Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng chiến tranh tổng lực
Ngày 7/10, trong báo cáo trình Quốc hội dành cho kiểm toán thường niên của các cơ quan nhà nước, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết với mục tiêu thống nhất đất nước vào năm 2015, Triều Tiên đã tăng tốc cho cuộc chiến tranh tổng lực bằng cách thực hiện huấn luyện chiến thuật và tăng cường khả năng tấn công của mình.
Triều Tiên xác định năm 2015 là năm tấn công tổng lực, thống nhất đất nước. (Ảnh: japantimes.co.jp)
Báo cáo viết: “Sau khi tuyên bố 2015 là năm hoàn thành việc thống nhất đất nước, Triều Tiên đã chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tổng lực… Với mục tiêu đó, miền Bắc đã tăng gấp đôi số quân nhân tham gia các khóa huấn luyện mùa Hè của họ so với những năm trước. Bình Nhưỡng cũng tăng cường các khả năng tấn công của mình một cách thích hợp.”
Triều Tiên cũng bổ xung thêm 300 hệ thống tên lửa phóng loạt trong hai năm qua, nâng tổng số tên lửa phóng loạt lên tới khoảng 5.100 hệ thống. Theo báo cáo trên, các tên lửa cỡ đường kính 240 mm có thể bay xa khoảng 60 km và bắn tới thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Những tên lửa cỡ đường kính 300mm có tầm bắn 200 km sẽ uy hiếp Bộ chỉ huy liên quân ở miền Trung Hàn Quốc.
Chỉ riêng trong năm nay, Bình Nhưỡng đã 19 lần bắn tên lửa, và lần gần đây nhất vào đầu tháng 9 vừa qua, với tổng cộng 111 quả đạn.
Trong một động thái đáp trả các mối đe dọa như vậy, chính quyền Seoul đã lập ra “một thời gian biểu” để triển khai các cuộc tấn công hữu hiệu đối phó với khởi nguồn các hành động khiêu khích trên bộ, trên biển và trên không cũng như phá hủy sự hỗ trợ và chỉ huy của đối phương.
Bộ Quốc phòng cho biết: “Hàn Quốc đã duy trì sự sẵn sàng chống trả mạnh mẽ trước những hành động khiêu khích có giới hạn của Triều Tiên và mọi toan tính nhằm tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện. Chúng tôi đang cố gắng tăng cường bố trí an ninh tại các khu vực ở thủ đô để ngăn chặn các mối đe dọa của kẻ thù”.
Video đang HOT
Theo Vietnam
Nhật, Mỹ bí mật thảo luận khả năng Tokyo sở hữu vũ khí tấn công
Mỹ và Nhật Bản đang xem xét khả năng để Tokyo sở hữu các vũ khí tấn công, vốn cho phép Nhật bắn hỏa lực ra xa ngoài biên nước nước này, giới chức Nhật cho biết, trong một động thái có thể khiến Trung Quốc giận dữ.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Ba nguồn tin giấu tên của Nhật tiết lộ với hãng tin Reuters rằng Tokyo đang tiến hành các cuộc thảo luận không chính thức với Washington, mà trước đó không được tiết lộ, về các phương án vốn có thể đánh dấu một sự tăng cường khả năng quân sự cho Nhật Bản.
Tuy nhiên, giới chức Nhật nói thêm, các phương án về điều mà Nhật Bản xem là "khả năng tấn công" mới chỉ ở giai đoạn ban đầu và không liên quan tới các thiết bị quân sự cụ thể trong thời điểm này.
Hiến pháp Nhật hiện thời cấm Tokyo sở hữu vũ khí tấn công.
Giới chức quốc phòng cho hay một khả năng tấn công đòi phải có sự thay đổi trong học thuyết quân sự phòng vệ đơn thuần của Nhật. Sự thay đổi này có thể mở ra cánh cửa đối với các hệ thống tên lửa tấn công và các khí tài khác trị giá hàng tỷ USD. Các khí tài có thể bao gồm các dạng khác nhau, như tên lửa hành trình bắn từ tàu ngầm, tương tự tên lửa Tomahawk của Mỹ.
Theo giới chức Mỹ, không có cuộc thảo luận chính thức nào về vấn đề trên, nhưng không loại trừ khả năng các liên lạc không chính thức về chủ đề này đã diễn ra. Một quan chức Mỹ cho hay Nhật đã đề cập không chính thức với giới chức Mỹ về vấn đề này hồi năm ngoái.
