Trình Chính phủ Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị
Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2-2013. Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị nhằm đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại hình đô thị, đáp ứng yêu cầu, tốc độ phát triển của các đô thị nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đề án đưa ra đề xuất mới là ở huyện, quận, phường cũng không tổ chức Ủy ban hành chính-UBHC (UBND hiện nay) mà chỉ đặt cơ quan đại diện hành chính của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn huyện, quận, phường.
Theo phương án 1, khu nội thành, nội thị chỉ có một cấp chính quyền (có HĐND và UBHC), không tổ chức cấp chính quyền ở các đơn vị hành chính trực thuộc (quận, phường). Khu vực ngoại thành, ngoại thị chỉ tổ chức cấp chính quyền ở xã, thị trấn, không tổ chức cấp chính quyền ở huyện. Các đơn vị hành chính quận, huyện, phường không tổ chức cấp chính quyền (không có HĐND và UBHC) sẽ tổ chức Ban đại diện hành chính của thành phố tại địa bàn quận, huyện và Ban đại diện hành chính quận tại địa bàn phường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp và ủy quyền của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn.
Phương án 2 thực hiện không tổ chức HĐND ở tất cả các đơn vị hành chính trực thuộc đô thị (mở rộng phạm vi so với phương án 1). Theo phương án 2, mỗi đô thị chỉ tổ chức một cấp chính quyền (có HĐND và UBHC), không tổ chức cấp chính quyền ở tất cả các đơn vị hành chính trực thuộc kể cả ở nội thành, nội thị và ngoại thành, ngoại thị. Theo đó, chỉ tổ chức cấp chính quyền (có HĐND và UBHC) ở thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh và thị xã thuộc tỉnh. Các đơn vị hành chính quận, huyện, xã, phường, thị trấn trong thành phố trực thuộc Trung ương và xã, phường thuộc thành phố, thị xã thuộc tỉnh không tổ chức cấp chính quyền (không có HĐND và UBHC), chỉ đặt Ban đại diện hành chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp và ủy quyền của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn.
Phương án 3 tổ chức chính quyền đô thị có Tòa Thị chính, Thị trưởng, Quận trưởng, Huyện trưởng, Trưởng phường, Trưởng thị trấn. Theo đó, thiết lập cơ quan hành chính đô thị ở địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố, thị xã thuộc tỉnh là Tòa Thị chính, đứng đầu Tòa Thị chính là Thị trưởng. Các quận, huyện, phường trong thành phố trực thuộc Trung ương và phường thuộc thành phố, thị xã thuộc tỉnh không tổ chức HĐND và UBHC mà chỉ đặt cơ quan đại diện hành chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp và ủy quyền của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn. Người đứng đầu Ban đại diện hành chính quận, huyện, phường là Quận trưởng, Huyện trưởng và Trưởng phường. Đối với xã, thị trấn vẫn tổ chức HĐND và UBHC, người đứng đầu UBHC xã là Xã trưởng, người đứng đầu UBHC thị trấn là Trưởng Thị trấn. Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị được Chính phủ cho ý kiến để tiếp tục hoàn chỉnh.
Theo ANTD
Rất cần Luật Thủ đô để Hà Nội phát triển đúng tầm vóc
Thủ đô Hà Nội là một đơn vị hành chính đặc thù, do đó dự án Luật Thủ đô nhận được sự quan tâm của rất nhiều ĐBQH. PV Báo ANTĐ đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch liên đoàn Luật sư Việt Nam về một số vấn đề, xung quanh dự luật này.
- PV: Trong các phiên thảo luận ở tổ, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng cơ chế đặc thù cần được thể hiện rõ nét trong Luật Thủ đô. Trên quan điểm cá nhân, theo ông cơ chế này là gì?
- Ông Trương Trọng Nghĩa: Qua nghiên cứu dự thảo luật tôi thấy cần một quy chế đặc thù cho Thủ đô Hà Nội - một đơn vị hành chính đặc biệt. Đã là Thủ đô, nên Hà Nội không thể bình thường, giống như các tỉnh thành khác trong cả nước. Theo tôi dự thảo luật lần này phải làm kỹ hơn nữa. Để làm sao đã là luật về Thủ đô Hà Nội thì phải có những quyền hạn đặc biệt, giúp Hà Nội đảm trách được chức năng, vai trò đặc biệt của mình.
- Các quốc gia khác trên thế giới, có Luật Thủ đô của họ không, thưa ông?
- Tôi được biết trên thế giới, một số thủ đô lớn cũng đã có luật này. Do đó, rất cần phải tham khảo. Nếu mô hình hành chính Thủ đô tốt và phù hợp, chúng ta có thể đúc rút kinh nghiệm, học hỏi theo.
- Theo ông thời điểm này ban hành Luật Thủ đô đã phù hợp chưa?
- Tôi cho rằng cần thiết ban hành vì Thủ đô cần có luật để làm hành lang pháp lý, giúp cho Hà Nội phát triển đúng tầm vóc. Nhưng như tôi đã nói, đã là Luật Thủ đô thì phải làm thật kỹ.
Theo ANTD
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đổi tên Hôm qua, lễ công bố Nghị định số 109/2012/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Theo đó, bắt đầu từ ngày 22-2-2013, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ chính thức đổi tên thành Viện Hàn lâm...