Triều Tiên tuyên bố không vi phạm thỏa thuận với Mỹ
Trước những lời phản đối của cộng đồng quốc tế, Triều Tiên khẳng định kế hoạch phóng vệ tinh khác với thử tên lửa tầm xa và vì thế nước này không phá vỡ cam kết với Mỹ.
Các tên lửa của Triều Tiên được chở trên bệ phóng di động trong một cuộc duyệt binh ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Yonhap/EPA
Video đang HOT
KCNA dẫn lời các quan chức Triều Tiên cho biết kế hoạch phóng vệ tinh quan sát trái đất mà họ mới công bố là hoàn toàn khác với một cuộc phóng tên lửa tầm xa. Trung bình, có hơn 100 cuộc phóng vệ tinh trên toàn thế giới mỗi năm và chương trình của Triều Tiên hoàn toàn vì mục đích nghiên cứu khoa học đơn thuần, hãng lập luận.
Trước đó, chính phủ Triều Tiên cũng tuyên bố quyết tâm thực hiện kế hoạch phóng tên lửa mang vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ vào tháng tới vì đây là vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, đồng thời lên án việc một số nước chỉ trích Bình Nhưỡng. Triều Tiên cũng cáo buộc Hàn Quốc đang cố tình “phá hoại” thỏa thuận đạt được giữa Triều Tiên và Mỹ để duy trì ảnh hưởng của Seoul với Washington.
Ngoài ra, Triều Tiên còn lên tiếng chế nhạo Hàn Quốc đã hai lần thất bại trong việc phóng vệ tinh, đồng thời gọi cuộc phóng vệ tinh lần này là “thời khắc lịch sử” cho toàn dân tộc Triều Tiên.
Các nước đồng loạt phản đối hoặc lo ngại trước kế hoạch của Bình Nhưỡng. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cho rằng nó đi ngược lại với nghị quyết cấm Triều Tiên tiến hành thêm các vụ thử hạt nhân và phóng tên đạn đạo vì bất cứ mục đích gì. Nó cũng đi ngược cam kết dừng chương trình hạt nhân và các vụ phóng tên lửa để đổi lấy 240.000 tấn lương thực viện trợ từ Mỹ.
Ngày 19/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland tiếp tục yêu cầu Triều Tiên hủy vụ phóng tên lửa, đồng thời cho hay Triều Tiên sẽ trở thành bên phá vỡ thỏa thuận về viện trợ lương thực mới đạt được với Mỹ hồi tháng trước nếu vẫn thực hiện vụ phóng tên lửa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh 5 nước còn lại của vòng đàm phán sáu bên về vấn đề Triều Tiên gồm Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Nhật đều có chung ý kiến về vấn đề này. Vì thế, Bình Nhưỡng nên chấp thuận yêu cầu của cộng đồng quốc tế.
Trước việc Triều Tiên mời các chuyên gia và nhà báo quốc tế đến giám sát việc phóng tên lửa, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ( IAEA) cho hay đang trong quá trình thảo luận và chưa đưa ra bất cứ quyết định nào về việc có đến Triều Tiên hay không.
Ngày 16/3, Triều Tiên tuyên bố sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa tầm xa kèm vệ tinh vào khoảng ngày 12-16/4 để kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố chủ tịch Kim Nhật Thành.
Lần gần đây nhất Bình Nhưỡng phóng tên lửa tầm xa là vào tháng 5/2009, cũng đem theo một vệ tinh vào không gian, khiến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lo ngại và thắt chặt hơn các lệnh trừng phạt với Triều Tiên. Để đáp lại, Triều Tiên tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân lần thứ hai chỉ vài tháng sau đó.
Theo VNExpress
Phái đoàn thanh sát viên của IAEA đã đến Iran
Phái đoàn 5 thanh sát viên cấp cao của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã tới Iran tối 19/2 trong nỗ lực nhằm hạ nhiệt căng thẳng gia tăng xung quanh các hoạt động hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
Ông Herman Nackaerts (phải) dẫn đầu phái đoàn thanh sát viên của IAEA tới Iran. (Nguồn: Reuters)
Theo kế hoạch, phái đoàn IAEA sẽ ở lại Iran trong hai ngày 20-21/2 để thảo luận với các quan chức nước chủ nhà về một số vấn đề còn tồn đọng từ chuyến thăm cuối tháng trước, đồng thời đặt nền móng cho việc nối lại các cuộc đàm phán giữa Iran với Nhóm P5 1 (gồm Đức và 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc) sau hơn một năm ngưng trệ.Phát biểu tại thủ đô Vienna (Áo) trước khi lên đường tới Tehran, trưởng nhóm thanh sát viên IAEA Herman Nackaerts bày tỏ hy vọng sẽ đạt được một số "kết quả cụ thể" từ chuyến thăm, mặc dù ông thừa nhận cần phải có thêm thời gian vì đây là một vấn đề phức tạp.
Theo ông Nackaerts, ưu tiên cao nhất trong chuyến thăm lần này là tìm hiểu về khía cạnh quân sự trong chương trình hạt nhân của Iran cũng như việc nước này có thực sự sẵn sàng nối lại đàm phán với Nhóm P5 1 hay không.
Trong chuyến thăm trước diễn ra từ ngày 29-31/1, hai bên chưa đạt được bước tiến cụ thể do các thanh sát viên IAEA vẫn chưa được gặp các nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran cũng như chưa được tiếp cận với các cơ sở hạt nhân của nước này.
Các chuyến thăm diễn ra sau khi Iran bất ngờ công bố một loạt thành tựu hạt nhân mới kèm theo tuyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán hạt nhân "vô điều kiện" theo đề xuất cách đây 4 tháng của bà Catherine Ashton - Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại./.
Theo TTXVN
"Thanh sát viên có thể kéo dài chuyến thăm Iran" AFP và hãng thông tấn IRNA dẫn lời Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi ngày 30/1 cho biết phái đoàn thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có thể kéo dài chuyến thăm nước này nếu họ muốn. Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi. (Nguồn: AP) Nhóm sáu thanh sát viên của IAEA bắt đầu tới Iran...