Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo Pukguksong-2
Theo AFP, ngày 13/2, hãng thông tấn nhà nước KCNA cho biết Triều Tiên xác nhận nước này đã phóng thử “thành công” một tên lửa đạn đạo.
Người dân Hàn Quốc theo dõi trên truyền hình về vụ thử tên lửa của Triều Tiên tại nhà ga ở Seoul ngày 12/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tin cho hay: “Một tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm trung Pukguksong-2… đã được phóng thử thành công vào ngày 12/2.”
Trước đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết tên lửa trên đã được phóng từ căn cứ không quân Banghyon thuộc tỉnh Bắc Pyongan của Triều Tiên, sau đó bay về phía Đông hướng ra Biển Nhật Bản.
Trước đó, ngày 12/2, Liên minh châu Âu (EU) đã chỉ trích việc Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo, khi khẳng định đây là bước đi “khiêu khích và không thể chấp nhận được” đồng thời là một sự vi phạm nữa đối với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Người phát ngôn Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu (EEAS) – cơ quan ngoại giao của châu Âu nhấn mạnh: “Triều Tiên phải dừng tất cả các vụ phóng có sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo và từ bỏ vĩnh viễn các chương trình tên lửa đạo của nước này, như yêu cầu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.”
Bên cạnh việc yêu cầu Triều Tiên quay trở lại tham gia các cuộc đàm phán với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là cuộc đàm phán 6 bên, người phát ngôn này còn cho biết Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini sẽ tiến hành thảo luận kỹ hơn với những người đồng cấp về sự đáp trả của quốc tế.
Video đang HOT
Trong đó cùng ngày, Pháp cũng lên án vụ việc – vụ phóng tên lửa lần đầu tiên mà Bình Nhưỡng tiến hành kể từ khi ông Donald Trump được chọn làm Tổng thống Mỹ.
Trong một thông cáo ngắn, Bộ Ngoại giao Pháp nêu rõ: “Pháp lên án vụ thử tên lửa do Triều Tiên tiến hành vào ngày 12/2. Đây là sự vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Pháp tái khẳng định sự đoàn kết với các đối tác ở châu Á – Thái Bình Dương, những nước mà an ninh bị đe doạn bởi chương trình hạt nhân và đạn đạo của Triều Tiên.”
Trong khi đó, Cố vấn Nhà Trắng Stephen Miller khẳng định Mỹ cam kết đảm bảo an ninh cho các đồng minh của nước này tại khu vực Thái Bình Dương và sẽ ủng hộ các đồng minh chống lại bất cứ hành động thù địch nào của Triều Tiên.
Phát biểu trong chương trình truyền hình “Fox News Sunday”, ông Millner nhấn mạnh: “Thông điệp ở đây là chúng tôi sẽ củng cố và tăng cường các khối đồng minh quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương, một phần trong chiến lược của chúng tôi nhằm phát hiện và ngăn chặn sự thù địch đang gia tăng mà chúng tôi nhận thấy được từ chế độ của Triều Tiên trong những năm gần đây.”
Tuy nhiên, ngày 12/2, Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện Nga Konstantin Kosachev khẳng định những sự đáp trả đơn phương của một số quốc gia đối với vụ thử tên lửa của Triều Tiên sẽ càng làm gia tăng căng thẳng.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Kosachev, cho biết: “Các hành động đơn phương được tiến hành bởi Mỹ, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản sẽ càng làm gia tăng căng thẳng vốn đã ở mức cao.”
Bên cạnh đó, ông Kosachev cũng nói thêm rằng bất cứ sự đáp trả nào của cộng đồng quốc tế đối với vụ thử tên lửa của Triều Tiên cũng nên được tiến hành trong khuôn khổ của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hoặc cuộc đàm phán 6 bên (gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ).
(Theo Vietnam )
Triều Tiên trao cơ hội vàng cho Trung Quốc thăm dò Trump
Vụ thử tên lửa của Triều Tiên tạo cơ hội cho Trung Quốc thử nghiệm quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn chưa rõ về chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Washington.
