Triều Tiên thử lòng trung thành cán bộ cấp cao
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang tiến hành chiến dịch sâu rộng nhằm kiểm tra lòng trung thành của các cán bộ chủ chốt trong đảng, chính phủ và quân đội.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cải tổ lại nhân sự trong chính phủ.
“Sau khi chính thức tiếp quản quyền lãnh đạo từ tháng 4 năm ngoái, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thực hiện nhiệm vụ thẩm tra lòng trung thành của các nhân vật chủ chốt và điều tra liệu có tồn tại tham nhũng trong số họ hay không” – một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc giấu tên nói.
Video đang HOT
Việc kiểm tra lòng trung thành được bắt đầu từ Bình Nhưỡng, sau đó lan rộng ra các đơn vị, tỉnh thành.
Quan chức Hàn Quốc nói rằng, việc lãnh đạo Triều Tiên cải tổ lại nhân sự trong chính phủ để phù hợp với kết quả cuộc xác minh lòng trung thành cho thấy, quá trình này nhằm mục đích thay thế các quan chức trong bộ máy lãnh đạo cũ bằng những người phù hợp hơn với Kim Jong-un.
Sau khi người cha là Kim Jong-il qua đời tháng 12 năm ngoái, ông Kim Jong-un được bầu làm lãnh đạo Đảng Lao động Triều Tiên trong kỳ hội nghị tháng 4. Việc Triều Tiên miễn nhiệm chức Tổng Tư lệnh quân đội đối với ông Ri Yong-ho vào tháng 7 được xem là một biểu hiện quan trọng nhằm cải tổ lại nhân sự của chính phủ do Kim Jong-un đứng đầu.
Cũng trong lần kiểm tra lòng trung thành, Hyun Yong-chol- người kế nhiệm ông Ri- bị giáng một cấp từ phó nguyên soái xuống hàm tướng. Ngoài ra, ông Kim Yong-chol- người được xem là đứng đầu chiến dịch chống Hàn Quốc- bị giáng từ hàm tướng xuống 2 cấp.
Quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng cho hay, các quyết định trừng phạt mới nhất tướng lĩnh quân đội có thể là hành động răn đe đối với vụ đào tẩu của một binh sĩ Triều Tiên sang Hàn Quốc hồi tháng 10.
Ngoài ra, điều đó cũng có thể cho thấy những nỗ lực của nhà lãnh đạo Triều Tiên nhằm chuyển dịch quyền lực của đảng khỏi quân đội – vốn được nhấn mạnh trong thời ông Kim Jong-il.
Theo laodong
Thủ tướng Nga Medvedev sắp rời ghế thủ tướng?
Dù mối quan hệ của "bộ đôi quyền lực" Putin - Medvedev vẫn còn khá gắn bó, nhưng trong bối cảnh ông Putin cần có một chính phủ chống tham nhũng quyết liệt hơn, phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn..., ông Medvedev không phải là sự lựa chọn tốt nhất.
"Bộ đôi quyền lực" Putin - Medvedev. Ảnh: Internet
Ngày ông Medvedev phải rời khỏi ghế thủ tướng không còn xa?
Tin đồn từ những quyết định cứng rắn của ông Putin
Những ngày vừa qua, chính trường Nga đang dậy sóng mạnh mẽ một cách khá bất thường. Những vị trí chủ chốt và vô cùng quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, hay cả loạt 3 thứ trưởng quốc phòng... đã bị cách chức do dính dáng đến các nghi án tham nhũng, lừa đảo. Nhưng theo tờ Độc Lập (Nga) số ra ngày 15.11, các vụ cách chức gần đây trong Chính phủ Nga vẫn chưa đụng đến người đứng đầu chính phủ nước này.
Mới đây, khi trả lời phỏng vấn của các phóng viên Phần Lan, Thủ tướng Dmitry Medvedev khẳng định nước Nga vẫn đang đi đúng hướng. Các tuyên bố lạc quan được ông Medvedev đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều tin đồn về việc ông có thể bị cách chức trong thời gian tới.
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, ông Medvedev khẳng định thỏa thuận hoán đổi vị trí giữa ông và Tổng thống Vladimir Putin vẫn còn hiệu lực. Ông nói rằng, mặc dù có những quan điểm khác nhau về vấn đề kinh tế, song ông và Tổng thống Putin đã có hơn 20 năm hiểu biết nhau nên quan hệ vẫn bình thường.
Trao đổi với Báo Độc Lập, bà Olga Kryshtanovskaia - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu độc lập - nhận định thời gian gần đây, ông Putin có những quyết định nhân sự cứng rắn bất thường, chính sách nhân sự thay đổi đáng kể so với các nhiệm kỳ tổng thống trước. Nguyên nhân có thể là do ông không hài lòng với hoạt động của chính phủ hoặc lo ngại có xung đột ngầm trong nội các, ví dụ giữa hai phó thủ tướng Igor Sechin và Arkadi Dvorkovich.
