Triều Tiên thề vượt qua “100 nạn đói” bất chấp cấm vận
Triều Tiên nói sẽ đứng vững dù có phải trải qua 100 nạn đói, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn vì hạn hán và lệnh cấm vận từ nước ngoài.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh minh họa.
Theo Daily Star, đây là những tuyên bố mới nhất đăng tải trên Rodong Sinmun, tờ báo của Đảng Lao Động Triều Tiên.
Bài xã luận trên Rodong Sinmun với tiêu đề “huy động và tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành việc cấy lúa đúng thời điểm và đúng cách.
Bài xã luận đăng tải một ngày sau khi Triều Tiên khai trương khu canh tác mới ở Pyongwon, phía nam tỉnh Pyongan.
Trong bài xã luận, Bình Nhưỡng nói Mỹ và những kẻ gây hấn đang “hoảng sợ” vì “năng lực răn đe hạt nhân Triều Tiên mở rộng đến tầm vũ trụ.
“Lệnh trừng phạt của Mỹ và các thế lực thù địch nhằm vào Triều Tiên đang ở mức chưa từng có trong lịch sử”, Rodong Sinmun viết.
Người dân Triều Tiên tham gia canh tác.
Bài xã luận nhấn mạnh, Triều Tiên “không thể thành công nếu không tự cung ứng được lương thực”. Rodong Sinmun thừa nhận, việc Trung Quốc hạn chế nguồn cung cấp khí đốt và tình trạng hạn hán đang khiến nông dân gặp khó khăn.
Video đang HOT
Một vụ mùa thành công cũng có ý nghĩa quan trọng như “quả bom hạt nhân” nhằm chống lại kẻ thù, báo Triều Tiên viết.
Bình Nhưỡng kêu gọi các nông dân, công nhân và những người tình nguyện “hiểu rõ vấn đề” thiếu lương thực chính là một phần của “ cuộc chiến không có vũ khí”.
“Không có gì khiến chúng ta phải sợ hãi, dù có phải đối mặt với Cuộc hành quân gian khổ (Arduous March) hàng trăm lần”, báo Triều TIên viết.
Cuộc hành quân gian khổ là cách nói ẩn dụ về nạn đói kéo dài từ năm 1994 đến năm 1998 ở Triều Tiên
“Cả quốc gia phải đứng lên chiến đấu trong cuộc chiến nông nghiệp”, Rodong Sinmun kêu gọi.
Theo Danviet
Cách Kim Jong-un dẫn dắt Triều Tiên "thoát Trung"
Hàng hóa nội địa ở Triều Tiên đang xuất hiện với số lượng lớn chưa từng có, thay thế những sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Triều Tiên đang tích cực sản xuất các mặt hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo Reuters, trong bối cảnh Mỹ gia tăng trừng phạt còn đồng minh truyền thống Trung Quốc gây sức ép, Triều Tiên đang đẩy mạnh áp dụng chiến lược phát triển đồng đều cả quân sự và kinh tế.
Phóng viên Reuters có mặt ở Bình Nhưỡng ghi nhận, đa số các hàng hóa tiêu dùng vẫn chủ yếu có nguồn gốc Trung Quốc. Tuy nhiên, dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Triều Tiên đã nỗ lực sản xuất hàng hóa nội địa hơn, nhằm khẳng định khả năng độc lập tự chủ của nước này.
Hiện chưa có số liệu chính xác về số lượng hàng hóa nội địa Triều Tiên tự sản xuất. Số liệu từ các nước xuất khẩu sang Triều Tiên như Trung Quốc hay Malaysia cũng chưa phản ánh chính xác vấn đề.
Bộ Thương mại Trung Quốc từ chối trả lời khi được hỏi liệu nguyên nhân khiến hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Triều Tiên bị sụt giảm trong thời gian gần đây là do Bình Nhưỡng tăng cường sản phẩm nội địa hay không.
