nhất là nhà ở cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, khắc phục lệch pha cung – cầu hàng hoá trên thị trường bất động sản, chủ động bình ổn thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, có quy định tất cả các địa phương phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhằm minh bạch hoá và tạo sự công bằng và chọn được những chủ đầu tư đủ năng lực để thực hiện dự án; Quy định về cơ cấu các loại nhà ở, đa dạng các loại hình sản phẩm ngay từ khâu quy hoạch, phê duyệt dự án.
Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực cũng đề xuất hình thành và tạo điều kiện để các định chế tài chính phát triển nhằm thu hút các nguồn vốn cho thị trường bất động sản, điều chỉnh chính sách tín dụng linh hoạt để tạo điều kiện về vốn cho các chủ thể tham gia thị trường bất động sản. Trong đó, có cơ chế, chính sách tín dụng linh hoạt tạo hành lang pháp lý để các ngân hàng thương mại có thể huy động được các nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất ổn định để cung cấp tín dụng cho thị trường bất động sản, đồng thời hỗ trợ cho các đối tượng có thu nhập trung bình, ổn định có khả năng mua nhà ở.
Bộ Xây dựng đề ra nhiệm vụ hoàn thiện cơ cấu, tổ chức và nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thị trường bất động sản để bảo đảm thị trường bất động sản hoạt động một cách lành mạnh và chuyên nghiệp. Trong đó, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cao cấp như khách sạn hạng cao cấp, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, căn hộ cao cấp và hạ tầng các khu công nghiệp cần vốn đầu tư lớn cũng như các khu đô thị lớn mang tính đặc thù…
P.Thảo
Theo Dantri
Hà Nội: Giả mạo giấy tờ, nguyên Chủ tịch HĐQT bị bắt
Mặc dù đã thoái vôn khỏi môt dự án bât đông sản nhưng bà Mai vân tự ký thỏa thuận vay vốn với khách hàng, tự lập và ký nhận phiếu thu tiền, làm giả chữ ký của kế toán trưởng, thủ quỹ... để chiếm đoạt 24,6 tỷ đồng của 9 cá nhân.
Cựu chủ tịch HĐQT Nguyễn Phương Mai
Cơ quan CSĐT (PC46) Công an TP Hà Nội cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can Nguyễn Phương Mai (SN 1960), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Bí thư Đảng ủy Cty Cổ phần Tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội (UAC) về hành vi "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
Theo thông tin ban đầu, Cty UAC được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước với tỷ lệ vốn Nhà nước là 51% do Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) quản lý. Người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Phương Mai, Chủ tịch HĐQT, Công ty UAC hoạt động chủ yếu tư vấn kiến trúc dự án bất động sản.
Tháng 7/2008, Công ty UAC tham gia liên doanh với 3 đơn vị là Tổng công ty UDIC, Công ty CP xây dựng công nghiệp - ICC, Công ty CP Thương mại quốc tế và tư vấn đầu tư INVECO thực hiện dự án Tổ hợp chung cư cao tầng và dịch vụ N04 thuộc Khu đô thị mới Đông Nam đường Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội). Tổ hợp chung cư bao gồm 3 tòa nhà 29 tầng, gồm trên 500 căn hộ, được xây dựng trên tổng diện tích 10.279m2.
Đến tháng 1/2013, do khả năng tài chính và tình hình thị trường bất động sản sụt giảm, Cty UAC đã thoái vốn khỏi dự án trên. Nhưng bà Nguyễn Phương Mai vẫn tự ký thỏa thuận vay vốn với khách hàng, tự lập và ký nhận phiếu thu tiền, làm giả chữ ký của kế toán trưởng, thủ quỹ công ty trên các phiếu thu tiền để chiếm đoạt 24,6 tỷ đồng của 9 cá nhân. Đến cuối năm 2012, khi có khách hàng đến Cty UAC thanh lý thỏa thuận vay vốn, sự việc mới được phát hiện. Đến tháng 3/2013, bà Mai xin từ chức, sau đó bỏ công ty không đến làm việc.
Theo Phương Mai
Tiền phong
"Bất động sản 2014 chắc chắn sẽ đổ vỡ" Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết, thị trường bất động sản năm 2014 chắc chắn sẽ đổ vỡ, sẽ có khoảng 60-70% doanh nghiệp bị đổ vỡ, chỉ còn khoảng 20-30% doanh nghiệp có thể tồn tại. Rất khó để tìm ra biện pháp...