Triều Tiên yêu cầu Nga sơ tán sứ quán
Triều Tiên đã yêu cầu các đại sứ quán nước ngoài tại thủ đô Bình Nhưỡng cân nhắc khả năng sơ tán nhân viên do tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoại trưởng Nga ông Sergei Lavrov ngày hôm nay (5/4) cho biết, Triều Tiên yêu cầu đại sứ quán Nga và các nước khác tại thủ đô Bình Nhưỡng cân nhắc khả năng sơ tán nhân viên vì tình hình căng thẳng tiếp tục gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
“Đề xuất từ phía Triều Tiên được đưa ra cho tất cả các đại sứ quán có trụ sở tại thủ đô Bình Nhưỡng và chúng tôi đang cố gắng tìm phương án thích hợp trong tình hình hiện tại”, ông Sergei Lavrov cho biết khi trả lời báo chí tại thủ đô Tashkent của Uzbekistan.
Một phát ngôn viên của đại sứ quan Nga tại Bình Nhưỡng cho biết, đề nghị của Triều Tiên đưa ra trong bối cảnh tình hình căng thẳng tiếp tục gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên đã yêu cầu các đại sứ quán nước ngoài sơ tán nhân viên
Ngoại trưởng Lavrov cũng cho biết, Nga đang trao đổi với Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản về đề nghị đột xuất của Triều Tiên, được đưa ra ngay sau khi nước này đe dọa sẽ tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ và các căn cứ quân sự của nước này tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Đe dọa của Bình Nhưỡng nhằm đáp trả việc quân đội Mỹ và Hàn Quốc tiến hành tập trận chung tại bán đảo Triều Tiên. Mỹ đã đưa một loạt máy bay chiến đấu và ném bom như F-22, B-52 hay B-2 tới Hàn Quốc để tham gia tập trận.
Theo 24h
Triều Tiên: Quân đội được tấn công hạt nhân
Triều Tiên hôm nay tuyên bố quân đội đã được phép thực hiện một cuộc tấn công vào Mỹ với vũ khí "hạt nhân đa dạng và nhỏ hơn, nhẹ hơn".
Trong khi đó, Lầu Năm Góc tại Washington nói rằng họ sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại lãnh thổ Guam trên Thái Bình Dương để củng cố khả năng bảo vệ khu vực chống lại khả năng Triều Tiên tấn công. Bộ trưởng quốc phòng nói rằng Mỹ đang tìm cách xoa dịu tình hình.
Cho dù vậy, các nhà phân tích vẫn nhận định Triều Tiên sẽ không tấn công hạt nhân - động thái có thể dẫn đến cuộc chiến hủy diệt đẫm máu mà không ai trong khu vực mong muốn.
Cảnh báo mạnh mồm từ Bình Nhưỡng là động thái mới nhất sau hàng loạt đe dọa từ nước này trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đang thực hiện tập trận chung ở Hàn Quốc và để đáp trả biện pháp thắt chặt trừng phạt mà Liên Hợp Quốc thông qua đối với vụ thử hạt nhân hồi tháng 2 của Triều Tiên.
Hôm qua, cơ quan kiểm soát biên giới Triều Tiên không cho người Hàn Quốc vào làm việc trong khu công nghiệp chung Kaesong.
Washington gọi hai cuộc tập trận có cả hiện diện của máy bay chiến đấu hiện đại và máy bay ném bom tàng hình có thể mang vũ khí hạt nhân chỉ là tập trận thường niên giữa hai đồng minh. Ngược lại, Bình Nhưỡng gọi đây là đợt tập dượt để chuẩn bị xâm lược miền bắc.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói rằng, Washington đang làm mọi điều có thể xoa dịu tình hình, nhắc lại quan điểm trước đó của Ngoại trưởng John Kerry.
