Triều Tiên thực sự cần “món quà” viện trợ kinh tế của Mỹ?

Theo dõi VGT trên

Trong lúc giới chức Mỹ và Triều Tiên tất bật chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Bình Nhưỡng nhiều lần nhấn mạnh rằng nước này sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy viện trợ kinh tế của Washington.

Triều Tiên thực sự cần món quà viện trợ kinh tế của Mỹ? - Hình 1

Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Ảnh: Getty)

Hồi đầu tuần qua, Rodong Shinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, đã đăng bài xã luận chỉ trích truyền thông Mỹ là “vô liêm sỉ” khi nói rằng Bình Nhưỡng có thể nhận viện trợ quy mô lớn nếu đáp ứng các điều kiện do Washington đưa ra.

“Liên quan tới viện trợ kinh tế như Mỹ quảng cáo, Triều Tiên chưa bao giờ mong chờ nhận khoản viện trợ này”, bài xã luận nhấn mạnh.

Lập trường trên của Bình Nhưỡng rõ ràng đi ngược lại với chiến lược mà Tổng thống Trump đang theo đuổi, trong đó hứa hẹn về tương lai tươi sáng cho Triều Tiên nếu nước này đồng ý phi hạt nhân hóa.

“Tôi thực sự tin tưởng rằng Triều Tiên sẽ có tương lai tươi sáng và sẽ trở thành một đất nước với nền kinh tế và tài chính hùng mạnh. Ông Kim Jong-un đồng ý với tôi điều này. Chuyện đó sẽ xảy ra!”, Tổng thống Trump viết trên Twitter cuối tuần trước.

Mặc dù có bằng chứng rõ ràng cho thấy các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Triều Tiên đã phát huy tác dụng khi đẩy nước này vào tình thế buộc phải thay đổi, song cũng có một số lý do khiến Bình Nhưỡng không coi lời hứa viện trợ kinh tế của Mỹ là số một. Triều Tiên từng tuyên bố rằng ưu tiên hàng đầu của nước này là bảo đảm an ninh.

Là nhà lãnh đạo đầy tự trọng, ông Kim Jong-un không bao giờ muốn tỏ ra là người yếu đuối hay dễ “xiêu lòng” trước các món quà về kinh tế từ bên ngoài. Triều Tiên cũng không muốn quá lệ thuộc vào Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác trong quá trình phát triển nền kinh tế của nước này.

Triều Tiên thực sự cần món quà viện trợ kinh tế của Mỹ? - Hình 2

Video đang HOT

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un lái thử máy kéo tại một nhà máy sản xuất đầu máy ở Triều Tiên (Ảnh: Reuters)

Theo cây bút Motoko Rich của New York Times, chính quyền Kim Jong-un dường như cảm thấy bị “mất mặt” nếu ai đó cho rằng Triều Tiên chịu chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân để giành được sự viện trợ từ chính quyền Donald Trump.

“Mỹ đang rao giảng rằng nước này sẽ cung cấp các khoản bồi thường và lợi ích về kinh tế nếu chúng tôi từ bỏ hạt nhân. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ mong đợi sự hỗ trợ đó từ Mỹ khi chúng tôi xây dựng kinh tế, và cũng không có ý định đạt được một thỏa thuận như vậy trong tương lai”, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-gwan cho biết trong thông báo phát đi chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Trump tuyên bố hủy cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Trước đó hai tháng, ông Kim Jong-un tuyên bố sẽ dừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa, đồng thời theo đuổi một chiến lược mới tập trung vào việc tái thiết nền kinh tế. Mặc dù nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đưa ra một số cải cách theo hướng mở cửa thị trường nhưng ông không thể đạt được những mục tiêu kinh tế lớn hơn nếu không có sự giúp đỡ từ nước ngoài. Nếu ông Kim Jong-un không phi hạt nhân hóa để được nới lỏng trừng phạt, Triều Tiên sẽ rất khó để có thể phát triển thịnh vượng.

Thực tế là như vậy, nhưng theo ông Daniel Pinkston, giảng viên quan hệ quốc tế tại Đại học Troy, trong hệ tư tưởng của Triều Tiên, vũ khí hạt nhân mới là yếu tố mang lại sức mạnh và tính hợp hiến cho chính quyền Bình Nhưỡng. Và sức mạnh có được từ vũ khí hạt nhân sẽ giúp Triều Tiên chuyển hóa thành sức mạnh để phát triển kinh tế.

“Nếu Triều Tiên mạnh hơn và quyền lực hơn, nước này sẽ có vị thế tốt hơn để theo đuổi và đạt được các mục tiêu khác, bao gồm phát triển kinh tế”, ông Pinkston nói.

