Triều Tiên tuyên bố thử ICBM nhiên liệu rắn mới
Triều Tiên vào ngày 14/4 tuyên bố nước này đã thử nghiệm tên lửa liên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn mới.
Người dân theo dõi tin tức được phát trên truyền hình về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, tại Seoul, ngày 13/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) nhấn mạnh: “Việc phát triển ICBM mới Hwasongpho-18 sẽ cải cách sâu rộng các thành phần răn đe chiến lược của CHDCND Triều Tiên, đẩy mạnh hiệu quả của bố trí phản công hạt nhân và tạo sự thay đổi về thực tiễn của chiến lược quân sự tấn công”. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc thử nghiệm tên lửa này.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết diễn biến này đánh dấu lần đầu tiên Triều Tiên sử dụng nhiên liệu rắn trong tên lửa đạn đạo tầm trung hoặc liên lục địa. Việc phát triển ICBM nhiên liệu rắn từ lâu đã được coi là mục tiêu chính của Triều Tiên, vì nó có thể giúp nước này triển khai tên lửa nhanh hơn trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Reuters cho biết Triều Tiên có thể đã ra mắt ICBM mới nhiên liệu rắn trong một cuộc diễu binh vào tháng 2. Hầu hết tên lửa đạn đạo lớn nhất của Triều Tiên đều sử dụng nhiên liệu lỏng, do đó cần phải nạp tại địa điểm phóng thông qua một quá trình rất tốn thời gian. Việc sử dụng nhiên liệu rắn có thể tạo thêm điều kiện di dộng hơn cho tên lửa và giảm thời gian chuẩn bị phóng.
Trước đó một ngày, vào sáng 13/4, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên có thể đã phóng tên lửa đạn đạo mới ra vùng biển phía phía Đông nước này. Cùng ngày 13/4, chính phủ Nhật Bản đã ban bố lệnh sơ tán khẩn cấp đối với người dân sống tại khu vực phía Bắc Hokkaido ngay sau khi có thông tin về vụ phóng để đề phòng rủi ro về sinh mạng. Tuy nhiên, cảnh báo sơ tán đã được rút lại sau đó, khi các phân tích sâu hơn cho thấy không có khả năng tên lửa rơi xuống lãnh thổ Nhật Bản.
Video đang HOT
Triều Tiên đã chỉ trích cuộc tập trận quân sự chung gần đây giữa Mỹ và Hàn Quốc là leo thang căng thẳng và Bình Nhưỡng trong những tháng qua cũng tăng cường thử vũ khí.
Cuộc diễu binh hé lộ năng lực sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên
Không chỉ phô trương tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn mới, trong cuộc diễu binh tối 8/2, Triều Tiên còn hé lộ cả năng lực sản xuất ICBM.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cùng con gái theo dõi lễ diễu binh. Ảnh: AP
Hãng tin Al Jazeera đưa tin Chủ tịch Kim Jong-un cùng phu nhân và con gái đã theo dõi trực tiếp cuộc diễu binh tối 8/2 tại Bình Nhưỡng kỷ niệm 75 năm thành lập quân đội Triều Tiên.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin có nhiều vũ khí góp mặt trong cuộc diễu binh này, trong đó có tên lửa hạt nhân chiến lược và ICBM. KCNA miêu tả những vũ khí này đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ Triều Tiên chống lại kẻ thù.
Nhà nghiên cứu Joseph Dempsey tại Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược (Anh) phân tích: "Sau sự xuất hiện của các cặp tên lửa liên lục địa Hwasong-17 là 4 hệ thống chưa được xác định dường như có kích cỡ tương tự".
KCNA trong khi đó đưa tin khi các ICBM xuất hiện trên quảng trường, đám đông khán giả đã cổ vũ. KCNA cũng bổ sung rằng có một "đơn vị hạt nhân chiến lược" tham gia cuộc diễu binh.
Ông Ankit Panda tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế (Mỹ) đánh giá ICBM mới này thực tế có thể là chiếc đã xuất hiện trong cuộc diễu binh năm 2017 nhưng từ đó cho đến nay vẫn chưa được Triều Tiên thử nghiệm.
Hầu hết tên lửa đạn đạo lớn nhất của Triều Tiên đều sử dụng nhiên liệu lỏng, do đó cần phải nạp tại địa điểm phóng thông qua một quá trình rất tốn thời gian. Việc sử dụng nhiên liệu rắn có thể tạo thêm điều kiện di dộng hơn cho tên lửa và giảm thời gian chuẩn bị phóng.
Việc phát triển ICBM nhiên liệu rắn từ lâu đã là mục tiêu then chốt của Triều Tiên bởi nó có thể khiến tên lửa khó bị phát hiện và phá hủy. Giáo sư dự bị Leif-Eric Easley tại Đại học nữ Ewha (Hàn Quốc) đánh giá: "Thông điệp Bình Nhưỡng muốn gửi đến quốc tế, thể hiện năng lực của nước này trong ngăn cản, có khả năng được thể hiện qua việc thử nghiệm tên lửa nhiên liệu rắn hoặc kích hoạt một thiết bị hạt nhân thu nhỏ".
Buổi diễu binh tổ chức vào tối 8/2 tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP
Một tên lửa đạn đạo liên lục địa xuất hiện trong cuộc diễu binh. Ảnh: AP
Buổi diễu binh nhằm kỷ niệm 75 năm thành lập quân đội Triều Tiên. Ảnh: AP
Chủ tịch Kim Jong-un vẫy tay với người dân theo dõi lễ diễu binh.Ảnh: AP
Các binh sĩ dự buổi diễu binh. Ảnh: AP
Toàn cảnh buổi diễu binh. Ảnh: AP
KCNA đưa tin có nhiều vũ khí xuất hiện trong buổi diễu binh tối 8/2. Ảnh: AP
Phóng viên Rob McBride của Al Jazeera nhận định rằng cuộc diễu binh dường như góp phần khẳng định rằng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un vẫn duy trì con đường phát triển vũ khí với việc vào năm 2022 Bình Nhưỡng đã phóng thử tên lửa đạn đạo với số lượng chưa từng có tiền lệ.
Triều Tiên khẳng định chương trình phát triển vũ khí của nước này nằm trong chủ quyền được tự vệ và là cần thiết trước những "chính sách thù địch" của Mỹ cùng Hàn Quốc, Nhật Bản.
Trang tin NK News cho biết ngoài ICBM nhiên liệu rắn mới, cuộc diễu binh còn có sự xuất hiện của 11 tên lửa Hwasong-17. Mới chỉ có 4 tên lửa Hwasong-17 xuất hiện trong cuộc diễu binh năm 2020, do đó, NK News nhận định điều này cho thấy có khả năng việc sản xuất hàng loạt tên lửa mới này đang diễn ra.
Nhật Bản lên tiếng sau vụ Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chiều 3/11, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết thông qua kênh ngoại giao ở Bắc Kinh, chính phủ nước này đã bày tỏ quan ngại và phản đối các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno. Ảnh: Kyodo/TTXVN Phát biểu với các phóng...