Quân đội Nhật rất mạnh nhưng bị kiềm chế bởi hiến pháp hòa bình. Lực lượng phòng vệ Nhật có hàng chục tàu hải quân mặt nước, 16 tàu ngầm, 3 tàu sân bay trực thăng, với nhiều tàu khác đang được chế tạo. Nhật cũng sẽ mua 42 máy bay chiến đấu tàng hình tối tân F-35 của Mỹ.
Tái bố trí quân đội Nhật thành một lực lượng quyết đoán hơn là chính sách cốt lõi của Thủ tướng Shinzo Abe. Ông Abe đã chấm dứt một thập niên cắt giảm chi tiêu quốc phòng và một lệnh cấm các binh sĩ Nhật tham chiến ở nước ngoài, đồng thời nới lỏng các hạn chế về xuất khẩu vũ khí.
Tokyo đã từ bỏ một đề nghị nhằm thảo luận các khả năng tấn công trong các cuộc đàm phán cấp cao nhằm sửa đổi các đường lối chỉ đạo cho liên minh an ninh Mỹ-Nhật, dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Thay vào đó, vấn đề nhạy cảm trên đang được thảo luận một cách riêng rẽ.
Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào với Washington cũng còn phải mất vài năm và các trở ngại là rất lớn, từ các chi phí cho tới những lo ngại về quan hệ với các láng giềng châu Á như Trung Quốc và các vấn đề nhạy cảm trong bản thân liên minh Mỹ-Nhật.
Giới chức Nhật cho hay những người đồng cấp Mỹ tỏ ra thận trọng về ý tưởng của Nhật, một phần vì điều đó có thể khiêu khích Trung Quốc, vốn cáo cuộc ông Abe muốn làm hồi sinh chủ nghĩa quân phiện thời chiến.
Tấn công các căn cứ tên lửa Triều Tiên
Mặc dù sự kình địch giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang gia tăng do tranh chấp lãnh thổ nhưng trọng tâm của Tokyo có thể là khả năng tấn công các căn cứ tên lửa của Triều Tiên, theo 3 quan chức Nhật giấu tên tham gia vào tiến hành thảo luận Mỹ-Nhật.
Triều Tiên nằm cách Nhật Bản chưa đầy 600 km tính từ điểm gần nhất.
Bình Nhưỡng đã cải thiện khả năng tên lửa đạn đạo và tiến hành 3 vụ thử vũ khí hạt nhân, gần đây nhất là vào tháng 2/2013. Hồi tháng 4 năm nay, Triều Tiên nói rằng trong trường xảy ra một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên, Nhật có thể bị phá hủy hoàn toàn trong "các ngọn lửa hạt nhân".
Một phần động lực của Nhật nhằm tăng cường khả năng là sự ngờ vực rằng Mỹ, vốn có 28.000 quân tại Hàn Quốc và 38.000 quân tại Nhật, có thể không muốn tấn công Triều Tiên trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, giới chuyên gia Nhật cho hay.
Các lực lượng Mỹ có thể muốn kiềm chế trong một số tình huống, như nếu Hàn Quốc muốn ngăn chặn sự leo thang.
Theo các đường lối an ninh hiện thời, trong trường hợp hảy ra một cuộc tấn công tên lửa đạn đạo, "các lực lượng Mỹ sẽ cung cấp cho Nhật thông tin tình báo cần thiết và có thể cân nhắc, nếu cần thiết, sử dụng lực lượng cung cấp hỏa lực tấn công bổ sung".
Các cuộc thảo luận không chính thức về khả năng tấn công sẽ bàn tới mọi phương án, từ việc Nhật tiếp tục phụ thuộc hoàn toàn vào Washington để có được các vũ khí.
Nhật muốn đi đến một thỏa thuận trong khoảng 5 năm và sau đó bắt đầu mua vũ khí, một quan chức Nhật tiết lộ.
An Bình
Theo Dantri
Hàn Quốc và Mỹ không thay đổi kế hoạch tập trận chung Hàn Quốc và Mỹ sẽ tiến hành cuộc tập trận hải quân chung thường niên trong tháng này như kế hoạch đã đề ra. Binh sỹ Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận "Người bảo vệ tự do Ulchi." (Nguồn: Getty Images) Phát biểu với báo giới ngày 14/8 tại thủ đô Seoul, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok...