Triều Tiên thử tên lửa, Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc họp khẩn
Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc ngày 9-5 đã họp khẩn cấp trong bối cảnh tình hình Bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng, sau khi Bình Nhưỡng hai lần cảnh báo nổ súng nhằm vào tàu Hàn Quốc vi phạm lãnh hải và bắn thử 3 tên lửa tầm ngắn cùng ngày.
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) cho biết, đây là ngày thứ hai liên tiếp Triều Tiên tuyên bố sẽ “tấn công trực tiếp mà không thông báo trước” nếu bất cứ tàu tuần tra nào của Hàn Quốc xâm phạm lãnh hải của miền Bắc.
Trong thông báo gửi tới Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông qua kênh liên lạc quân sự ngày 8-5, Bình Nhưỡng cáo buộc 17 tàu của Hàn Quốc đã xâm phạm lãnh hải của Triều Tiên trong tuần qua. Triều Tiên gọi đây là “khiêu khích quân sự” được thực hiện dưới cái “mác” tuần tra các tàu nước ngoài trong khu vực. Được biết, hải quân Hàn Quốc cũng thường xuyên cho tàu tuần tra vùng biển phía Tây toàn bộ bán đảo Triều Tiên để chặn các tàu đánh cá bất hợp pháp từ Trung Quốc.
Đáp lại tuyên bố từ phía Bình Nhưỡng, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Choi Yun-hee ngày 9-5 cam kết sẽ bảo vệ đường biên giới trên Hoàng Hải và đáp trả thích đáng “mọi hành vi khiêu khích” của Triều Tiên.
Phát biểu khi đi thăm trụ sở của một hạm đội hải quân, ông Choi Yun-hee khẳng định, nếu Triều Tiên có hành động khiêu khích, quân đội Hàn Quốc sẽ huy động tất cả lực lượng chiến đấu để đối phó với các vụ tấn công. Ông Choi Yun-hee cũng tổ chức họp khẩn với Tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc, Tướng Curtis Scaparrotti. Tại cuộc gặp, hai bên khẳng định cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các bước đi liên quan đến Triều Tiên.
Tình hình Bán đảo Triều Tiên càng trở nên căng thẳng sau khi Triều Tiên chiều 9-5 bắn thử ba quả tên lửa chống hạm về vùng biển phía Đông. Các tên lửa này được xác định là thuộc loại KN-1 có tầm bắn 100km.
Triều Tiên đã bắn thử một loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm hôm 9-5. (Ảnh: Yonhap)
Video đang HOT
Trước đó cùng ngày, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nước này đã bắn thử thành công một loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có mặt ra lệnh bắn thử và theo dõi tên lửa được phóng ra từ một tàu ngầm vọt lên không trung.
KCNA mô tả đây là “vũ khí chiến lược cấp độ thế giới”, đồng thời nhấn mạnh tên lửa này được phát triển và sản xuất trong nước. KCNA tuyên bố, việc làm chủ công nghệ này sẽ giúp quân đội Triều Tiên có khả năng tấn công và đối phó với các hành động xâm phạm chủ quyền của Triều Tiên, cũng như cho phép tiến hành các chiến dịch trên biển.
Các chuyên gia vũ khí cho biết, việc CHDCND Triều Tiên bắn thành công tên lửa đạn đạo dưới nước đồng nghĩa với việc sức mạnh vũ khí hạt nhân của nước này được tăng cường đáng kể. Trong khi đó, các chuyên gia quân sự bình luận, vụ phóng thử tên lửa này gây ra lo ngại mới cho Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.
Triều Tiên vẫn còn chịu sự trừng phạt của LHQ và bị cấm phát triển hoặc sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo. Dù chương trình hạt nhân của Triều Tiên còn nhiều điểm chưa thể kiểm chứng, song Bình Nhưỡng được cho là đang sở hữu từ 10 đến 16 đầu đạn hạt nhân. Giới chuyên gia Mỹ còn đưa ra nhận định rằng, Triều Tiên có thể sở hữu khoảng 100 đầu đạn hạt nhân vào năm 2020.
Phản ứng trước những động thái của Triều Tiên, Mỹ không bình luận về vụ thử tên lửa mà chỉ nhận định các vụ phóng tên lửa sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là vi phạm rõ ràng các nghị quyết của HĐBA LHQ.
Ngày 9-5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ kêu gọi Triều Tiên kiềm chế các hành động khiến tình hình căng thẳng gia tăng trong khu vực. Triều Tiên cần có các bước đi cụ thể nhằm thực hiện các cam kết và nghĩa vụ quốc tế. “Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên kiềm chế, không có hành động nào làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Thay vào đó, Triều Tiên nên tập trung vào việc thực hiện các bước theo hướng tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ quốc tế”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Trong khi căng thẳng tại biên giới liên Triều vẫn leo thang, Hãng thông tấn Yonhap ngày 10-5 cho biết, đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc, ông Yoon Sang-Hyun đang ở thăm Nga đã có cuộc gặp ngắn với Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao Triều Tiên (Quốc hội), ông Kim Yong-Nam hôm 9-5.
Đây là cuộc gặp cấp cao hiếm hoi bất ngờ giữa hai miền Triều Tiên. Tuy nhiên, Yonhap dẫn lời các quan chức Seoul giấu tên cho hay, hai bên chỉ trao đổi xã giao trong cuộc gặp bất ngờ này sau lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm quân và dân Liên Xô đánh bại phát-xít Đức, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Theo Ngọc Hà
Quân đội Nhân dân
EU họp khẩn sau thảm họa lật tàu chở người di cư
Một số lãnh đạo chính phủ châu Âu đã kêu gọi EU tổ chức họp khẩn, bàn về cuộc khủng hoảng nhập cư đáng lo ngại sau thảm họa lật tàu ở Libya, có thể đã khiến gần 700 người di cư chết đuối, theo Reuters.
Châu Âu đối mặt với khủng hoảng nhập cư - Ảnh: Reuters
Thông tin về vụ lật tàu chở người nhập cư trái phép trên vùng biển Libya tối ngày 18.4, với gần hết số người trên tàu bị chết và mất tích, khiến nhiều lãnh đạo châu Âu đứng ngồi không yên. Đây là vụ lật tàu thứ hai trên Địa Trung Hải chỉ trong vòng một tuần. Cách đó 5 ngày, 400 người cũng đã thiệt mạng khi tàu chìm ở Địa Trung Hải.
Những thảm kịch này dấy lên mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu hiện nay. Nhiều lãnh đạo chính phủ châu Âu đã kêu gọi liên minh châu Âu (EU) tổ chức họp khẩn về tình trạng này.
Bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của liên minh cho biết, các ngoại trưởng EU sẽ nhóm họp tại Luxembourg vào hôm nay để thảo luận về cuộc khủng hoảng, theo Reuters.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Donald Tusk cũng đang cân nhắc kêu gọi một cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt giữa các lãnh đạo EU để bàn về vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Trước đó, Thủ tướng Ý Matteo Renzi cũng đã kêu gọi EU tiến hành họp cấp cao về khủng hoảng nhập cư.
Phát biểu trên kênh truyền hình Canal , Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định, EU phải làm nhiều hơn, cần phải huy động nhiều tàu thuyền, nhiều chuyến bay hơn cho công tác cứu hộ và phòng chống thiên tai. Đặc biệt, cuộc chiến chống nạn buôn người cần phải mạnh mẽ hơn.
Bộ trưởng Tư pháp và nhập cư của Thụy Điển, ông Morgan Johansson, cho rằng nhiều quốc gia EU phải có trách nhiệm đối với tình hình tị nạn hiện nay, đồng thời, ông kêu gọi mở rộng chương trình bảo vệ biên giới Triton của EU.
Về vụ lật tàu ở Libya, Ý và một số nước khác đã huy động tàu thuyền và trực thăng tham gia giải cứu nạn nhân, tuy nhiên hiện mới chỉ cứu được 28 người và tìm thấy 24 thi thể, Reuters dẫn nguồn tin giới chức Ý.
Nếu như số lượng người thiệt mạng trong vụ lật tàu này được xác nhận, đây sẽ là một trong số những thảm họa lớn nhất trên Địa Trung Hải của những người di cư tới châu Âu mong tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Triều Tiên bắn liền lúc 7 tên lửa đất đối không ra biển Triều Tiên đã bắt 7 tên lửa đất đối không ra vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông nước này trong một hoạt động được nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un giám sát, giữa lúc căng thẳng quân sự gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, Bộ quốc phòng Hàn Quốc ngày 13/3 cho biết. Một tên lửa chiến lược của Triều...