Triều Tiên thử tên lửa: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản nhất trí đối phó thận trọng
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha và người đồng cấp Nhật Bản Taro Kono ngày 4/5 đã có cuộc điện đàm trao đổi thông tin về vụ phóng mới của Triều Tiên.
Một hệ thống phòng không có dẫn đường của Triều Tiên được phóng thử tại địa điểm bí mật. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông báo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nêu rõ: “Tiếp sau cuộc điện đàm giữa ngoại trưởng hai nước Hàn Quốc và Mỹ, Ngoại trưởng Kang Kyung-wha cùng ngày có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Taro Kono. Hai bên nhất trí đối phó thận trọng trước vụ phóng vũ khí của Triều Tiên, đồng thời tiếp tục trao đổi thông tin chặt chẽ xung quanh vụ việc”.
Cũng trong ngày 4/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo – đang trong chuyến công du các nước châu Phi – cũng đã chủ động điện đàm với ông Taro Kono. Tại cuộc trao đổi, quan chức hàng đầu ngành ngoại giao hai nước đã nhất trí Washington và Tokyo sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Seoul trong vấn đề Triều Tiên.
Trước đó cùng ngày, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết Triều Tiên đã bắn “những vật thể bay tầm ngắn chưa xác định”, song khẳng định “đây không phải là tên lửa đạn đạo”. Hiện quân đội Mỹ và Hàn Quốc đang phân tích dữ liệu liên quan vụ phóng cũng như mục đích của Bình Nhưỡng trong động thái này.
Giới chuyên gia cho rằng các vật thể trên dường như là các bệ phóng rocket đa nòng chứ không phải tên lửa đạn đạo. Nhưng dù các vật thể trên là gì, vụ phóng sáng 4/5 vẫn được coi là thông điệp cứng rắn mà nhà lãnh đạo Triều Tiên gửi tới Tổng thống Mỹ.
Video đang HOT
Giáo sư Yang Moo-jin thuộc trường Đại học nghiên cứu Triều Tiên cho biết: “Vụ phóng là lời cảnh báo gửi tới Mỹ, rằng nếu Mỹ duy trì sức ép và các lệnh trừng phạt, Triều Tiên sẽ phóng thêm các tên lửa có sức công phá lớn”. Theo ông Yang Moo-jin, với động thái này, “Triều Tiên cũng muốn chứng tỏ rằng nước này sẽ không chịu thua cuộc trước sức ép từ phía Mỹ trên bàn đàm phán”.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 4/5 khẳng định vụ phóng kể trên không phải mối đe dọa tức thì đối với an ninh quốc gia của nước này. Tuyên bố của bộ trên nêu rõ Tokyo không nhận thấy dấu hiệu của bất cứ tên lửa tầm ngắn nào của Triều Tiên ở xung quanh lãnh thổ Nhật Bản hay vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (320 km) của nước này. Người phát ngôn Chính phủ Nhật Bản cũng bác bỏ thông tin Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa đạn đạo.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Hàn Quốc Kim Ki-ho lại cho rằng một tên lửa với tầm bay 200 km từ Triều Tiên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân ở Hàn Quốc. Ông nói: “Một vũ khí như vậy có thể ảnh hưởng tới những người ở Seoul, và cả những người sống ở Daejeon, miền Trung Hàn Quốc”.
Hồi trung tuần tháng trước, Triều Tiên cũng đã tiến hành thử một loại vũ khí dẫn đường chiến thuật thế hệ mới dưới sự giám sát của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), vụ thử “được thực hiện bằng nhiều phương thức bắn vào các mục tiêu khác nhau”. KCNA nhấn mạnh các lợi thế của vũ khí này là “hệ thống bay dẫn đường đặc biệt” và “mang theo đầu đạn có sức công phá lớn”, song không cho biết thêm chi tiết.
Chuyên gia Harry J. Kazianis, Trưởng Khoa nghiên cứu Hàn Quốc thuộc Trung tâm nghiên cứu lợi ích quốc gia của Mỹ, tỏ ra lo ngại rằng các bên liên quan đang trở lại “vạch xuất phát”, thời điểm bán đảo Triều Tiên chìm trong mối đe dọa về chiến tranh hạt nhân cùng những cuộc “khẩu chiến” gay gắt giữa Mỹ và Triều Tiên.