Mong muốn độc lập của Triều Tiên

Triều Tiên thực sự cần món quà viện trợ kinh tế của Mỹ? - Hình 3

Khu phức hợp Khoa học Công nghệ được thiết kế giống mô hình nguyên tử ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Đây được xem là công trình biểu tượng cho sự phát triển về khoa học công nghệ của Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)

Mỹ và Hàn Quốc muốn thuyết phục Triều Tiên rằng, việc Bình Nhưỡng tập trung phần lớn nguồn lực quốc gia vào các chương trình hạt nhân và quân sự sẽ khiến nền kinh tế bị thụt lùi. Nhưng Triều Tiên không nghĩ như vậy.

Ban đầu, khi Triều Tiên viện dẫn lý do an ninh liên quan tới cuộc tập trận quân sự chung Mỹ – Hàn để dọa hủy cuộc gặp với Washington, Tổng thống Trump đã tìm cách trấn an Bình Nhưỡng và đưa ra lời hứa hẹn về kinh tế.

“Ông Kim Jong-un sẽ vẫn ngồi ở đó. Ông ấy sẽ vẫn điều hành đất nước của ông ấy. Đất nước của ông ấy sẽ rất giàu và năng động”, ông Trump nói với các phóng viên.

Sau đó, trong bức thư gửi nhà lãnh đạo Triều Tiên để thông báo hủy cuộc gặp, ông Trump viết: “ Thế giới, đặc biệt là Triều Tiên, đã mất cơ hội rất lớn để giành được nền hòa bình kéo dài cũng như sự giàu có và thịnh vượng”. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ cuối cùng cũng đổi ý và hội nghị thượng đỉnh vẫn diễn ra như bình thường tại Singapore vào ngày 12/6 tới.

Mặc dù từng bày tỏ mong muốn về các khoản đầu tư nước ngoài và triển vọng phát triển du lịch, song nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng nhấn mạnh rằng ông muốn duy trì sự độc lập của nền kinh tế Triều Tiên. Đây chính là kết quả của hệ tư tưởng “juche” (tự lực cánh sinh) tồn tại ở Triều Tiên trong suốt nhiều năm.

Triều Tiên thực sự cần món quà viện trợ kinh tế của Mỹ? - Hình 4

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát công trình xây dựng khu du lịch Wonsan-Kalma ở Triều Tiên (Ảnh: Reuters)

“Độc lập là điều mà họ (Triều Tiên) thực sự quan tâm. Họ muốn nhận được các lợi ích về kinh tế theo điều kiện riêng của họ”, Laura Rosenberger, nhà nghiên cứu cấp cao kiêm giám đốc của Liên minh Bảo đảm Dân chủ, nhận định.

Theo bà Rosenberger, trong quá khứ, nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng từ chối lời mời gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì không muốn thừa nhận rằng nền kinh tế Triều Tiên lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Ngoài ra, ông Kim Jong-un cũng cảnh giác với việc mở cửa quá nhanh nền kinh tế theo hướng tự do. Nhà lãnh đạo trẻ tuổi lo ngại rằng sự tăng lên trong kỳ vọng của người dân cũng như sức mạnh của nền kinh tế có thể khiến Triều Tiên rơi vào tình trạng bất ổn và làm suy yếu chính quyền.

Theo giới phân tích, Mỹ sẽ phải tìm cách để thuyết phục nhà lãnh đạo Kim Jong-un rằng đất nước Triều Tiên, và bản thân ông Kim Jong-un, vẫn an toàn ngay cả khi không còn sở hữu vũ khí hạt nhân, rằng Triều Tiên có thể kiểm soát các điều kiện của thỏa thuận kinh tế với Mỹ để đảm bảo thỏa thuận này chỉ có thể thúc đẩy chứ không thể làm suy yếu chính quyền Bình Nhưỡng, và rằng thỏa thuận mà ông Kim Jong-un đạt được sẽ thể hiện sự tự lực cánh sinh thay vì nhún nhường của Triều Tiên trước Mỹ.

Thành Đạt

Theo Dantri

Tổng thống Syria muốn tới Triều Tiên gặp ông Kim Jong-un

Tổng thống Syria Bashar Assad bày tỏ mong muốn thăm Bình Nhưỡng và hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, báo Rodong Sinmun của Triều Tiên cho biết hôm nay 3/6.

Tổng thống Syria muốn tới Triều Tiên gặp ông Kim Jong-un - Hình 1

Tổng thống Syria Bashar Assad (Ảnh: Reuters)

Theo Rodong Sinmun, Tổng thống Assad đã bày tỏ mong muốn này trong buổi tiếp nhận quốc thư của tân Đại sứ Triều Tiên hôm 30/5.

