Triều Tiên tiến hành hoạt động hạt nhân mới
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên có thể đang xây dựng một cơ sở để chiết xuất plutonium, Channel News Asia dẫn lời Viện nghiên cứu Mỹ-Hàn tại đại học Johns Hopkins ngày 20.11.
Ảnh vệ tinh Trung tâm nghiên cứu khoa học hạt nhân Yongbyon, Triều Tiên – Ảnh: AFP
Những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy hơi nước bốc lên từ một nhà máy tái chế thuộc tổ hợp hạt nhân Yongbyon. Đây là dấu hiệu phù hợp với việc bảo trì và thử nghiệm trước khi bắt đầu hoạt động, Viện nghiên cứu Mỹ-Hàn tại đại học John Hopkins cho biết.
Cơ sở này được sử dụng để tái xử lý nhiên liệu đã qua từ lò phản ứng 5 megawatt tại Yongbyon. Lò phản ứng tại Yongbyon là nguồn cung cấp plutonium chính của Triều Tiên.
Những hình ảnh vệ tinh gần nhất cho thấy lò phản ứng này đã bị ngưng hoạt động trong 10 tuần, lâu hơn thời gian bảo trì thông thường. Viện nghiên cứu cho biết vẫn còn sớm để đưa ra kết luận, tuy nhiên việc ngưng hoạt động có thể cho phép di chuyển một “số lượng hạn chế” các thanh nhiên liệu để có thể tái chế.
Video đang HOT
Các hình ảnh cũng cho thấy hoạt động của một vài xe tải gần cổng ra vào của lò phản ứng để nhận nhiên liệu đã qua đến tổ hợp tái chế.
Một lò phản ứng hạt nhân ở Yongbyon – Ảnh: Reuters
Những phân tích mới được đưa ra khi Bình Nhưỡng đe dọa tiến hành vụ thử hạt nhân mới để phản ứng lại nghị quyết của Liên Hợp Quốc tố cáo nước này vi phạm nhân quyền và các lãnh đạo Triều Tiên phải đối mặt với tội chống lại loài người.
Triều Tiên đã tiến hành 3 vụ thử hạt nhân, lần gần đây nhất là vào tháng 2.2013. Bình Nhưỡng đã bỏ xó lò phản ứng 5 megawatt tại Yongbyon vào năm 2007 theo một thỏa thuận viện trợ giải trừ quân bị. Nhưng lò phản ứng này đã được làm mới lại sau lần thử hạt nhân vào năm 2013.
Khi đi vào hoạt động, lò phản ứng này có thể sản xuất 6 kg plutonium mỗi năm, đủ cho một quả bom hạt nhân, giới chuyên gia nhận xét. Tháng trước, tư lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc cho biết Triều Tiên dường như có đủ khả năng để sản xuất một đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ để lắp vào tên lửa.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Hoang đường về vũ khí hủy diệt của Nga
Căn bệnh hoang tưởng của truyền thông phương Tây lại đang tái phát khi họ đổ riệt đối tượng 2014-28E không rõ nguồn gốc trong không gian là vũ khí hủy diệt vệ tinh của Nga, mặc dù họ chả có chút bằng chứng đích thực nào cả.
Mô phỏng cách tiêu diệt vệ tinh của Đối tượng 2014-28E trên báo Washington Post
Trong bài viết có nhan đề "Object 2014-28E - Space junk or Russian satellite killer?" (Đối tượng 2014-28E: Rác không gian hay vũ khí diệt vệ tinh của Nga), ngày 17/11, tờ Financial Times (Anh) dẫn lời các các chuyên gia quân sự phương Tây cho hay đối tượng 2014-28E, không rõ nguồn gốc trong không gian, có thể là của Nga vì nó xuất hiện trên quĩ đạo cùng với ba vệ tinh viễn thông Rodnik do Nga sở hữu.
Ban đầu, đối tượng này bị tưởng lầm là rác vũ trụ bị rơi vào quĩ đạo cùng ba vệ tinh viễn thông Roddnik do Nga đưa lên hồi tháng 5/2014. Nhưng sau đấy, giới chuyên gia phương Tây kết luận đó không phải rác vũ trụ dù chưa làm rõ mục đích hoạt động.
Họ cho rằng, đối tượng có thể được sử dụng cho các mục tiêu hoàn toàn dân sự, ví dụ đối phó với rác không gian, phục vụ sửa chữa và bảo trì vệ tinh trên quĩ đạo. Tuy nhiên, sở dĩ có mối quan tâm đặc biệt tới đối tượng vì thực tế việc phóng lên quĩ đạo đã không được công bố.
"Dù sao thì nó (2014-28E) cũng giống một đối tượng thử nghiệm, có thể hoạt động với các chức năng dân sự cũng như quân sự..." - Patricia Lewis người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chatham House, một chuyên gia trong an ninh không gian nêu ý kiến.
The Financial Times viết: "Các chuyên gia lo ngại Moskva quyết định tái khởi động chương trình quân sự Truy lùng vệ tinh (chương trình vũ khí tiêu diệt vệ tinh nhân tạo của Trái đất), từng được khởi động dưới thời Xô viết và bị khép lại sau khi bức tường Berlin sụp đổ.
Việc chưa có những thông tin được kiểm chứng rõ ràng nhưng truyền thông phương Tây đã lu loa và gán cho đủ thứ "vũ khí" là rất nguy hiểm trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây đang căng thẳng xung quanh vấn đề Ukraina hiện nay. Còn nhớ khi máy bay MH17 của Malaysia bị rơi ở đông Ukraina, truyền thông phương Tây đã lập tức đồng loạt lên tiếng cáo buộc Nga đứng sau vụ này. Nhưng sự thật chưa bao giờ được phơi bày.
Tiếp đến là chuyện cứu trợ nhân đạo của Nga dành cho người dân miền đông Ukraina. Báo chí phương Tây nếu không được kích mục các thùng hàng trên đoàn xe cứu trợ của Nga thì có lẽ đến nay họ vẫn còn tuyên truyền rằng trên xe là vũ khí và đạn dược Nga cung cấp cho phe ly khai ở miền đông Ukraina. Xem ra căn bệnh "gắp lửa bỏ tay người" của phương Tây ngày càng trở nặng.
Theo Th.Long (tổng hợp)
PetroTimes
Nga thử nghiệm công nghệ "truy lùng vệ tinh" Nga có thể đang thử nghiệm một vệ tinh có khả năng truy lùng các vệ tinh khác trên quỹ đạo, sau khi Mỹ và Trung Quốc cũng tiến hành các cuộc thử nghiệm tương tự. (Ảnh minh họa) Công nghệ như vậy có thể được sử dụng cho một loạt các mục đích khác nhau, trong đó có việc sửa chữa các...