Triều Tiên tự tuyên bố là cường quốc hạt nhân
Bình Nhưỡng vừa sửa đổi hiến pháp, trong đó tự khẳng định Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí hạt nhân.
Tháp làm mát Yongbyon, biểu tượng một thời của chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên. Tháp này đã bị phá hủy năm 2008. Ảnh: AP
Trang Arirang của Hàn Quốc dẫn lời các chuyên gia cho rằng động thái là nhằm đạt được sự thừa nhận quốc tế, đồng thời cũng có thể được sử dụng như một công cụ ngoại giao khi cần thiết.
Sự sửa đổi hiến pháp được Triều Tiên thực hiện trong phiên họp quốc hội hồi tháng 4. Hiến pháp hiện nay của Triều Tiên được thông qua từ tháng 12/1972. Trước đây, văn bản này mới được sửa đổi một lần duy nhất vào tháng 4/1992.
Một trang web Triều Tiên, có tên Naenara (Đất nước tôi) và được điều hành tại Nhật Bản, đã đăng toàn văn hiến pháp sửa đổi. Theo Yonhap, bản hiến pháp này cho thấy 3 câu chữ mới, trong đó nhấn mạnh những cống hiến của cố chủ tịch Kim Jong-il, bao gồm việc “đưa Triều Tiên trở thành một cường quốc hạt nhân”.
Đáp lại động thái của Bình Nhưỡng, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua tuyên bố không bao giờ chấp nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân, đồng thời nhắc lại rằng nước này nên tuân thủ theo các điều khoản đã thống nhất vào năm 2005, về việc từ bỏ tất cả các chương trình vũ khí hạt nhân.
Bình Nhưỡng đã tiến hành hai vụ thử hạt nhân dưới lòng đất vào các năm 2006 và 2009. Triều Tiên hiện bị nghi ngờ đang chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân thứ ba, sau khi thất bại trong việc phóng tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) hôm 13/4. Nước này cũng luôn theo đuổi việc được cồng động quốc tế công nhận là một quốc gia hạt nhân.
Theo VNExpress
Các cường quốc đồng loạt "ra đòn" với Syria
Các cường quốc phương Tây hôm qua (29/5) đã đồng loạt tuyên bố trục xuất phái đoàn ngoại giao của Syria ra khỏi nước họ. Đây được xem là hành động "trả đũa" của phương Tây đối với vụ thảm sát 108 dân thường ở Syria hồi cuối tuần qua.
Syria chìm trong khủng hoảng chính trị suốt 15 tháng qua.
Các cường quốc phương Tây đang đổ lỗi cho quân của Tổng thống Bashar al-Assad đã gây ra vụ thảm sát hơn 100 người ở thành phố Houla, trong đó có gần một nửa là trẻ em. Sau khi thể hiện sự phẫn nộ bằng một loạt những lời chỉ trích, lên án kịch liệt, hôm qua, Mỹ, Pháp, Anh, Canada, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Australia và Bulgari đã quyết định trục xuất phái đoàn đại diện ngoại giao của chính phủ Syria ra khỏi nước họ.
9 nước trên đã cho phái đoàn ngoại giao Syria thời hạn vài giờ hoặc vài ngày để rời khỏi đất nước họ. Đây là một động thái của phương Tây nhằm cô lập hơn nữa chính quyền của Tổng thống Assad. Trước đó, một số nước đã trục xuất phái đoàn ngoại giao Syria hoặc hạ cấp quan hệ ngoại giao với đất nước Trung Đông này.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria là nơi chứng kiến sự đối đầu giữa các cường quốc thế giới. Các cường quốc phương Tây do Mỹ dẫn đầu mâu thuẫn với Nga và Trung Quốc về cách thức xử lý cuộc khủng hoảng Syria. Nếu như phương Tây muốn Tổng thống Assad phải từ chức thì Nga, Trung lại tìm cách chống lại nỗ lực thay đổi chính quyền ở đây. Nga - vốn là một đồng minh thân thiết của Syria, kiên quyết phản đối mọi sự can thiệp của phương Tây vào chính trường đất nước Trung Đông. Nga tuyên bố sẽ không để các cường quốc phương Tây biến Syria thành Libya thứ hai.
Sau vụ thảm sát ở Houla, các cường quốc phương Tây đang gây sức ép đòi Nga phải can thiệp vào tình hình Syria. Phương Tây tin rằng, Moscow có ảnh hưởng rất lớn với chính quyền Tổng thống Assad. Trong một động thái bất ngờ, Nga mới đây đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Syria về tình hình bạo lực tràn lan ở nước này. "Chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm chính cho những gì đang xảy ra. Bất cứ chính phủ nào ở bất cứ một quốc gia nào cũng phải chịu trách nhiệm đối với an ninh của dân chúng", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu.
Theo các nguồn tin chưa được xác nhận từ những nhà hoạt động ở Syria, hơn 12.600 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc nổi dậy chống chính quyền của Tổng thống Assad nổ ra hồi tháng 3 năm ngoái. Trong khi đó, Liên Hợp Quốc đưa ra con số người thiệt mạng là 10.000 người.
Theo VNMedia
Anh ra tối hậu thư cho Nga Ngoại trưởng Anh William Hague tối qua (27/5) đã ra tối hậu thư cho Nga về vấn đề Syria. Theo ông Hague, Moscow cần phải nhanh chóng can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Syria trước khi quá muộn. Nhà ngoại giao hàng đầu nước Anh cũng cảnh báo, vụ thảm sát ít nhất 108 người, trong đó có 32 trẻ em ở...