Triều Tiên thề tăng cường “răn đe hạt nhân”
Vụ phóng tên lửa tháng 12.2012 của CHDCND Triều Tiên – Ảnh: Reuters
CHDCND Triều Tiên tuyên bố nước này sẽ tăng cường sức mạnh quân sự và chương trình “ răn đe hạt nhân” sau khi Liên Hiệp Quốc thông qua lệnh trừng phạt mới về vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng vào tháng 12.2012.
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc “lấy làm tiếc” về việc CHDCND Triều Tiên vi phạm các nghị quyết trước đây, vốn cấm Bình Nhưỡng thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân cũng như nhập khẩu hàng hóa và công nghệ phục vụ các chương trình này.
Nghị quyết cảnh báo Hội đồng Bảo an sẽ áp dụng các biện pháp “có ý nghĩa” trong trường hợp CHDCND Triều Tiên tiếp tục phóng hoặc thử hạt nhân, theo Reuters.
Video đang HOT
Theo nghị quyết, sáu tổ chức của CHDCND Triều Tiên, bao gồm Ủy ban Công nghệ Không gian Triều Tiên, và người lãnh đạo Paek Chang-ho sẽ bị đưa vào danh sách trừng phạt hiện hữu.
CHDCND Triều Tiên đã nhanh chóng đưa ra phản ứng vào sáng nay, 23.1, nói rằng nước này sẽ không tham gia các cuộc đàm phán về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và sẽ tăng cường năng lực quân sự và hạt nhân.
“Chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp tăng cường và củng cố sức mạnh phòng thủ quân sự, gồm răn đe hạt nhân”, theo hãng KCNA đăng tải thông báo của Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên.
Các cuộc đàm phán sáu bên, gồm CHDCND Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga và Hàn Quốc, đã được tiến hành từ năm 2003 song gián đoạn từ năm 2008.
Hàn Quốc tiết lộ CHDCND Triều Tiên đã sẵn sàng về kỹ thuật cho một vụ thử hạt nhân thứ ba, và các hình ảnh vệ tinh cho thấy họ đang tích cực làm việc tại bãi thử hạt nhân.
Theo TNO
Liên Hiệp Quốc cho phép can thiệp quân sự tại Mali
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 20.12 đã nhất trí phê chuẩn nghị quyết cho phép các nước châu Phi gửi quân đội đến để chiếm lại miền bắc Mali từ tay các tay súng Hồi giáo.
Các tay súng ở miền bắc Mali - Ảnh: AFP
Nghị quyết cho phép lực lượng quân sự sử dụng "mọi biện pháp cần thiết" trong thời hạn ban đầu là một năm để giúp chính phủ Mali chiếm lại lãnh thổ từ "các nhóm khủng bố, cực đoan và vũ trang", theo AFP.
Tuy nhiên, hội đồng gồm 15 thành viên nói rằng lực lượng quân sự chỉ được sử dụng sau khi những nỗ lực chính trị đã được khai thác hết và mọi kế hoạch quân sự phải được phê chuẩn trước khi tiến hành.
Các quốc gia Tây Phi cho biết họ hiện có 3.300 binh sĩ sẵn sàng đến Mali để giúp tái xây dựng quân đội và hỗ trợ chiến dịch quân sự.
Phiến quân Tuareg cùng các tay súng ly khai và những nhóm có liên hệ với al-Qaeda đã lợi dụng cuộc đảo chính ở Malivào tháng 3 để chiếm những khu vực rộng lớn tại phía bắc.
Pháp đã soạn thảo nghị quyết sau nhiều tuần thảo luận với Mỹ, nước bày tỏ nghi ngờ rằng lực lượng của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) sẽ không đủ mạnh để giao chiến trên sa mạc với các tay súng.
Mỹ rốt cuộc đã chấp nhận đồng bảo trợ cho nghị quyết và dự kiến sẽ trở thành nhà tài trợ lớn cho lực lượng mới được thành lập.
Theo TNO
Nga phản đối nghị quyết của phương Tây về Syria Phát biểu với hãng tin Interfax, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov nói Mátxcơva không thể chấp thuận văn kiện nghị quyết HĐBA được phương Tây ủng hộ về vấn đề Syria và sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình nếu bản dự thảo này được đưa ra bỏ phiếu cùng ngày 12/7. Bạo lực vẫn tiếp diễn ở Syria (Nguồn:...