Triều Tiên tử hình Thứ trưởng Quốc phòng?
Ông Kim Chol, Thứ trưởng Bộ Lực lượng Vũ trang Nhân dân CHDCND Triều Tiên là một trong những sĩ quan cao cấp bị tử hình, do uống rượu trong lúc để tang cố Chủ tịch Kim Jong Il, theo hãng tin Chosun (Hàn Quốc).
Theo thông tin tình báo trình nghị sĩ Yoon Sang-hyun thuộc Ủy ban Đối ngoại, Thương mại và Thống nhất của Quốc hội Hàn Quốc, tân lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, ông Kim Jong Un, đã cho kiểm tra về hành vi của các lãnh đạo đảng, chính phủ và quân sự cấp cao trong thời gian để tang cố Chủ tịch Kim Jong Il vào đầu năm nay.
Ông Kim Chol bị tử hình vào tháng một năm nay vì tội uống rượu trong thời gian tang lễ cố Chủ tịch Kim Jong Il. Đây được coi là hành động răn đe, buộc tướng lĩnh quân đội đi vào khuôn khổ.
Video đang HOT
Kể từ khi lãnh đạo trẻ Kim Jong Un lên nắm quyền, ông đã thanh trừng 14 lãnh đạo cấp cao
Hơn mười tướng lĩnh cũng đã bị xử lý, trong đó gồm một phó tổng tham mưu trưởng và tư lệnh một quân đoàn tiền tuyến.
Những tướng lĩnh này bị tố uống rượu hoặc dính líu đến bê bối tình dục trong thời gian để tang cố lãnh đạo Triều Tiên.
Trong năm nay, 14 lãnh đạo quân đội, chính phủ và đảng, trong đó có cựu tướng Ri Yong-ho và Thống đốc ngân hàng trung ương Ri Kwang-gon, bị xử lý.
Ông Yoon nói: “Có thể ông Kim Jong Un sẽ tiếp tục mạnh tay xử lý cấp dưới trong thời gian này, bởi ông đang củng cố thêm quyền lực của mình”.
Theo 24h
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ dính đòn "gậy ông đập lưng ông"?
Kế hoạch ban đầu có vẻ tài tình đang trở thành sai lầm lớn đầu tiên của ông Erdogan. Những lý thuyết kỳ lạ mà Erdogan đã dùng để bỏ tù và đe dọa ban lãnh đạo quân đội đã khiến lực lượng chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ ít hiệu quả hơn.
Tình hình khu vực Trung Đông đã trở nên nghiêm trọng sau các cuộc xung đột biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Báo "National Post" của Canada số ra mới đây cho rằng rất có thể Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Racep Tayip Erdogan sẽ bị dính đòn "gậy ông đập lưng ông" vì những tham vọng và sự hiếu chiến chống nước láng giềng Syria.
Tại sao Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lại hiếu chiến đến như vậy trong việc chống lại chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad? Theo báo "National Post," có lẽ Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Racep Tayyip Erdogan tin rằng việc nã đạn pháo vào Syria sẽ giúp ra đời một chính phủ vệ tinh nắm quyền tại Damascuc. Người ta có thể hình dung rằng hành động đó là nhằm mục đích làm trệch hướng dư luận khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế sắp tới do Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vay mượn quá nhiều.
Thủ tướng Erdogan đang tính toán sai lầm về Syria?
Những hành động hiện nay của ông Erdogan phù hợp với tình hình nửa thế kỷ trước đây. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Ankara cùng phe với Mỹ, với tư cách là thành viên NATO, trong khi Syria lại là "Cuba của Nga" tại Trung Đông. Mối quan hệ xấu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cũng có các nguồn gốc địa phương, bao gồm tranh chấp biên giới, bất đồng về nguồn nước và việc Syria ủng hộ Đảng Công nhân người Kurk (PKK). Hai nước đã bị đẩy sát miệng hố chiến tranh vào năm 1998.
