Triều Tiên tìm mọi cách ngăn dân vào Internet
Vì sao Bình Nhưỡng bất ngờ cấm các đại sứ quán và tổ chức nước ngoài ở Triều Tiên dùng Wi-Fi?…
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (giữa).
Theo tờ The Diplomat, Chính phủ Triều Tiên vừa ban hành một sắc lệnh cấm các đại sứ quán nước ngoài và tổ chức quốc tế ở nước này được sử dụng Wi-Fi.
Hôm 13/8, Vụ Điều tiết radio Nhà nước Triều Tiên phát đi một sắc lệnh tới tất cả “các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế” ở nước này báo tin rằng, quyền được sử dụng Wi-Fi và các mạng không dây khu vực của họ đã “bị hủy bỏ”.
Trong sắc lệnh trên được đăng tải trên tờ NK News, Vụ Điều tiết radio Nhà nước Triều Tiên “hân hạnh thông báo rằng, tín hiệu các mạng không dây… gây một số ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh của chúng tôi. Bởi thế, chúng tôi xin thông báo rằng, các mạng không dây khu vực bị hủy bỏ”.
Theo tờ North Korea Tech, bất kỳ ai bị phát hiện vi phạm sắc lệnh này đều sẽ bị phạt tới 1,5 triệu Won Triều Tiên, tương đương khoảng 11.500 USD nếu tính theo tỷ giá hối đoái chính thức. Sắc lệnh cũng yêu cầu các cơ quan và tổ chức nước ngoài gỡ bỏ các thiết bị Wi-Fi ngay lập tức.
Tuy vậy, sắc lệnh cũng để ngỏ khả năng trong đó các cơ quan, tổ chức nước ngoài muốn dùng Wi-Fi trong tương lai có thể sẽ được cấp phép sau khi “tham vấn” Vụ Điều tiết radio Nhà nước Triều Tiên. Sắc lệnh không nêu rõ điều kiện để được cấp phép sử dụng Wi-Fi.
Video đang HOT
Sắc lệnh này được The Diplomat đánh giá là không gây nhiều ngạc nhiên, bởi các mạng Wi-Fi đe dọa trực tiếp đến các nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm duy trì độc quyền thông tin. Tờ NK News nhấn mạnh rằng, truy cập Internet qua vệ tinh “cho phép người nước ngoài gửi thông tin và dữ liệu mà gần như không lo bị nhà chức trách Triều Tiên chặn”.
Không chỉ có người nước ngoài hưởng lợi từ việc truy cập Internet bằng Wi-Fi ở Triều Tiên. Tháng trước, The Diplomat có bài viết nói rằng, nhiều người dân Triều Tiên đã xài sóng Wi-Fi “chùa” từ các đại sứ quán nước ngoài để truy cập Internet trên điện thoại và các thiết bị di động khác. Giá nhà quanh các đại sứ quán nước ngoài ở Bình Nhưỡng tăng vọt trong thời gian gần đây do nhiều người Triều Tiên khá giả muốn sống gần các trụ sở này để bắt sóng Wi-Fi một cách thoải mái ngay trong nhà mình.
Nhiều khả năng, Chính phủ Triều Tiên sẽ cấp phép cho đại sứ quán và tổ chức nước ngoài dùng Wi-Fi một khi tin tưởng rằng, người dân không thể sử dụng tín hiệu Wi-Fi của đại sứ quán hay tổ chức đó.
Thông tin về việc Triều Tiên cấm Wi-Fi cho người nước ngoài được đưa ra chỉ vài ngày sau khi hãng tin Reuters đưa tin nói rằng, Chính phủ Triều Tiên bắt đầu “tấn công” các thẻ SIM điện thoại di động cấp cho người nước ngoài tới nước này. Cụ thể, người nước ngoài ở Triều Tiên được cấp thẻ SIM đặc biệt cho phép truy cập các trang web quốc tế, bao gồm Facebook và Twitter thông qua mạng nội địa Koryolink.