"Tổng thống Assad tuyên bố rằng nền tảng quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia đã được cựu lãnh đạo Hafez al-Assad thiết lập. Ông nhấn mạnh dự định đến thăm Triều Tiên trong tương lai và hội kiến với nhà lãnh đạo Kim Jong-un", Rodong Sinmun viết.

Tờ báo cũng nhấn mạnh, Tổng thống Syria Assad bày tỏ tin tưởng rằng "sự nghiệp thống nhất Triều Tiên sẽ thành hiện thực". "Chính phủ Syria tiếp tục dành sự ủng hộ hoàn toàn với chính sách và các biện pháp của chính phủ Triều Tiên, sẽ mở rộng và củng cố quan hệ hữu nghị với Triều Tiên", tờ báo dẫn lời ông Assad.

Cùng ngày hãng thông tấn KCNA cho biết, Tổng thống Syria Assad sẽ tới thăm Triều Tiên và hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Tuy nhiên, KCNA không nêu ngày cụ thể cho cuộc gặp này, trong khi đó truyền thông Syria cũng chưa đề cập đến kế hoạch chuyến thăm của ông Assad.

Nếu chuyến thăm diễn ra như kế hoạch, ông Assad có thể sẽ trở thành nguyên thủ đầu tiên thăm Bình Nhưỡng kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền năm 2011.

Minh Phương

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
13:55:44 15/11/2024
Lấy lòng "Bộ trưởng" Elon Musk, các hãng đổ xô quay lại X để quảng cáo
06:14:22 15/11/2024
Ông Trump chọn người chống vaccine làm Bộ trưởng Y tế, cổ phiếu hãng vaccine rớt giá mạnh
13:18:15 15/11/2024
Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
17:19:54 15/11/2024
Nội các trẻ hóa của Tổng thống đắc cử Donald Trump
06:04:51 15/11/2024
Tương lai các hãng xe điện sẽ ra sao sau quyết đinh bỏ trợ cấp của ông Trump?
15:52:13 15/11/2024
Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp
10:00:10 15/11/2024
Công dân Hàn Quốc bị bắt giữ vì mang hơn 300 con nhện độc quanh người
13:58:40 15/11/2024

Tin đang nóng

Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng nộp đơn kiện đòi bồi thường vụ tai nạn tại Mỹ
23:27:56 16/11/2024
Tin không vui cho Kỳ Duyên trước thềm Chung kết Miss Universe 2024
23:46:08 16/11/2024
Phi Thanh Vân thân mật bên bạn trai hơn 10 tuổi, NSƯT Đức Hải sống kín tiếng
23:48:37 16/11/2024
1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên
23:51:06 16/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024
Em gái Cẩm Ly lên tiếng thông tin ly hôn chồng tỷ phú đô la
23:42:24 16/11/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán

05:19:38 17/11/2024
Cũng tại cuộc phỏng vấn này, nhà lãnh đạo Ukraine chia sẻ rằng theo luật pháp Mỹ, ông không thể gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump trước lễ tuyên thệ vào tháng 1/2025.

Nghi vấn quân nhân Nga cải trang thành lính Ukraine khi đánh chiếm Kupiansk

05:15:37 17/11/2024
Nếu nỗ lực chiếm thành phố Kupiansk ở khu vực Đông Bắc Ukraine của Nga thành công, chiến thắng này sẽ cho phép Nga tiến xa hơn về phía Tây vào khu vực Kharkiv vốn đã bị tấn công - các nhà phân tích nói với The Telegraph.

COP29: LHQ kêu gọi G20 'chung tay' để đạt được mục tiêu mới về tài chính khí hậu

05:13:20 17/11/2024
Quan chức LHQ này nhấn mạnh thế giới đang theo dõi và mong đợi những tín hiệu mạnh mẽ cho thấy hành động vì khí hậu là hoạt động cốt lõi của các nền kinh tế thuộc G20.

Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu

05:10:56 17/11/2024
Ban đầu, giới ngoại giao châu Âu tỏ ra nhẹ nhõm khi ông Trump chọn Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio làm ngoại trưởng. Tuy nhiên, niềm hy vọng này nhanh chóng tan biến sau khi các vị trí còn lại được công bố.

Dự báo về những thay đổi lớn trong ngành y tế Mỹ khi ông Kennedy trở thành bộ trưởng

05:09:52 17/11/2024
Ông Hutt nói: "Khi chúng ta nói về việc làm cho nước Mỹ khỏe mạnh, chúng ta thực sự phải bàn về vai trò chi phối của các tập đoàn lớn và cách các tập đoàn này đã nắm quyền kiểm soát các cơ quan chính phủ".

Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia

04:52:35 17/11/2024
Về phần mình, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tuyên bố Tokyo và Bắc Kinh nên cùng nhau hợp tác để thúc đẩy toàn diện mối quan hệ chiến lược cùng có lợi, xây dựng quan hệ song phương mang tính xây dựng và ổn định.