Chuyên gia này cho rằng, ông Medvedev hiện vẫn còn thẩm quyền như ông Putin khi còn làm thủ tướng và cũng giữ chức vụ Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, mặc dù trên thực tế ông Medvedev không phải là vị thủ tướng có thể tự quyết định mọi vấn đề.
Có ý kiến đánh giá rằng ông Medvedev không điều hành tốt nền kinh tế. Nếu nhìn từ khía cạnh này thì một nhân vật khác lên thay thế vị trí của ông Medvedev là cần thiết, song ông Putin không mong muốn điều này và sẽ cố gắng làm tất cả để việc này không xảy ra quá sớm.
Chờ phản ứng của dư luận?
Trong khi đó, Alexay Mukhin - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị- cho rằng, ông Medvedev là nhân tố quan trọng trong hệ thống các mối quan hệ vừa ủng hộ, vừa là đối trọng với ông Putin. Vì vậy, nếu ông Putin dẹp bỏ đối trọng thì chỉ còn lại những người ủng hộ, khi đó hệ thống quyền lực hiện nay sẽ mất cân bằng và có thể sụp đổ một cách tự nhiên.
Igor Bunin- Giám đốc Trung tâm Công nghệ chính trị- lại khẳng định, hiện nay giữa tổng thống và thủ tướng có bất đồng về tư tưởng. Ông Putin là chính trị gia thực dụng, nhận thức tốt hậu quả của các hành vi của bản thân. Vì vậy, sớm hay muộn, ông Medvedev cũng sẽ bị cách chức vì uy tín đang đi xuống và tỉ lệ người dân ủng hộ ông giảm.
Tuy nhiên cho đến thời điểm này, ông Medvedev chưa phạm sai lầm nghiêm trọng nào. Nguyên cớ lớn nhất để sa thải một quan chức là giao nhiệm vụ nhưng không hoàn thành, như trường hợp của Bộ trưởng Phát triển các khu vực và Bộ trưởng Quốc phòng. Nếu ông Medvedev cũng phạm sai lầm tương tự thì có thể ông sẽ bị sa thải.
Trong điều kiện hiện nay, việc giữ lại ông Medvedev có lợi cho ông Putin vì còn có người san sẻ trách nhiệm. Nếu cách chức và bổ nhiệm người mới, ông Putin phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước những gì đang diễn ra.
Một nguồn tin khác của Báo Độc Lập cho rằng trong bối cảnh hiện nay, ông Medvedev là một trung gian tích cực trong quan hệ giữa ông Putin và các phe phái trong giới tinh hoa: Giới doanh nhân, quân nhân, quan chức cấp cao và xã hội. Ông Medvedev sẽ bị sa thải nếu không giữ được thế cân bằng hiện nay. Ông Putin hiện chăm chú theo dõi phản ứng của dự luận xã hội trước hiệu quả hoạt động của ông Medvedev.
Trong khi đó, Ủy viên Hội đồng Khoa học trung tâm Carnegie Moscow - ông Nikolai Petrov - khẳng định, việc thay thế Thủ tướng Medvedev chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai gần, vì ông Medvedev không phải là một chuyên gia giỏi, có khả năng xây dựng một đội hình mạnh để giải quyết các vấn đề kinh tế. Nhiều khả năng trong thông điệp liên bang tới đây, ông Putin sẽ xác định lại các ưu tiên phát triển kinh tế và đề cập đến vấn đề thay đổi chính phủ.
Ai thay thế được ông Medvedev?
Liên quan đến nhân vật có thể nên thay thế ông Medvedev nếu ông này bị sa thải, nhiều chuyên gia nhận định bà Chủ tịch Thượng viện Valentina Matvienko- nguyên Thị trưởng thành phố Saint-Petersburg- là ứng cử viên sáng giá vì có quan hệ mật thiết với ông Putin và có khả năng quản lý giỏi.
Tuy nhiên, nếu xét về khả năng này, người ta lại nhớ đến quá khứ thời ông Medvedev còn đang giữ chức Phó Thủ tướng thứ nhất, cũng đã rộ lên những tin đồn rằng ông sẽ bị thay thế bởi bà Valentina Matvienko; nhưng rốt cuộc vẫn chẳng có điều gì xảy ra.
Ông Medvedev sẽ ra đi hay vẫn tiếp tục ở lại sát cánh cùng ông Putin cho đến hết nhiệm kỳ? Câu trả lời có thể sẽ nằm trong thông điệp liên bang hằng năm mà ông Putin sắp trình bày trong những ngày tới đây.
Theo laodong
Tổng thống Nga sa thải tiếp 2 Thứ trưởng Quốc phòng Tổng thống Nga Putin hôm qua (15.11) tiếp tục sa thải hai Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, mở rộng kế hoạch cải tổ sau khi vừa cho thôi chức Bộ trưởng Quốc phòng đối với ông Anatoly Serdyukov tuần trước. Tổng thống Putin (trái) và tân Bộ trưởng Sergei Shoigu cải tổ mạnh mẽ Bộ Quốc phòng. Theo đó, Thứ trưởng Quốc phòng...