Triều Tiên vẫn bán tên lửa đạn đạo cho Syria, xuất hàng sang Trung Quốc?
Bản báo cáo của Liên Hợp Quốc cho thấy, Triều Tiên vẫn tiếp tục hợp tác quân sự như bán tên lửa đạn đạo cho Syria và xuất hàng hóa sang Trung Quốc bất chấp lệnh cấm vận.
Reuters đưa tin theo bản báo cáo được Liên Hợp Quốc (LHQ) chia sẻ vào cuối tuần trước, Triều Tiên vẫn tiếp tục hợp tác quân sự với Syria cũng như bán vũ khí cho nhóm phiến quân Houthi ở Yemen. Ngoài ra, Triều Tiên vẫn chưa cho dừng chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa vốn vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ.
Triều Tiên vẫn được cho tiếp tục bán tên lửa đạn đạo cho Syria, xuất hàng sang Trung Quốc.
Đây là những thông tin nằm trong bản báo cáo được nghiên cứu trong vòng 6 tháng do các chuyên gia độc lập giám sát hoạt động thi hành lệnh trừng phạt của LHQ trình cho Ủy ban trừng phạt Triều Tiên thuộc Hội đồng Bảo an LHQ hôm 3/8.
“Triều Tiên vẫn chưa cho dừng chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa cũng như liên tiếp có hành động vi phạm lệnh cấm của LHQ như vận chuyển số lượng lớn dầu mỏ qua các tàu hàng cũng như buôn bán than ngay trên biển trong giai đoạn năm 2018″, bản báo cáo dài 149 trang nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hiện phái đoàn Triều Tiên tại LHQ chưa đưa ra bất cứ lời bình luận nào liên quan tới bản báo cáo trên.
Theo bản báo cáo của LHQ, ngoài việc tiếp tục hợp tác quân sự với Syria, bán vũ khí cho phiến quân Houthi ở Yemen, Triều Tiên còn vi phạm lệnh cấm xuất khẩu các mặt hàng may mặc khi thu về số tiền hơn 100 triệu USD trong giai đoạn từ tháng 10/2017 – 3/2018. Số hàng này được Triều Tiên xuất sang Trung Quốc, Ghana, Ấn Độ, Mexico, Sri Lanka, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Uruguay.
Điều đáng nói, thông tin trên được công bố giữa lúc Trung Quốc và Nga đề nghị Hội đồng Bảo an xóa bỏ lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thực hiện cuộc gặp đầu tiên ở Singapore hồi tháng Sáu. Trong cuộc gặp này, ông Kim đã hứa tiến hành giải trừ hạt nhân. Tuy nhiên, cả Mỹ và các thành viên khác trong Hội đồng Bảo an lại cho rằng, việc duy trì lệnh trừng phạt với Triều Tiên là cần thiết cho tới khi Bình Nhưỡng có hành động cụ thể giải trừ hạt nhân.
Theo các chuyên gia LHQ, hoạt động vận chuyển dầu mỏ qua các tàu ngay trên vùng biển quốc tế đã gia tăng cả về “quy mô, số lượng và độ tinh vi”. Ngoài việc tắt hệ thống định vị trên tàu, Triều Tiên còn có hành động ngụy trang hoặc sử dụng những tàu có quy mô nhỏ hơn để vận chuyển cho linh hoạt.
Hội đồng Bảo an đã liên tiếp áp đặt lệnh trừng phạt với Triều Tiên kể từ năm 2016 nhằm ngăn chặn nguồn tiền hỗ trợ cho chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Lệnh trừng phạt của LHQ bao gồm cấm Triều Tiên xuất khẩu than đá, quặng sắt, chì, hàng dệt may và hải sản cũng như hạn chế để Bình Nhưỡng nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
Trên thực tế, các chuyên gia LHQ nhấn mạnh hoạt động hợp tác quân sự giữa Triều Tiên và Syria vốn bị cấm nhưng lại không được thi hành. Cụ thể, các chuyên gia kỹ thuật Triều Tiên trong lĩnh vực phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí đã thực hiện nhiều chuyến thăm tới Syria vào các năm 2011, 2016 và 2017.