Nhưng theo Reuters, Chính phủ Triều Tiên giờ đã hủy SIM của người nước ngoài ngay khi họ rời khỏi Triều Tiên. Động thái này có vẻ như để nhằm ngăn không cho người nước ngoài để lại điện thoại di động của họ cho người Triều Tiên khi ra khỏi nước này, tránh để người Triều Tiên truy cập được vào World Wide Web.
Việc siết chặt khả năng tiếp cận mạng Internet toàn cầu của người nước ngoài ở Triều Tiên cho thấy thế cân bằng mong manh mà Bình Nhưỡng đang cố gắng duy trì. Một mặt, Chính phủ Triều Tiên muốn giữ kiểm soát chặt chẽ thông tin mà người dân được tiếp cận. Mặt khác, Triều Tiên cũng muốn tăng đầu tư nước ngoài và du lịch để cải thiện nền kinh tế.
Nhưng có vẻ, hai mục tiêu này của Bình Nhưỡng đang “đánh nhau chan chát”.
Theo VnEconomy
Nga trả đũa EU bằng lệnh cấm nhập khẩu
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 6/8 đã ban hành một sắc lệnh cấm hoặc hạn chế nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ các quốc gia vốn áp đặt trừng phạt lên Nga vì cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong sắc lệnh, ông Putin đã yêu cầu các biện pháp, vốn cũng áp dụng đối với các lương thực nhập khẩu, sẽ được áp dụng trong 1 năm.
Các cơ quan chính phủ tại Nga đã được chỉ thị đưa ra một danh sách các mặt hàng chịu lệnh trừng phạt.
Nga trước đó đã áp dụng lệnh cấm nhập khẩu đối với một số quốc gia khác, nhưng chủ yếu dựa trên cơ sở sức khỏe cộng đồng.
Sắc lệnh hôm qua không nói rõ những quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt mới. Tuy nhiên, EU và Mỹ gần đây đã gia tăng các lệnh cấm vận lên Nga, với việc Eu áp đặt các biện pháp chế tài đối với 3 lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Nga cũng như các cá nhân.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Alexey Alekseenko, một quan chức từ cơ quan giám sát thú y và nông nghiệp Nga, cho hay các biện pháp mới có thể sẽ được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ Mỹ.
"Rau và hoa quả từ Liên min châu Âu cũng sẽ bị cấm ", ông Alekseenko nói.
Nga mua rau và hoa quả từ EU trị giá khoảng 2 tỷ euro mỗi năm, và nhập khẩu các mặt hàng lương thực và rau từ Mỹ trị giá khoảng 1 tỷ euro.
Hồi tuần trước, Nga đã cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Ba Lan trên cơ sở sức khỏe cộng đồng.
Sắc lệnh của Nga viện dẫn "các lợi ích quốc gia" là cơ sở cho các biện pháp mới nhất.
Theo nhật báo kinh doanh Vedomosti, danh sách các mặt hàng bị ảnh hưởng sẽ được công bố vào hôm nay. Rượu và các sản phẩm dành cho trẻ em sẽ không bị ảnh hưởng.
Nga đã bắt đầu chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi sáp nhập Crimea, khu vực thuộc Ukraine, hồi tháng 3.
EU đã gia tăng các lệnh trừng phạt hồi cuối tháng 7, trong bối cảnh sự giận dữ ngày càng gia tăng sau vụ rơi máy bay MH17 ở đông Ukraine.
Các lệnh trừng phạt mới của EU nhằm vào các đồng minh của Tổng thống Putin như tỷ phú Arkady Rotenberg nhưng cũng nhằm vào các lĩnh công nghệ quốc phòng và công nghiệp dầu mỏ và ảnh hưởng tới các ngân hàng lớn của Nga.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Máy bay trinh sát Ukraine bị tấn công gần sân bay Lugansk Ngày 6-7, lực lượng tự vệ Cộng hòa Nhân dân Lugansk, được trang bị vũ khí vác vai tự động, đã tấn công một chiếc máy bay của quân đội Ukraine đang tiến hành trinh sát ở gần sân bay Lugansk. Theo phóng viên Interfax, vụ tấn công xảy ra vào khoảng 11 giờ trưa nay (6-7) theo giờ địa phương. Ngay sau...