Triều Tiên tuyên bố cắt đường dây quân sự
Triều Tiên hôm nay tuyên bố sẽ cắt đường dây liên lạc quan trọng với Hàn Quốc. Động thái này cho thấy tình hình trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng và có khả năng gây nguy hiểm cho tổ hợp công nghiệp của Hàn Quốc tại Triều Tiên – biểu tượng cuối cùng của sự hợp tác liên Triều.
Triều Tiên gần đây đã cắt đường dây nóng Chữ thập Đỏ với Hàn Quốc và đường dây liên lạc với bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu. Tuy nhiên, đường dây nóng nối giữa quan chức hàng không hai miền vẫn còn duy trì.
Trưởng đại diện Triều Tiên tại ủy ban đàm phán quân sự liên Triều hôm nay gửi thông báo tới người đồng nhiệm của Hàn Quốc tuyên bố cắt đứt nốt đường dây quân sự. Đường dây này có vai trò quan trọng vì được hai miền sử dụng để trao đổi các vấn đề liên quan tới việc đi lại của hàng trăm công nhân trong khu công nghiệp Kaesong.
Khu công nghiệp Kaesong
Video đang HOT
Các quan chức Hàn Quốc nói rằng tính đến hôm nay, hơn 900 công nhân của nước này đang làm việc ở Kaesong. Vẫn chưa rõ việc cắt đứt đường dây nóng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc các công nhân này quay về Hàn Quốc.
Tức giận trước các cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn và nghị quyết thắt chặt cấm vận của Liên Hợp Quốc, Triều Tiên gần đây đưa ra nhiều đe dọa tấn công Mỹ và biến Hàn Quốc thành “biển lửa”.
Dù giọng điệu của họ rất mạnh mẽ nhưng các nhà phân tích cho rằng chưa có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã đạt tới trình độ công nghệ cần thiết để chế tạo đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để gắn vào đầu tên lửa.
Nhưng việc cắt đứt đường dây nóng nói trên có thể có tác động thực tiễn hơn nhiều vì có thể ảnh hưởng tới việc đi lại của công nhân ở Kaesong.
Kaesong là tổ hợp hợp tác giữa hai nước, với hầu hết công nhân ở đây đều là người Triều Tiên. Khu công nghiệp này giúp Triều Tiên thu được nguồn tiền cần thiết để giải quyết phần nào tình trạng thiếu lương thực.
Tháng 3/2009, Triều Tiên cắt đường dây quân sự với Hàn Quốc và giữ 80 công nhân Hàn Quốc tại Kaedong trong 1 ngày và sau 1 tuần mới được nối lại. Vụ việc xảy ra sau các đợt tập trận chung của Mỹ và Hàn Quốc.
Theo 24h
ASEAN sẽ không bị đe dọa tấn công hạt nhân
Sau 15 năm tranh cãi và đàm phán với 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), năm cường quốc hạt nhân (Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Pháp) sẽ ký kết một Nghị định thư, theo đó tất cả quốc gia thành viên ASEAN không bị đe dọa tấn công hạt nhân.
Dự kiến năm nhà ngoại giao cấp cao của các cường quốc hạt nhân nói trên (vốn là năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc) sẽ ký kết nghị định thư của Hiệp ước Đông Nam Á Không có Vũ khí Hạt nhân (SEANWFZ), cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công bất kỳ quốc gia thành viên ASEAN nào, theo hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn các nguồn tin của ASEAN ngày 29.6.
Kyodo cho biết, lễ ký kết Hiệp định thư này dự kiến sẽ được tổ chức vào khoảng từ ngày 9-12.7.2012, tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) - Hội nghị An ninh khu vực thường niên, ở thủ đô Phnom Penh (Campuchia).
Quốc kỳ của 10 nước thành viên ASEAN bao gồm: Việt Nam, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Lào - Ảnh: Reuters
Vào ngày 15.12.1995, 10 nước thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, ký kết Hiệp ước SEANWFZ, theo đó các nước này không được phát triển, sản xuất, mua bán, và sở hữu vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước SEANWFZ có hiệu lực kể từ ngày 28.3.1997.
Kể từ 1997, ASEAN không ngừng kêu gọi năm nước sở hữu vũ khí hạt nhân nói trên tham gia ký kết Nghị định thư của Hiệp ước SEANWFZ, sau nhiều lần tranh cãi và đàm phán.
Theo Thanh Niên
Israel diễn tập đối phó với tấn công hạt nhân Israel đã hoàn thành một cuộc tập trận lớn tại vùng Tel Aviv với nội dung diễn tập cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp bị tấn công bởi tên lửa thông thường và hạt nhân. Cuộc diễn tập bắt đầu từ 10h (8 giờ GMT) và kéo dài khoảng 4 giờ, khởi đầu với tiếng còi hụ kéo dài 1 phút vang...