Triều Tiên tuyên bố tên lửa vừa bắn mang được hạt nhân
Tên lửa Triều Tiên đạt độ cao 2.000 km, hoàn toàn đủ khả năng công phá và gây thiệt hại nặng cho căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam.
KCNA khẳng định tên lửa mới gắn được đầu đạn hạt nhân.
Ngày 15.5, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) phát đi thông báo mới nhất, khẳng định tên lửa đạn đạo đất đối đất phóng thử hôm 14.5 có khả năng mang được đầu đạn hạt nhân.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới thị sát buổi phóng thử tên lửa Hwasong-12. Tên lửa này đạt độ cao 2.100 km và bay xa hơn 700 km trước khi rơi xuống biển, cách biên giới Nga gần 100 km. Quan chức Mỹ khẳng định chưa bao giờ tên lửa Triều Tiên bay gần Nga tới vậy.
Hãng thông tấn KCNA nói: “Vụ thử nhằm mục tiêu thẩm định khả năng kĩ thuật và chiến thuật của tên lửa đạn đạo đời mới có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân hạng nặng”. Quan chức Mỹ cho biết vụ thử thực hiện gần thành phố Kusong, miền tây Triều Tiên và bay tới biển Nhật Bản. Địa điểm rơi cách thành phố Vladivostok của Nga gần 100 km.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng tên lửa đạt độ cao trên 2.000 km và bay trong khoảng 30 phút. “Có khả năng đây là một loại tên lửa mới”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Tomomi Inada tuyên bố. KCNA cũng cảnh báo Mỹ không nên khiêu khích quốc gia Đông Á này vì “lãnh thổ Mỹ và các căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên”.
David Wright, giám đốc Liên minh Các nhà khoa học (UCS) cho rằng tên lửa bay được xa hơn và cao hơn chứng minh rằng đây là phiên bản cải tiến hoặc đời mới. Trên trang cá nhân của mình, David nhận định nếu bay tới độ cao 2.000 km, tên lửa này hoàn toàn có thể bắn tới căn cứ đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Căn cứ đảo Guam của Mỹ là nơi chứa nhiều máy bay ném bom hạng nặng như B-1, B-2 và B-52.
Video đang HOT
Tầm bắn của tên lửa Triều Tiên.
Tong Zhao, nhà phân tích từ Trung tâm Chính sách Quốc tế Carnegie-Thanh Hoa (Trung Quốc) nhận định tên lửa mới giúp Triều Tiên có trong tay “khả năng răn đe hạt nhân khu vực”. Điều này đồng nghĩa Bình Nhưỡng có thể không cần theo đuổi chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa để bắn tới đất Mỹ.
Nga phản ứng trước hành động bắn thử tên lửa của Triều Tiên bằng việc yêu cầu khu vực phía đông nâng cao cảnh giác. “Để chuẩn bị trước các tình huống bất ngờ xảy ra, chúng tôi luôn đặt hệ thống phòng không của mình ở vùng Viễn Đông trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu”, Viktor Ozerov, giám đốc Ủy ban Hội đồng Quốc gia về Phòng thủ và An ninh, nói.
Theo Danviet
Tên lửa 'Gió Đông' của TQ thổi bay tiền đồn Mỹ?
Tên lửa &'Gió Đông' của TQ thổi bay tiền đồn Mỹ?
Tags: Trung Quốc, Đảo Guam, &'Gió Đông', Bắc Kinh, Tên lửa đạn đạo, tàu sân bay, cuộc duyệt binh, hệ thống, vũ khí, tiền đồn, thổi bay, tầm bắn, đầu đạn, loại, quân
Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất>>
Đảo Guam của Mỹ đang nằm trong tầm uy hiếp của loại tên lửa, máy bay ném bom tối tân của Trung Quốc.
Bí ẩn chuyên cơ "ngày tận thế" của Tổng thống Mỹ
Đằng sau sức mạnh quân sự Nga
Tóc của Tổng thống Mỹ đáng giá bao nhiêu tiền?
Thực tế này cho thấy, Trung Quốc đang tiếp tục các nỗ lực để vô hiệu hóa khả năng Mỹ chi viện cho các đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tên lửa DF-26 IRBM.
Theo Jordan Wilson, tác giả báo cáo trên, nếu muốn ngăn sự can thiệp của Washington, Bắc Kinh có thể khai hỏa các tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), các tên lửa hành trình tấn công trên bộ (LACM), các tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM), cùng các tên lửa hành trình chống hạm (ASCM). Khi đó, đảo Guam &'nguy to'.
Trong một kịch bản tấn công như vậy, mọi chú ý đều tập trung vào loại tên lửa mới của Trung Quốc là DF-26 IRBM. Tên lửa DF-26 IRBM (Đông Phong) xuất hiện lần đầu trong một cuộc duyệt binh tháng 9/2015 tại Bắc Kinh, nhưng đã được biết tới từ năm 2014.
Loại tên lửa này độc nhất vô nhị ở chỗ, DF-26 có phiên bản chống hạm với đầu đạn thường, nhắm tấn công các tàu trên biển, chẳng hạn như tàu sân bay hoặc tàu khu trục, khiến các tàu sân bay quanh đảo Guam nằm trọn trong tầm bắn.
Tầm bắn các tên lửa DF-21D, DF-16 và DF-26 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Stratfor. Chuyển ngữ: VietNamNet
Nhiều nguồn tin Trung Quốc tự tin khẳng định rằng, DF-26 lòa loại tên lửa tầm trung tối tân nhất trên thế giới. Đáng chú ý, Nga và Mỹ không thể phát triển lớp tên lửa này do các hạn chế trong Hiệp ước Lực lượng Tên lửa Tầm trung, ký kết từ năm 1987.
Loại tên lửa duy nhất trên thế giới có thể đọ được DF-26 là Agni V của Ấn Độ. Các nguồn tin từ Trung Quốc cũng nói rằng, DF-26 siêu việt hơn Agni V.
DF-26 là tên lửa hai tầng, sử dụng nhiên liệu rắn. Nguồn tin khác ước tính tầm bắn tối đa của tên lửa là hơn 5.000km. DF-26 có thể mang theo lượng chất nổ 1.200 - 1.800kg. Tên lửa này có vẻ như sử dụng hệ thống vệ tinh dẫn đường sản xuất trong nước là BeiDou. Độ chính xác của tên lửa này được cho là dưới 100m, thậm chí là dưới 10m.
Theo_VietNamNet
Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân Mỹ "nhanh như chớp mắt" Hiện nay, Triều Tiên sở hữu tên lửa Taepodong-3 được cho là tầm bắn 14.000 km, đủ sức vươn tới đất Mỹ. Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng tấn công hạt nhân Mỹ. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) vừa đăng tải một lời tuyên bố thẳng thừng nhắm tới Mỹ: "Nếu Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách thù địch...