Lon nước ngọt do Triều Tiên tự sản xuất.
Các du khách đến Triều Tiên cho biết, hãng hàng không quốc gia Air Koryo hay tập đoàn Naegohyang của Triều Tiên đều đã bắt đầu mở rộng quy mô hoạt động và đặt chân vào thị trường hàng tiêu dùng như thuốc lá hay đồ thể thao.
Phóng viên Reuters có mặt ở Bình Nhưỡng tháng trước được phép đến thăm một cửa hàng tạp hóa và nhận thấy rất nhiều sản phẩm gắn mác "sản xuất tại Triều Tiên" như nước uống, bánh kẹo và các thực phẩm khác.
Các du khách khác cũng thấy một loạt mặt hàng do Triều Tiên sản xuất như đồ ăn đóng hộp, cà phê, kem đánh răng, mỹ phẩm, xà phòng, xe đạp và nhiều hàng hóa khác.
"Nhiều nhà máy mở cửa, từ khâu đóng gói, nguyên liệu cho các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày đều được cải thiện", trợ lý cửa hàng bán lẻ Rhee Kyong-sook nói.
Người dân Triều TIên đang mất dần lòng tin vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Kim Chul-ung, một giáo viên dạy vật lý đến cửa hàng nói với phóng viên Reuters: "Tôi có thể cảm nhận nước hoa quả thực sự được sản xuất ở Triều Tiên, so với cùng loại nước ở các quốc gia khác".
Các cửa hàng ở Triều Tiên cũng cạnh tranh với nhau hơn, cho phép người mua được dùng thử. Đây là điều mà họ chưa thể làm được cách đây 5 năm trước.
"Năm 2013, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã bắt đầu nhắc đến việc thay thế hàng hóa nhập khẩu", chuyên gia Andray Abrahamian nói. "Dường như Triều Tiên đã nhận ra rằng họ đang sử dụng quá nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, không chỉ hàng cao cấp mà cả các sản phẩm thông dụng".
Sản phẩm nội địa với giá cả phải chăng luôn là ưu tiên hàng đầu của người dân Triều Tiên.
Một thương gia giấu tên đến từ Đông Nam Á nói: "Người Triều Tiên rõ ràng không muốn lệ thuộc vào sản phẩm Trung Quốc vì họ nghĩ rằng đó là hàng kém chất lượng".
Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều bê bối liên quan đén an toàn thực phẩm trong những năm qua, như gạo và sữa bột kém chất lượng.
"Người dân ở Triều Tiên không khác biệt là bao so với Trung Quốc hay Canada. Họ muốn cho con cái dùng những thực phẩm tốt nhất", Michael Spavor, người chuyên đưa các đoàn du khách, học giả và nhà đầu tư từ nước ngoài tới Triều Tiên cho biết. "Tôi đã chứng kiến việc người Triều Tiên so sánh sản phẩm nội địa với sản phẩm Trung Quốc và chọn hàng Triều Tiên".
Mặc dù vậy, Triều Tiên vẫn chưa thể thoát hẳn khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc vì phần lớn các nguyên liệu thô để sản xuất hàng nội địa vẫn phải nhập từ hoặc thông qua quốc gia láng giềng.
Nếu Bắc Kinh tăng cường trừng phạt Triều Tiên thì sản phẩm "sản xuất tại Triều Tiên" cũng khó có thể xuất hiện tràn ngập trên thị trường.
Theo Danviet
"Bạn suốt đời" của Kim Jong-un nói về hạt nhân Triều Tiên Huyền thoại bóng rổ Mỹ Dennis Rodman là người có mối quan hệ gần gũi với nhà lãnh đạo Kim Jong-un và đã đến Triều Tiên 6 lần kể từ năm 2013. Cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman (trái) và nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Theo Daily Star, Rodman 55 tuổi nói rằng "Kim Jong-un giống như bất cứ một người...