Tai nạn máy bay V-22 Osprey: Phi công quên bật 'công tắc nguồn'

22:01:39 16/11/2024
Việc không tuân thủ quy trình này khiến máy bay không đủ sức mạnh để bay lên, dẫn đến va chạm. Ngoài ra, phi công cũng bị đánh giá là điều khiển không đúng kỹ thuật khi máy bay ở gần mặt đất, gây ra tình trạng rung lắc mạnh.

Lý do Israel tăng cường tấn công trên mặt trận Syria

21:59:13 16/11/2024
Cách đây 10 ngày, Israel cũng đã tấn công cơ sở hạ tầng và tài sản của trụ sở tình báo Hezbollah tại Damascus. Đơn vị này trước đây được chỉ huy trực tiếp bởi chỉ huy tình báo Husain Ali Hazzima, người đã thiệt mạng tại Beirut một tháng...

APEC 2024: Hàn - Mỹ - Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác

21:50:42 16/11/2024
Cũng tại cuộc gặp, 3 nhà lãnh đạo còn thảo luận nhiều vấn đề cùng quan tâm, trong đó có các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Nga ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Áo

21:43:37 16/11/2024
Áo thông báo họ có thể đối phó với việc mất đi nhà cung cấp khí đốt chính, với các nguồn dự trữ và năng lượng thay thế.

Israel hoàn tất đợt không kích thứ ba vào vùng ngoại ô thủ đô của Liban

21:42:13 16/11/2024
Các máy bay chiến đấu đã tấn công một kho tên lửa, cùng 15 bệ phóng tên lửa ở miền Nam Liban, bao gồm các bệ phóng được trang bị tên lửa dẫn đường nhắm vào lãnh thổ Israel.

Nga hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ

21:36:35 16/11/2024
Tuy nhiên, quyết định hạn chế mới của Nga có kèm các điều khoản miễn trừ cho phép tiếp tục xuất khẩu trong trường hợp lo ngại về nguồn cung cho đến năm 2027.

Có thể bạn quan tâm

Azerbaijan giúp Slovakia thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga

Uncat

04:50:37 17/11/2024
Trong bối cảnh rủi ro chính trị và khả năng chấm dứt quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine, Slovakia đang tìm kiếm các nguồn cung thay thế và mở rộng dự trữ năng lượng để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.

Chung kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên thế nào sau khi bị "chê tơi tả"?

Sao việt

23:37:32 16/11/2024
Sau đêm thi bán kết không mấy thành công, Kỳ Duyên đang chuẩn bị bước vào đêm thi quan trọng nhất - chung kết Miss Universe 2024.

Nhã Phương 'phá lệ' cùng Đỗ Mạnh Cường mang về 95 triệu cho trẻ mồ côi

Tv show

23:13:43 16/11/2024
Vì mong muốn giúp sức cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, Nhã Phương nỗ lực cùng đồng đội là nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường vượt qua các thử thách của ban tổ chức.

Thu Trang và giới làm phim kêu cứu, Cục Điện ảnh: "Mong Quốc hội cân nhắc"

Hậu trường phim

22:37:14 16/11/2024
Hơn 30 doanh nghiệp điện ảnh đã ký tên và đóng dấu vào văn bản khẩn, kiến nghị về việc điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng (VAT) trong Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.

Chuyên gia nói về lý do Tổng thống Nga không tham dự hội nghị COP29

21:32:05 16/11/2024
Hai bên tái khẳng định mối quan tâm chung trong việc tiếp tục phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ đồng minh giữa Azerbaijan và Nga.

Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng

Netizen

21:30:31 16/11/2024
Cựu cầu thủ U23 Việt Nam Huỳnh Tấn Sinh và vợ Phạm Nguyễn Bích Trâm đã có cái kết đẹp sau 3 năm hẹn hò. Cặp đôi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 11 năm 2023.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Han So Hee

Phim châu á

21:22:27 16/11/2024
Heavy Snow (Tạm dịch: Bão Tuyết) đang khiến MXH rần rần thời gian qua, đem đến những thước phim mơ mộng đẹp như sách truyện tới khán giả

Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?

Phim việt

21:12:31 16/11/2024
Bộ phim là hành trình gợi lên nhiều suy ngẫm, là cuộc đồng ngộ của hai thế hệ người lớn và người trẻ đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

Tin nổi bật

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Tùng Dương tiết lộ bị một nghệ sĩ Gen Z mắng, dạy hát từng câu

Nhạc việt

20:14:55 16/11/2024
Sáng 16/11, nam ca sĩ Tùng Dương đã có buổi họp báo giới thiệu đến công chúng album mới nhất mang tên Multiverse - Đa Vũ Trụ với 12 bài hát mới.