Triều Tiên trang bị súng máy của Mỹ cho tàu tuần tra
Triều Tiên đã bắt đầu trang bị súng máy Gatling do Mỹ sản xuất cho các tàu tuần tra biên giới.
“Triều Tiên đã bị phát hiện là đang thay thế các hệ thống vũ khí cũ kỹ của họ bằng hệ thống súng xoay nòng. Nếu tất cả tàu chiến đấu ven biển của Triều Tiên, với tổng số khoảng 380 chiếc, được trang bị súng máy thì việc này sẽ làm gia tăng thêm mối đe dọa đối với hải quân của chúng ta”, hãng tin Yonhap dẫn lời nguồn tin quân sự ngày 28-6 cho biết.
Súng may Gatling của Mỹ. Ảnh: military.com
Các nguồn tin cho hay việc thay thế vũ khí nói trên dường như là nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của hải quân Triều Tiên, đặc biệt là trong cự ly gần.
Hiện nhiều tàu nhỏ của Triều Tiên chỉ được trang bị pháo 30 ly điều khiển bằng tay.
Nhiều nguồn tin địa phương cho rằng loại vũ khí mới được lắp đặt trên tàu của Triều Tiên là súng máy 12,7 ly do hãng General Electric của Mỹ sản xuất, có khả năng bắn 2.000 viên/phút với tầm bắn lên tới 6 km mặc dù tầm hiệu quả là 2 km.
Họ còn cho biết thêm rằng hiện quân đội Hàn Quốc và Mỹ đang rà soát lại để xem tại sao những khẩu súng này lại rơi vào tay Triều Tiên.
Video đang HOT
Ngoài ra, một quan chức quân sự khác tiết lộ rằng Triều Tiên đang nỗ lực áp dụng công nghệ tàng hình cho các tàu chiến đấu ven biển để đối phó với việc Hải quân Hàn Quốc đưa vào sử dụng các tàu tuần tiễu cao tốc tàng hình.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Lộ mô hình tàu tuần tra DN-4000 của CSB Việt Nam?
Trong cuộc trao đổi giữa VTV với Thiếu tướng Nguyễn Quang ĐạmTư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, đã xuất hiện mô hình một chiếc tàu tuần tra thế hệ mới.
Mô hình này trưng bày phía trên mô hình tàu CSB 8003 và được sơn màu đặc trưng của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam với dòng chữ "VIETNAM COAST GUARD".
Qua quan sát, con tàu này lớn hơn hẳn so với mẫu DN-2000 với chiều dài có thể lên đến 120m, lượng giãn nước vào khoảng 4.000 tấn.
Mô hình tàu tuần tra thế hệ mới của Cảnh sát biển Việt Nam (mô hình phía trên)
Thiết kế mũi tàu khá giống DN-2000, phía trước phần thượng tầng có đặt 1 bệ pháo, trên tàu có sàn đáp và nhà chứa trực thăng. Như vậy, rất có thể đây chính là tàu tuần tra DN-4000.
Trước đó, trong Hội nghị Tổng kết công tác Cảnh sát biển năm 2014 và triển khai nhiệm vụ công tác kỹ thuật năm 2015 được tổ chức vào ngày 21/1/2015, mẫu tàu tuần tra cỡ lớn mới cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cũng được hé lộ.
Cụ thể, trên tấm backdrop xuất hiện ảnh đồ họa một con tàu cỡ lớn được sơn màu trắng cùng dòng chữ "VIETNAM COAST GUARD".
Hình ảnh của tàu tuần tra được cho là DN-4000 xuất hiện trên tấm backdrop năm 2015. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam.
Trước đây, ở các hội nghị cũng như sự kiện của Cảnh sát biển Việt Nam thì tấm backdrop thường in hình ảnh những tàu mà lực lượng đang có hoặc sắp được biên chế (như trường hợp tàu DN2000).
Do vậy chiếc tàu trên cũng được đồn đoán chính là mẫu tàu tuần tra cỡ lớn tương lai của Cảnh sát biển Việt Nam.
Tháng 4/2016, Đại tá Hà Sơn Hải - Tổng giám đốc Liên hợp xí nghiệp Sông Thu cho biết sắp tới Sông Thu sẽ triển khai đóng mới ít nhất 2 tàu cảnh sát biển đa năng theo thiết kế DN-4000.
Đây có thể sẽ là một trong những gam tàu tuần tra đa năng hiện đại và lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam theo thiết kế và chuyển giao công nghệ của Tập đoàn Damen (Hà Lan).
Được biết, đầu năm 2016 vừa qua, Sông Thu đã hoàn tất ký kết với đối tác về việc đóng cặp tàu DN-4000 đầu tiên. Các tàu này sẽ có lượng choán nước lên tới trên 4.000 tấn, lớn gấp đôi so với các tàu thuộc lớp DN-2000 trước đó.
Cũng theo Đại tá Hà Sơn Hải, dự kiến năm 2019 các tàu này sẽ được hoàn thành, bàn giao cho cho các đơn vị thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Trong tương lai, khi gia nhập đội hình Cảnh sát biển Việt Nam, các tàu DN-4000 sẽ trở thành những "soái hạm" mới, hiện đại có khả năng hoạt động xa bờ, dài ngày, làm được nhiều nhiệm vụ cùng lúc như tuần tra, cứu hộ cứu nạn,...
Việc đóng mới tàu tuần tra DN-4000 không chỉ tăng cường lực lượng mà còn tạo ra sự thay đổi lớn về chất lên một cấp độ mới của Cảnh sát biển Việt Nam, cho phép lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam hiện diện dài ngày trên biển.
Đồng thời, một lần nữa khẳng định năng lực thực sự của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam, trong đó Sông Thu là một trong những đại diện xuất sắc nhất bên cạnh những cái tên cũng lừng lẫy không kém như Tổng công ty Ba Son hay các nhà máy Z189, Z173.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga khởi đóng tàu phá băng xuyên Bắc Cực Chiếc tàu tuần tra phá băng đầu tiên sắp tới được triển khai tới Bắc Cực sẽ được khởi đóng trong năm nay, dự kiến được đưa vào biên chế muộn nhất trong năm 2019. Đó là thông tin vừa được Đại úy Andrei Vernigora đưa ra hồi tuần trước. "Trong mùa thu này, những chiếc tàu tuần tra phá băng lớp Ice...