Triều Tiên thử hạt nhân, TQ bối rối
Vụ thử hạt nhân lần thứ ba của Triều Tiên đẩy đồng minh Trung Quốc vào tình thế khó xử, một nhà phân tích tại Trung Quốc nhận xét.
Hôm 12/2, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên tuyên bố nước này đã thử hạt nhân lần thứ ba thành công, tại một địa điểm ngầm trong lòng đất ở phía bắc đất nước, gần biên giới với Trung Quốc.
Theo thông báo của Triều Tiên, việc sử dụng thiết bị thu nhỏ nói trên là một bước tiến đến gần hơn với việc lắp dặt được một đầu đạn và tên lửa đạn đạo. Triều Tiên được cho là có đủ plutonium để sản xuất từ 4 đến 8 đầu đạn.
Một người Hàn Quốc đang xem chương trình TV về vụ thử hạt nhân lần thứ ba của Triều Tiên
Video đang HOT
“Vụ thử hạt nhân thành công của Triều Tiên được báo chí Trung Quốc gọi là “cú sốc đối với thế giới nhưng lại là tình thế khó xử đối với Trung Quốc. Điều đó rõ ràng cho thấy Triều Tiên lại một lần nữa phớt lờ cộng đồng quốc tế và cả đồng minh Trung Quốc”, Wang Li, giáo sư về các vấn đề quốc tế ở ĐH Nanka, thành phố Thiên Tân, nhận xét.
GS. Wang nói rằng vụ việc này cho thấy cộng đồng quốc tế thiếu công cụ cần thiết để kiểm soát tiến trình phát triển vũ khí hạt nhân và cách tiếp cận của Trung Quốc đối với vấn đề này không hiệu quả.
“Trung Quốc vừa tuyên bố kịch liệt phản đối vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Nhưng, chỉ có vậy thôi”, ông Wang nói.
Dưới khía cạnh tác động ngoại giao, vụ thử hạt nhân của Triều Tiên nhằm thách thức sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế cho thấy tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong việc giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không lớn.
“Ngay cả khi Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn cần hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tình hình hiện tại thì rõ ràng là về dài hạn, ảnh hưởng của Trung Quốc, hay nói cách khác đòn bẩy trong khu vực Đông Bắc Á đang yếu đi”, GS. Wang nhận xét. “Trung Quốc chắc chắn sẽ không thể quản lý chính sách của Triều Tiên và hành động của nước này trong tương lai”.
Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên rất có khả năng sẽ ảnh hưởng tới chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với Nhật Bản, và khi Trung Quốc phản đối Nhật Bản tăng ngân sách quân sự thì sẽ bị coi là đạo đức giả nếu Trung Quốc không thể gửi một thông điệp mạnh mẽ tới chính quyền Bình Nhưỡng”.
Lâu nay Trung Quốc vẫn được coi là đồng minh lâu năm và là đối tác đáng tin cậy nhất của Triều Tiên trong khi Bình Nhưỡng gần như cô lập với cộng đồng quốc tế. Quân đội của Trung Quốc đã giúp đỡ Triều Tiên chống lại Hàn Quốc và lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu trong cuộc chiến Nam Bắc Triều 1950-53, và dừng lại ở thoả thuận ngừng bắn.
Tuy nhiên, quan hệ của Triều Tiên với đồng minh thân thiết nhất ngày càng xấu đi vì Bình Nhưỡng khăng khăng theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân để chống lại Mỹ, trong khi Bắc Kinh phản đối cách đi này
Theo 24h
Triều Tiên 'nhiều khả năng' thử hạt nhân lần ba
Triều Tiên nhiều khả năng sẽ thử hạt nhân lần thứ ba sau khi phóng thành công tên lửa tầm xa, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
Bộ trưởng Thống Nhất Hàn Quốc Yu Woo-ik hôm qua phát biểu trong phiên họp quốc hội. Ảnh: Yonhap
"Một cuộc thử hạt nhân là rất có khả năng xảy ra, và theo những đánh giá của tình báo, Triều Tiên đã thực hiện nhiều bước chuẩn bị quan trọng", AFP dẫn lời Bộ trưởng Thống Nhất Hàn Quốc Yu Woo-ik hôm nay cho biết trước ủy ban quốc hội. Ông Yu cho rằng Triều Tiên đã có truyền thống thử hạt nhân sau khi phóng tên lửa, vốn nhằm phát triển hệ thống đẩy cho đầu đạn hạt nhân.
Những cuộc thử hạt nhân trước đây của Triều Tiên vào năm 2006 và 2009 đều được tiến hành chỉ trong vài tháng sau cuộc phóng tên lửa tầm xa. Ngay cả trước vụ phóng tên lửa hôm 12/12, các quan chức Hàn Quốc đã cho biết Triều Tiên gần hoàn thành công tác chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân thứ ba.
Bình Nhưỡng khẳng định vụ phóng hôm 12/12 là một sứ mệnh khoa học nhằm đưa vệ tinh quan sát trái đất vào quỹ đạo, trong khi nhiều nước lại coi đây là một cuộc thử tên lửa đạn đạo tầm xa.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã chỉ trích vụ phóng tên lửa mới nhất và cảnh báo về những biện pháp có thể đối với hành động mà phía Mỹ gọi là "hết sức khiêu khích". Một cuộc thử hạt nhân nữa sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ hơn nhiều, kể cả từ phía Trung Quốc, đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên. Bắc Kinh trước đó phản đối những kêu gọi áp dụng lệnh trừng phạt cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng.
Theo VNE
Mong manh thỏa thuận ngừng bắn ở dải Gaza: Ai được? Ai mất? Cuộc ngừng bắn có hiệu lực tại dải Gaza sau thỏa thuận giữa Israel và lực lượng Hamas của Palestine đã tạm thời đặt dấu chấm dứt hơn một tuần xung đột đẫm máu với cái giá 160 người Palestine và 5 người Israel thiệt mạng. Đồng thời "tháo ngòi nổ" cho một cuộc chiến tranh tổng lực trên bộ với những hậu...