"Một số hành động của họ trong vài tuần qua là mối đe dọa rõ ràng và thực sự đối với lợi ích của các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản của chúng tôi, và cũng là mối đe dọa đối với các căn cứ của Mỹ ở Guam, Hawaii, bờ biển phía tây của nước Mỹ", ông Hagel phát biểu trong ngày hôm qua.
Quân đội Triều Tiên được phép tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân
Tại Bình Nhưỡng, quân đội nước này thông báo các đơn vị đã được phép triển khai hành động đáp trả "sự khiêu khích" của Mỹ bằng "biện pháp quân sự thực tế mạnh mẽ", trong đó có vũ khí hạt nhân.
"Chúng tôi chính thức thông báo cho Nhà Trắng và Lầu Năm Góc rằng chính sách ngày càng thù địch của Mỹ đối với CHDCND Triều Tiên và mối đe dọa hạt nhân của Mỹ sẽ bị đập tan bởi ý chí mạnh mẽ của đội ngũ quân dân mang sức mạnh ý chí lớn lao cùng với các phương tiện hạt nhân đa dạng, nhỏ hơn, nhẹ hơn hiện đại", phát ngôn viên không rõ danh tính của Tổng cục quân đội nhân dân Triều Tiên nói trong một thông báo đăng trên hãng thông tấn nhà nước. "Mỹ nên nghĩ tới tình huống bên miệng hố chôn gần kề". Tuy nhiên, vẫn chưa rõ khả năng tấn công hạt nhân của Triều Tiên đạt tới đâu.
Bình Nhưỡng được tin là đang tiếp tục chế tạo bom hạt nhân đủ nhỏ để gắn vào tên lửa tầm xa. Tên lửa được phóng lên mang theo vệ tinh năm 2009 và 2012 được cho là để thử công nghệ tên lửa, và Triều Tiên đã thực hiện 3 vụ thủ hạt nhân dưới lòng đất, với vụ thử gần đây nhất vào tháng 2.
"Tôi không tin Triều Tiên đã đủ khả năng tán công Mỹ vằng vũ khí hạt nhân gắn trên tên lửa, và sẽ chưa làm được điều đó trong vài năm tới. Khả năng tấn công vào Hàn Quốc cũng rất hạn chế", nhà khoa học hạt nhân Siegfried Hecker, làm việc tại Trung tâm hợp tác và an ninh quốc tế của ĐH Stanford (Mỹ), nhận xét.
"Và ngay cả khi Bình Nhưỡng có các phương tiện như thế, thì tại sao họ phải tấn công hạt nhân khi biết rõ rằng điều đó sẽ dẫn tới hành động đáp trả quân sự khủng khiếp và sẽ lật đổ cả chế độ".
Tại Seoul, một quan chức chính phủ cao cấp giấu tên nói hôm 2/4 rằng nước này chưa hiểu rõ khả năng hạt nhân của Triều Tiên đạt tới mức nào. Nhưng quan chức này cũng cho rằng khó có khả năng Triều Tiên sẽ tấn công hạt nhân vào Seoul hay xa hơn.
Triều Tiên vẫn khẳng định họ phát triển vũ khí hạt nhân là để tự bảo vệ chính chống lại Mỹ. Hôm thứ hai, nhà lãnh đạo Kim Jong-un chủ trì một cuộc họp cấp cao của Đảng Lao động, trong đó tuyên bố xây dựng kinh tế và "lực lượng được trang bị vũ khí hạt nhân" là hai ưu tiên hàng đầu của quốc gia.
Theo 24h
Triều Tiên dùng photoshop sửa ảnh tập trận? Triều Tiên bị nghi dùng photoshop làm tăng số lượng tàu đổ bộ đệm khí trong những bức ảnh về một cuộc diễn tập đổ bộ gần đây. Bức ảnh về cuộc tập trận đổ bộ được Triều Tiên công mới đây, cho thấy 8 chiếc tàu độ bộ đệm khí đang hường về bờ biển ở miền đông nước này. Tuy nhiên,...