Triều Tiên trả đũa vụ loa tuyên truyền của Hàn Quốc
Triều Tiên hôm qua (17-08) đã bắt đầu chiến dịch tuyên truyền bằng loa xung quanh biên giới với Hàn Quốc chỉ vài ngày ngày sau khi Seoul có hành động tương tự để đáp trả vụ nổ mìn ở khu phi quân sự (DMZ) hôm 04-08.
Trước đó hôm 04-08, hai trung sĩ Hàn Quốc đã bị thương nặng do mìn nổ ở khu phi quân sự. Seoul nói rằng Bình Nhưỡng đã cài mìn và vi phạm thỏa thuận liên Triều.
Một tuần sau đó, Hàn Quốc đã bắt đầu sử dụng loa tuyên truyền để chống Bình Nhưỡng ở khu vực phía tây và trung tâm của biên giới, sau khi hình thức này bị đình chỉ ở cả hai bên kể từ năm 2004.
“Theo chúng tôi được biết, quân đội Triều Tiên đã nối lại chương trình tuyên truyền bằng loa chống Hàn Quốc tại một số vùng phía đông biên giới”, một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.
Triều Tiên dùng loa tuyên truyền để đáp trả hành động tương tự của Hàn Quốc (ảnh: Koreatimesus)
Trước đó hôm 15-08, Triều Tiên đã yêu cầu Hàn Quốc dừng chương trình tuyên trình tại biên giới hai nước, gọi hành động của Hàn Quốc là “tuyên chiến”. Bình Nhưỡng đã đe dọa nếu Seoul không dừng lại thì sẽ phải đối mặt với hành động quân sự của Triều Tiên. Căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Seoul cũng đang tăng lên khi mà Mỹ và Hàn Quốc hôm thứ Hai vừa bắt đầu tập trận quân sự chung hàng năm.Triều Tiên thường xuyên phản đối cuộc tập trận này. Được biết, khu phi quân sư (DMZ) là một vùng đệm rộng 4 km, với rất nhiều mìn và dây thép gai trải dài. Nhiều vũ khí hạng nặng đều được được triển khai ở cả Hàn Quốc lẫn Triều Tiên.
Video đang HOT
Bảo Anh
Theo_PLO
Nga dọa trả đũa nếu Mỹ không dẹp lá chắn tên lửa ở châu Âu
Nga yêu cầu Mỹ dẹp kế hoạch thiết lập lá chắn tên lửa ở châu Âu và dọa sẽ trả đũa nếu Washington tiếp tục kế hoạch được cho là nhắm vào Moscow này.
Nga dọa trả đũa nếu Mỹ không dẹp lá chắn tên lửa ở châu Âu - Ảnh minh họa: Reuters
Ngày 14.8, Reuters trích phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Nga, ông Sergei Ryabkov nói rằng Nga phản đối hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ dự định sẽ bố trí ở các nước châu Âu, lý do là mối đe dọa mà Washington cáo buộc từ Iran đã không còn kể từ khi đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran.
"Chúng tôi không thấy có bất kỳ lý do nào để Mỹ tiếp tục chương trình lá chắn tên lửa ở châu Âu ngoại trừ mục tiêu nhắm vào nước Nga", ông Ryabkov nói với báo chí.
Hồi tháng 7.2015, Iran và các cường quốc về hạt nhân trong đó có Mỹ, Nga, Trung Quốc đạt được thỏa thuận, theo đó Tehran sẽ cắt giảm theo lộ trình chương trình hạt nhân để đổi lấy việc giảm cấm vận từ Mỹ và phương Tây.
Moscow nhiều lần phản đối kế hoạch phòng thủ này của Washington và cho biết sẽ trả đũa bằng việc triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung với đầu đạn phi hạt nhân để đáp trả.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi tuần trước cũng chỉ trích Tổng thống Mỹ Barack Obama là "kẻ nói dối" khi ông nhắc đến bình luận của người đứng đầu Nhà Trắng hồi năm 2009 rằng "trừ phi mối đe dọa từ Iran còn, Mỹ vẫn tiếp tục dựng lá chắn. Còn nếu mối đe dọa Iran không còn nữa, hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu sẽ bị loại bỏ".
Tuy nhiên, người phát ngôn của Đại sứ Mỹ tại Moscow, William Stevens đã bào chữa cho phát biểu của Tổng thống Obama trước sự chỉ trích của Ngoại trưởng Nga, rằng ngay cả khi thỏa thuận hạt nhân của Iran được thực hiện đầy đủ thì mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Iran vẫn chưa kết thúc. Và Liên Hiệp Quốc vẫn tiếp tục áp dụng lệnh cấm vận trừng phạt Iran trong vòng 8 năm tới vì chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran.
Tên lửa Iskander của Nga - Ảnh: Reuters
"Khi Iran vẫn còn tiếp tục phát triển và triển khai tên lửa đạn đạo, Mỹ và đồng minh NATO còn tiếp tục cùng nhau thực hiện chương trình lá chắn tên lửa", người phát ngôn nói.
Washington nhiều lần trấn an Moscow rằng lá chắn tên lửa nhằm đề phòng những quốc gia "bất trị" như Iran, không trực tiếp nhắm vào Nga. Tuy nhiên Moscow không còn tin vào lập luận này của Mỹ.
"Tôi có thể kết luận rằng chính quyền Mỹ đang ngụy biện trước quyết định tiếp tục và tăng cường thực hiện hệ thống lá chắn thực chất là có nhiều lý do", Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhận định.
Ông Ryabkov tuyên bố Nga sẽ triển khai tên lửa Iskander ở biên giới với Ba Lan và Lithuania, những nước thành viên và đồng minh của Mỹ trong NATO như một biện pháp trả đũa Mỹ và NATO.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga còn tiết lộ kế hoạch hạt nhân giữa Nga và Iran mà 2 bên sắp hoàn tất giai đoạn cuối cùng để thực hiện thỏa thuận hạt nhân qui mô. Theo đó, Nga sẽ nhận 8 tấn uranium được làm giàu ở mức độ thấp từ Iran để đổi việc cung cấp nguyên liệu uranium cho Tehran.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Triều Tiên bác cáo buộc đứng sau vụ nổ mìn ở Bàn Môn Điếm CHDCND Triều Tiên ngày 14.8 lên tiếng bác bỏ cáo buộc nước này đứng đằng sau vụ nổ mìn ngày 4.8 trên phần đất Hàn Quốc trong khu phi quân sự (DMZ) giữa hai nước, theo hãng tin Yonhap. Một binh sĩ Triều Tiên quan sát các hoạt động ở phía nam Bàn Môn Điếm trong khu phi quân sự giữa hai miền...