Triều Tiên tuyên bố thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân
Triều Tiên hôm nay tuyên bố thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân, bước tiến mới cho phép Bình Nhưỡng gắn vũ khí hạt nhân vào tên lửa.
Xe quân sự chở theo tên lửa trong cuộc diễu hành ở thủ đô Bình Nhưỡng hồi tháng 10/2010, nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh:KCNA/AP
“Chúng tôi bắt đầu thu nhỏ và đa dạng hóa các loại vũ khí tấn công hạt nhân từ lâu,” hãng thông tấn Triều Tiên KCNA dẫn tuyên bố của Ủy ban Quốc phòng nước này. “Chúng tôi đã đạt tới giai đoạn đảm bảo tốc độ chính xác nhất, không chỉ đối với tên lửa tầm ngắn và tầm trung, mà còn đối với tên lửa tầm xa nữa.”
Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi Bình Nhưỡng rút lại quyết định cho phép Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đến thăm khu công nghiệp Kaesong, đặc khu kinh tế nằm cách biên giới căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc chỉ vài km, do hai nước cùng điều hành. Triều Tiên đang là đối tượng chịu trừng phạt của Liên Hợp Quốc vì chương trình tên lửa và hạt nhân.
Theo AFP, tháng 10 năm ngoái, Tướng Curtis Scaparrotti, chỉ huy Các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc từng cảnh báo, Triều Tiên dường như “có công nghệ” thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn vào tên lửa. Ông nhấn mạnh, Triều Tiên có mối quan hệ gần gũi với Iran và Pakistan, hai nước đều có chương trình phát triển hạt nhân.
Tuy nhiên, Mỹ không tìm thấy bất cứ bằng chứng gì cho thấy Triều Tiên đang thử nghiệm thu nhỏ vũ khí hạt nhân. Các chuyên gia cho rằng, gắn đầu đạn hạt nhân thu nhỏ vào tên lửa đạn đạo cực khó, và có lẽ Triều Tiên chưa đủ khả năng.
Video đang HOT
Triều Tiên hôm 9/5 tuyên bố đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM). Nếu thông tin này đúng thì đây là một tiến bộ đáng kể của Triều Tiên trong công nghệ sản xuất tàu ngầm có trang bị tên lửa.
Tuy nhiên, kỹ sư hàng không Đức thuộc công ty Công nghệ Schmucker Technologie, cho rằng các bức ảnh của Triều Tiên đã được “chỉnh sửa nhiều”. Đô đốc hải quân Mỹ James Winnefeld cũng cho rằng Bình Nhưỡng vẫn còn mất “nhiều năm nữa” mới phát triển được các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Những cỗ máy răn đe hạt nhân đáng sợ nhất của Nga
Tên lửa liên lục địa R-36 Satan có tầm bắn 16.000 km mang theo 10 đầu đạn hạt nhân hay RS-24 Yars có thể ẩn hiện khôn lường là 2 trong số những vũ khí răn đe mạnh nhất của Nga.
R-36M, NATO định danh SS-18 Satan, là tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn nhất thế giới. Quỷ Satan thuộc loại tên lửa nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn. Tên lửa có trọng lượng phóng tới 209 tấn, tầm bắn tối đa tới 16.000 km. Điểm đáng sợ của R-36M là có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân độc lập. SS-18 được phóng từ các silo cố định trong lòng đất. Ảnh: Military-today
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-IV là biểu tượng thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Theo Global Security, Delta-IV là xương sống của lực lượng răn đe hạt nhân trên biển của Nga. Mỗi tàu ngầm được trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-29RMU Sineva. Tên lửa có tầm bắn 11.457 km, mang theo 4 đầu đạn hạt nhân độc lập. Ảnh: Wikipedia
Tên lửa đạn đạo liên lục địa di động RT-12PM2 Topol-M là một sản phẩm của Viện Công nghệ nhiệt Moscow. Topol-M thuộc loại tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Ống phóng lắp trên khung gầm xe chuyên dụng MZKT-79221 mang lại khả năng cơ động rất cao. Tên lửa có tầm bắn tối đa 11.000 km mang theo đầu đạn hạt nhân 800 Kt. Ảnh: RT
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack. Phi cơ được thiết kế kiểu "cánh cụp - cánh xòe" cho phép đạt tốc độ siêu âm 2.220 km/h. Vũ khí đáng sợ nhất của Tu-160 là 12 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55SM. Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật 200 kt, tầm bắn tối đa 2.500 km. Ảnh: Obris Xem thêm: Tu-95 phóng tên lửa diệt mục tiêu
Tuy có thời gian hoạt động trên 50 năm, song Tu-95 Bear vẫn là trụ cột trong sức mạnh răn đe hạt nhân đường không của Nga. Tu-95 có thể mang theo tải trọng 15 tấn vũ khí, đặc biệt là tên lửa hành trình Kh-55SM hoặc tên lửa hạt nhân chiến thuật Kh-20. Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa Tu-95MS lên các tiêu chuẩn mới hiện đại hơn để kéo dài thời gian sử dụng phi cơ này đến khoảng năm 2040. Ảnh: Theaviationist Xem thêm: Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 bay lượn
Đề án 955 Borei là loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên được chế tạo dưới thời hậu Xô Viết. Người ta trang bị cho tàu rất nhiều công nghệ tối tân, như hệ thống bơm phun cho phép hoạt động êm hơn cùng hệ thống định vị thủy âm hiện đại. Vũ khí chính của tàu là 16 tên lửa liên lục địa RSM-56 Bulava, tên lửa có tầm bắn tối đa 10.000 km mang theo 6-10 đầu đạn hạt nhân độc lập. Ảnh: Warfare
RS-24 Yars là cỗ máy răn đe hạt nhân mới và đáng sợ nhất của Nga. Moscow phát triển vũ khí này nhằm xuyên thủng lá chắn tên lửa Mỹ triển khai ở châu Âu.Tên lửa có tầm bắn 11.000 km mang theo 4-6 đầu đạn hạt nhân độc lập. Điểm đáng sợ của RS-24 là khả năng "thoắt ẩn, thoắt hiện" khiến đối phương không thể lần theo. Ảnh: Vitaly V. Kuzmin
Nhằm đảm bảo cho khả năng hoạt động của hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M, các binh sĩ trẻ của sư đoàn Vệ binh Số 7 thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược Nga phải thường xuyên tập luyện phóng, bảo vệ, bảo trì và kiểm tra mức độ rò rỉ phóng xạ.
Theo_Zing News
Mỹ nhún nhường, Nga lại đem vũ khí hạt nhân ra dọa Ngày 175, một quan chức ngoại giao Nga tuyên bố, hành động của Hoa Kỳ có thể đẩy Moscow tới bước đường mở rộng kho vũ khí hạt nhân. Nga đe dọa mở rộng kho vũ khí hạt nhân vì Mỹ Hãng thông tấn TASS ngày 17-5 trích dẫn lời phát biểu của vị Giám đốc một Vụ chuyên trách vấn đề không...