Ngoài ra, các chuyên gia vẫn đang tiến hành điều tra Bộ Trang thiết bị quân sự Triều Tiên cùng Tập đoàn Thương mại Phát triển Than Triều Tiên (KOMID) cung cấp nhiều loại vũ khí truyền thống và tên lửa đạn đạo cho nhóm vũ trang Houthi tại Yemen.
Cũng theo bảo báo cáo của LHQ, một quốc gia không được tiết lộ tên đã cho các chuyên gia xem bức thư được viết ngày 13/7/2016 của một thủ lĩnh Houthi mời các quan chức Triều Tiên tới Damascus “để thảo luận về vấn đề chuyển giao công nghệ cũng như những vấn đề liên quan tới lợi ích đôi bên”.
Theo các chuyên gia, chính việc lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Triều Tiên không được triển khai một cách hiệu quả và hệ thống đã giúp Bình Nhưỡng lách luật để tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa.
Theo infonet
Tưởng nhầm bị tấn công, Israel lần đầu dùng lá chắn triệu USD chặn tên lửa Syria
Do nghi ngờ Syria phóng tên lửa sang lãnh thổ, Israel lần đầu tiên sử dụng hệ thống phòng không David's Sling trị giá hàng triệu USD để đánh chặn. Tuy nhiên, đây chỉ là vụ đụng độ xảy ra trong nội bộ quốc gia láng giềng Syria.
Tên lửa David's Sling rời bệ phóng (Ảnh: Bộ Quốc phòng Israel)
Israel ngày 23/7 đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa David's Sling để đánh chặn 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn SS-21, mỗi tên lửa mang gần nửa tấn thuốc nổ, của Syria. Giới chức Israel khi đó cho rằng 2 tên lửa Syria đang bay về phía lãnh thổ Israel và kích hoạt các tên lửa David'Sling với tính toán rằng chúng có thể sẽ tấn công khu vực phía bắc của Israel.
Các tên lửa của Syria đã khiến hệ thống còi báo động tại Israel bị kích hoạt. Sau đó, hàng nghìn người dân Israel đã lao xuống hầm trú ẩn. Tuy nhiên, 2 tên lửa SS-21 hóa ra được phóng đi trong một vụ đụng độ nội bộ của Syria chứ không nhắm mục tiêu tới Israel. Các tên lửa này không vượt qua biên giới Israel mà rơi trong lãnh thổ Syria.
Sau khi các máy tính của hệ thống phòng không David's Sling nhận ra rằng các tên lửa Syria chỉ bay ở khoảng cách ngắn và không gây nguy hiểm cho Israel, một trong số 2 tên lửa David's Sling đã được kích hoạt chế độ tự hủy. Cuộc điều tra ban đầu của quân đội Israel hiện vẫn chưa xác định được tình trạng của tên lửa David's Sling thứ hai. Một số ý kiến lo ngại rằng tên lửa này có thể đã rơi xuống lãnh thổ Syria và bị quân đội Syria thu giữ để phục vụ hoạt động tình báo.
Vụ việc xảy ra vào sáng qua là lần đầu tiên Israel triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa David's Sling - một sản phẩm hợp tác của hãng Rafael (Israel) và hãng Raytheon (Mỹ). Lá chắn David's Sling có khả năng bắn hạ tên lửa trong phạm vi từ 40-300km và giá của mỗi tên lửa vào khoảng 1 triệu USD. Trong những tuần gần đây, còi báo động tại Israel liên tục vang lên khi quân đội nước này bắn hạ các máy bay không người lái từ Syria xâm phạm không phận Israel.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Bất chấp kinh tế khó khăn, người Triều Tiên vẫn giữ lời hứa Dù kinh tế vẫn còn đang khó khăn, Triều Tiên đã có động thái cho thấy quốc gia này đang giữ lời hứa của Chủ tịch Kim Jong-un với Tổng thống Donald Trump. Kinh tế khó khăn Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến thị sát. Ảnh: KCNA. Theo Yonhap vào hôm qua (23.7) đưa tin, cơ quan ngôn luận của đảng...