Hình ảnh phóng thử tên lửa Pukguksong-2 do KCNA công bố. Ảnh: KCNA.
Trong khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với thách thức đầu tiên của Triều Tiên, Trung Quốc hầu như đứng bên ngoài quan sát động thái phản ứng của ban lãnh đạo mới ở Washington, theo Wall Street Journal.
Bắc Kinh một ngày sau mới lên tiếng phản đối vụ thử và thúc giục Washington cùng Seoul hành động nhiều hơn để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Bình luận viên Chun Han Wong nhận định, dù Trung Quốc lên án vụ thử tên lửa của Triều Tiên vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, giọng điệu lần này của họ có vẻ chỉ mang tính thăm dò và dè dặt hơn nhiều so với những cảnh cáo đối với các vụ thử hạt nhân năm 2016.
Chuyên gia về an ninh châu Á Huang Jing, thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho rằng kể từ khi Tổng thống Donald Trump nắm quyền, Trung Quốc chưa có cơ hội thực sự nào để phán đoán lập trường của tân Tổng thống Mỹ.
Cách thức đối phó của Bắc kinh với ông Trump đến nay chỉ là chờ đợi và quan sát. Tuy nhiên, vụ thử tên lửa Triều Tiên đã tạo cơ hội hiếm hoi cho Trung Quốc thử nghiệm những dự định chính sách của tân chủ nhân Nhà Trắng.
Theo ông Huang, trên thực tế Tổng thống Mỹ vẫn chưa đưa ra một kế hoạch cụ thể để đối phó với Triều Tiên.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, ông Trump từng nhiều lần lên tiếng ám chỉ rằng ông sẵn sàng phá vỡ nguyên tắc đàm phán đa phương truyền thống để đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, nhằm tái lập quan hệ hai nước.
Ông Trump cũng từng chê trách Bắc Kinh chưa gây áp lực đủ lớn để Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.
Tuy nhiên, sau khi đắc cử ông Trump đã rút lại một số cam kết và trở lại với những lập trường quen thuộc của nền ngoại giao Mỹ trong nhiều thập kỷ qua.
Một số học giả nhận định đây chính là lý do khiến Bắc Kinh vẫn do dự, muốn tìm hiểu thêm về quan điểm của Mỹ trước khi đưa ra bất cứ hành động cụ thể nào về vấn đề Triều Tiên.
"Trung Quốc có thể cần điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp với quan điểm của Mỹ nên đang yên lặng quan sát xem chính quyền Washington có động thái phản ứng gì", giáo sư Shi Yuanhua, thuộc viện Nghiên cứu quốc tế của Đại học Phúc Đán, Thượng Hải đánh giá.
Tuy nhiên, một số cơ quan truyền thông của Trung Quốc đã gợi ý rằng Mỹ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh Bình Nhưỡng sẽ không lùi bước nếu không nhận được những cam kết đảm bảo an ninh quốc gia của họ.
"Nếu Mỹ vẫn thực hiện chính sách gây áp lực lên kế hoạch hạt nhân của Triều Tiên, trong khi phớt lờ những quan ngại về an ninh của nước này, cuộc đối đầu hiện nay giữa hai nước sẽ biến thành một cuộc chiến ngu xuẩn. Cả Seoul, Washington và Tokyo đang yêu cầu Bắc Kinh gây thêm áp lực lên Bình Nhưỡng. Thực tế là họ đang xử lý một vấn đề thứ yếu chứ không phải là nguyên nhân gốc rễ", tờ Global Times của Trung Quốc ngày 12/2 nêu quan điểm.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Triều Tiên thử tên lửa để ngăn Trung Quốc ngả về phía Mỹ? Theo các nhà phân tích, Triều Tiên đã chọn thời điểm hiểm hóc để thử tên lửa, trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ vừa có dấu hiệu tan băng trong những ngày gần đây. Điều đó phản ánh, chính quyền Kim Jong-un muốn thông qua động thái trên để phá hoại quan hệ Trung - Mỹ, ngăn 2 nước...