Theo Thanh Phương – Hữu Tuyên (TTXVN)
Ngoại trưởng Hàn thừa nhận bất đồng với Mỹ về vấn đề Triều Tiên
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha ngày 2.5 thừa nhận giữa nước này và Mỹ còn tồn tại bất đồng quanh vấn đề CHDCND Triều Tiên. Bà còn cho biết đặc phái viên Mỹ Stephen Biegun sắp đến làm việc.
Hàn - Mỹ vẫn cần đối thoại nhằm thu hẹp khác biệt xung quanh vấn đề Triều Tiên - Ảnh: East Asia Research
Nữ Ngoại trưởng tái nhấn mạnh Hàn - Mỹ nhất trí về cách tiếp cận cơ bản hướng đến phi hạt nhân hóa Triều Tiên, đồng thời khẳng định chính nhờ hai nước phối hợp chặt chẽ mà hai lần hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều mới được tổ chức.
Tuy vậy, bà Kang thừa nhận quan điểm của Mỹ và của Hàn Quốc vẫn còn khác biệt, vì vậy cần tổ chức đối thoại nhằm thu hẹp khoảng cách.
Chuyến thăm Seoul sắp tới đây của đặc phái viên phụ trách vấn đề Triều Tiên Biegun là một phần trong nỗ lực tăng cường đối thoại. Bà Kang đánh giá đây sẽ là một cuộc làm việc quan trọng, hai bên dự kiến tiến hành thảo luận toàn diện nhiều vấn đề.
Cũng theo nữ Ngoại trưởng, Hàn Quốc có cách phân tích cùng hướng đi riêng để theo đuổi lợi ích quốc gia, phù hợp vị trí địa chính trị nước này.
"Tôi cho rằng phối hợp là chia sẻ đầy đủ sự hiểu biết quanh những vấn đề mà hai bên đều chưa hiểu biết hết, chứ không nhất thiết cùng một quan điểm", nữ Ngoại trưởng phát biểu.
Bà Kang đánh giá cả Mỹ lẫn Triều Tiên đều đang áp dụng chiến thuật gây sức ép lên nhau, phía chính quyền Bình Nhưỡng chính là lên tiếng chỉ trích nhiều hơn. Theo Ngoại trưởng Hàn Quốc: "Họ rõ ràng muốn khôi phục đối thoại, nhưng mức độ sẵn sàng của mỗi bên lại không rõ ràng. Chúng tôi có trách nhiệm làm rõ".
Ngoại trưởng Kang đưa ra tuyên bố trên sau khi Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Harry Harris tỏ ý nghi ngờ kế hoạch theo đuổi cách tiếp cận không toàn diện trong phi hạt nhân hóa của chính quyền Seoul. Ông khẳng định phía Washington quyết không dỡ bỏ trừng phạt cho đến khi giải trừ hạt nhân hoàn toàn.
Thời gian qua, giới chức Hàn Quốc cố gắng thuyết phục Mỹ chấp nhận "thỏa thuận đủ tốt" (Mỹ - Triều cần tiếp tục ký các thỏa thuận quanh vài vấn đề nhỏ nếu họ cho rằng thỏa thuận trước đó là thỏa đáng) thay vì "thỏa thuận lớn" (phi hạt nhân hóa hoàn toàn đổi lấy dỡ bỏ trừng phạt).
Triều Tiên vào tuần trước chỉ trích Mỹ trói buộc Hàn Quốc vào chính sách trừng phạt, khiến công việc bình thường hóa quan hệ hai miền gặp khó khăn.
Cẩm Bình (theo NK News)
Theo motthegioi
Hàn Quốc thúc đẩy đối thoại 3 bên để tiếp tục nối đối thoại Mỹ - Triều Ngoại trưởng Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán 3 bên với Mỹ và Triều Tiên như một cách để nối lại đối thoại giữa Mỹ-Triều về phi hạt nhân hóa. "Chúng ta sẽ tìm nhiều phương án khác nhau để tạo ra một cơ sở cho việc nối lại đối thoại giữa Triều Tiên...