Hiện nay, khi cảm thấy đủ mạnh, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã từ bỏ chiếc ô bảo hộ của Mỹ và tiến hành một chiến lược Ottoman mới để trở thành một cường quốc khu vực như trước đây. Đối với Syria, điều đó có nghĩa là chấm dứt những thù địch kéo dài hàng thập kỷ và giành ảnh hưởng thông qua các quan hệ thương mại và quan hệ tốt khác, mà tiêu biểu là các cuộc tập trận chung, việc ông Erdogan và Assad cùng đi nghỉ mát. Bắt đầu từ tháng 1-2011, những kế hoạch này đã lộ ra khi người dân Syria nổi dậy, ban đầu là bất bạo động, sau là bạo động để lật đổ Tổng thống Assad.
Ban đầu, Erdogan đã đưa ra lời khuyên chính trị mang tính xây dựng cho Assad, nhưng bị Assad từ chối và chọn đàn áp bạo lực. Đáp lại, ông Erdogan theo dòng Sunni đã lên án Assad theo dòng Alawite và bắt đầu hỗ trợ lực lượng phiến quân người Sunni tại Syria. Khi cuộc xung đột tại Syria biến thành cuộc nội chiến lớn giữa người Sunni-Alawite, với khoảng 30.000 người thiệt mạng, hàng trăm nghìn người bị thương và hàng triệu người phải sơ tán, viện trợ và nơi nương náu từ Thổ Nhĩ Kỳ trở nên không thể thiếu với phiến quân.
Kế hoạch ban đầu có vẻ tài tình đang trở thành sai lầm lớn đầu tiên của ông Erdogan. Những lý thuyết kỳ lạ mà Erdogan đã dùng để bỏ tù và đe dọa ban lãnh đạo quân đội đã khiến lực lượng chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ ít hiệu quả hơn. Người tỵ nạn Syria đang tràn ngập các thị trấn biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ và xa hơn nữa. Người Thổ Nhĩ Kỳ đa số đều phản đối chính sách chiến tranh đối với Syria. Bên cạnh đó, Tổng thống Assad đã trả đũa bằng việc nối lại hỗ trợ PKK, và tình trạng bạo lực leo thang từ PKK đang tạo ra vấn đề trong nước lớn cho Erdogan.
Syria vẫn có một người bảo trợ quyền lực lớn là Nga. Thêm vào đó, Syria còn được lợi từ những khoản viện trợ không tiếc tay của Iran, vẫn đang được tiếp tục, bất chấp những khó khăn kinh tế lớn của chính quyền Tehran. Ngược lại, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ có thể được NATO bảo vệ, nhưng NATO vẫn chưa có ý định can thiệp vào Syria. Sự hiếu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là kết quả của những tham vọng của ông Erdogan. Theo báo "National Post," các nước phương Tây nên đứng ngoài hoàn toàn, để "gậy ông lại đập lưng ông Erdogan".
Liên quan cuộc nội chiến tại Syria, ngày 16-10, Damascus khẳng định rằng họ quan tâm tới đề xuất của phái viên hòa bình của LHQ-Liên đoàn Arab Lakhdar Brahimi về việc ký kết một thỏa ước hòa bình, mặc dù họ đang tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào các vị trí then chốt của quân nổi dậy. Trong khi đó, phe đối lập lưu vong nói rằng họ sẽ hoan nghênh mọi hành động ngừng bắn nhưng phía chính phủ phải chấm dứt việc ném bom hàng ngày.
Theo plxh
Nga tăng cường tàu yểm trợ cho Hải Quân Hải Quân Nga đã bắt đầu kí kết các hợp đồng mua bán. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Dmitry Bulgakov cho biết Hải Quân Nga dự định sẽ nhận thêm hơn 100 tàu yểm trợ tới năm 2020, nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ hậu cần cho các hạm đội chiến đấu mở rộng. Một tàu yểm trợ của Nga "Chúng tôi...