Triều Tiên xác nhận thử nghiệm tên lửa chiến thuật mới
Triều Tiên ngày 26/3 xác nhận nước này đã phóng thử một loại vũ khí dẫn đường chiến thuật mới một ngày trước đó.
Người dân theo dõi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên tại nhà ga Suseo ở Seoul, Hàn Quốc ngày 25/3/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết, Học viện Khoa học Quân sự Triều Tiên đã phóng thử thành công hai tên lửa dẫn đường chiến thuật mới có thể bay theo những quỹ đạo bất thường ở độ cao thấp, “đánh chính xác mục tiêu đặt tại vùng biển cách bờ biển phía Đông Triều Tiên 600 km”.
KCNA nhấn mạnh: “Sự phát triển của hệ thống vũ khí này có ý nghĩa to lớn trong việc củng cố sức mạnh quân sự của đất nước và ngăn chặn tất cả các loại mối đe dọa quân sự hiện có trên Bán đảo Triều Tiên”.
Trong khi đó, tờ Rodong Sinmun – cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên – cũng đăng tải những bức ảnh về một tên lửa được bắn đi từ một phương tiện phóng.
Video đang HOT
Đây là vụ phóng tên lửa đầu tiên của Triều Tiên trong vòng một năm qua, đồng thời là vụ phóng thử đầu tiên của Bình Nhưỡng kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Theo giới chuyên gia, việc Triều Tiên phóng thử hai tên lửa đạn đạo này dường như nhằm “nắn gân” chính quyền mới của Mỹ. Theo KCNA, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không đến thị sát vụ phóng này.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga lên án mạnh mẽ vụ phóng mới của Triều Tiên, nêu rõ động thái này đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó cấm Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo. Ông đồng thời nêu rõ hành động này “đe dọa hòa bình và an ninh của Nhật Bản và khu vực xung quanh”.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres ngày 25/3 đã bày tỏ quan ngại trước những vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, đồng thời hối thúc Bình Nhưỡng “nối lại giao thiệp ngoại giao với các bên liên quan và nỗ lực vì hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên”. Người phát ngôn của phái bộ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) cho biết ủy ban trừng phạt Triều Tiên thuộc Hội đồng Bảo an dự kiến sẽ nhóm họp trong ngày 26/3, theo yêu cầu của Washington, để thảo luận về vụ Bình Nhưỡng phóng 2 vật thể bay bị nghi ngờ là các tên lửa đạn đạo ra vùng biển gần Nhật Bản.
Động thái này cho thấy phản ứng có tính toán của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đối với các cuộc thử nghiệm đầu tiên của Triều Tiên kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 1. Theo các quan chức Mỹ, các nỗ lực của chính quyền Biden nhằm tiếp cận với Triều Tiên cho đến nay đều bị từ chối.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25/3 cảnh báo Washington sẽ đưa ra hành động trả đũa tương xứng nếu Triều Tiên leo thang các vụ thử tên lửa. Phát biểu tại buổi họp báo đầu tiên tại Nhà Trắng, ông Biden nói: “Chúng tôi đang tham vấn với các đối tác và đồng minh. Chúng tôi sẽ đưa ra các phản ứng nếu họ lựa chọn leo thang. Chúng ta sẽ đáp trả tương xứng”.
Ngoài ra, Tổng thống Biden cũng nêu rõ: “Tôi cũng sẵn sàng cho một số hình thức ngoại giao với Triều Tiên, nhưng chính sách này phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của quá trình phi hạt nhân hóa”.
Vụ phóng của Triều Tiên: Giới chức Hàn - Mỹ điện đàm đánh giá tình hình
Ngày 25/3, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc Noh Kyu-duk đã điện đàm với ông quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Sung Kim về các vụ phóng của Triều Tiên, được cho là 2 tên lửa đạn đạo, trước đó cùng ngày.
Người dân theo dõi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên tại nhà ga Suseo ở Seoul, Hàn Quốc ngày 25/3/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết hai bên chia sẻ quan ngại về động thái mới của Triều Tiên, đồng thời trao đổi đánh giá về tình hình hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên. Hai bên nhất trí kiểm soát tình hình hiện nay theo hướng ổn định, tiếp tục hợp tác nhằm đưa tiến triển thực chất hướng tới việc phi hạt nhân hóa hoàn Bán đảo Triều Tiên và xây dựng hòa bình lâu dài.
Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, ông Noh Kyu-duk cũng có kế hoạch sớm điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Takehiro Funakoshi. Quan chức trên cho biết Washington đang giám sát chặt chẽ tình hình. Seoul đang phối hợp chặt chẽ với Washington và các nước liên quan khác về vấn đề này.
Cuộc điện đàm giữa quan chức Mỹ - Hàn diễn ra vài giờ sau khi Triều Tiên phóng những vật thể, được cho là 2 tên lửa đạn đạo, ra Biển Nhật Bản. Đây là vụ phóng thứ hai của Triều Tiên trong vòng một tuần, sau vụ phóng các tên lửa hành trình tầm ngắn ra biển Hoàng Hải.
Vụ phóng mới nhất diễn ra trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố hiện là giai đoạn cuối cùng để đánh giá chính sách của nước này về Triều Tiên. Mỹ dự kiến tổ chức một cuộc họp gồm các quan chức an ninh quốc gia với Hàn Quốc và Nhật Bản vào tuần tới.
Cùng này, các nghị sĩ Hàn Quốc dẫn nguồn tin của Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) cho biết vụ phóng mới nhất này có thể đã được Triều Tiên sắp đặt trước cuộc họp báo sắp tới của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Phát biểu với báo giới, nhiều thành viên của Ủy ban tình báo của Quốc hội Hàn Quốc cho biết NIS đã đưa ra quan điểm trên tới các thành viên chủ chốt của ủy ban sau vụ phóng.
Một trong những thành viên của ủy ban nêu rõ: "NIS dường như đang xem cuộc họp báo (sắp tới) của Tổng thống Biden là một trong những nguyên do (đằng sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên). (NIS) cũng đang xem xét lý do Triều Tiên phản đối việc Liên hợp quốc (gần đây) thông qua nghị quyết nhằm vào vấn đề nhân quyền của Triều Tiên và việc dẫn độ doanh nhân Triều Tiên Mun Chol-myong sang Mỹ".
Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Yonhap, một quan chức của NIS cho biết vẫn đang phân tích lý do chính xác đối với hành động của Triều Tiên.
Tàu Trung Quốc đưa dầu vào Triều Tiên thế nào? Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cho phép các tàu chở dầu sử dụng cơ sở hạ tầng và lãnh hải của mình để cung cấp dầu cho Triều Tiên. Vào một buổi sáng đầy nắng tháng Giêng, tàu chở dầu New Konk di chuyển tới một xưởng đóng tàu ở tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc để sửa chữa. Đó là...