Triều Tiên thề “tận diệt Mỹ” trong cuộc chiến liên Triều
Triều Tiên lên tiếng cảnh báo Mỹ rằng, một cuộc chiến tranh liên Triều mới sẽ khiến nước Mỹ suy sụp hoàn toàn.
Theo AP, tuyên bố trên được đưa ra ngày 27/7 trong bối cảnh Triều Tiên kỷ niệm ngày ký hiệp ước đình chiến trên bản đảo Triều Tiên chấm dứt cuộc chiến tranh liên Triều hơn 60 năm trước.
Người dân Triều Tiên cúi đầu tưởng nhớ cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và con trai ông, cố Chủ tịch Kim Chính Nhật (Kim Jong-il)(Ảnh AP)
Trong dịp này, Bình Nhưỡng và nhiều thành phố khác tại Triều Tiên được trang hoàng cờ, hoa rực rỡ và người dân Triều Tiên tập trung nhảy múa, ca hát chào mừng ngày lễ.
Cũng nhân dịp này, các quan chức Triều Tiên đã kêu gọi người dân nước này trung thành tuyệt đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến cuối cùng với Mỹ.
Ngày ký hiệp ước đình chiến trên bán đảo Triều Tiên được Triều Tiên ca ngợi là ngày Triều Tiên đánh thắng Mỹ, Hàn Quốc và các đồng minh nhờ sự ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô.
Trong bài phát biểu trước các cựu chiến binh, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khích lệ tinh thần thanh niên nước này với tinh thần chiến đấu và cống hiến giống như thế hệ ông cha của họ đã từng làm trong cuộc chiến tranh liên Triều.
Ngoài ra, ông Kim Jong-un cũng nhấn mạnh, Triều Tiên có “một quân bài chiến lược” là kho vũ khí hạt nhân của mình.
“Kỷ nguyên mà Mỹ có thể áp chế chúng ta bằng vũ khí hạt nhân đã qua từ lâu rồi, giờ Mỹ không còn là nguồn đe dọa và nỗi sợ hãi của chúng ta mà thay vào đó, chúng ta giờ mới là nỗi sợ hãi của Mỹ”, ông Kim Jong-un tuyên bố.
Trong khi đó, Tướng Pak Yong- sik, người được cho là sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng mới của Triều Tiên, nhấn mạnh, Mỹ vẫn không ngừng chính sách thù địch đối với Triều Tiên và đang muốn khiêu chiến với nước này. Triều Tiên luôn sẵn sàng chiến đấu cho đến khi “không còn người Mỹ nào sống sót để ký vào bản văn kiện đầu hàng”.
Video đang HOT
“Đã hơn 60 năm qua kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực trên bán đảo Triều Tiên nhưng hòa bình vẫn chưa được thiết lập”, ông Pak nói: “Cuộc chiến tranh liên Triều đã đẩy Mỹ lâm vào tình trạng suy thoái và cuộc chiến tranh liên Triều lần 2 sẽ khiến đế quốc Mỹ suy sụp hoàn toàn”.
Trong không khí lễ hội chào mừng ngày ký hiệp ước đình chiến, người dân tại thủ đô Bình Nhưỡng đã đến đặt hoa tại tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và con trai ông, cố Chủ tịch Kim Chính Nhật (Kim Jong-il)./.
Trần Khánh
Theo VOV
Những bức ảnh lay động triệu con tim
Những bức ảnh ghi lại các khoảnh khắc ý nghĩa đã làm lay động triệu độc giả trên thế giới.
Một trong những bức ảnh lay động lòng người đó là bức ảnh chụp nhà truyền giáo Uganda nắm chặt bàn tay chỉ còn da bọc xương của một bé trai sắp chết đói. Tấm ảnh còn lột tả khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trên thế giới. Bức ảnh "Em bé Napalm" của phóng viên ảnh AP Nick Út cũng gây ấn tượng mạnh mẽ đối với các độc giả. Trong ảnh, em bé Kim Phúc (9 tuổi) đang khóc do những vết bỏng nặng gây nên những đau đớn sau khi Quân đội Mỹ ném bom xuống Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972. Bé trai 12 tuổi người Brazil nghẹn ngào khóc trong lúc chơi đàn violin trong lễ tang thầy giáo, người giúp cậu thoát khỏi đói nghèo và cuộc sống đen tối nhờ âm nhạc. Bé trai 6 tuổi sống trong một trại trẻ mồ côi ở Áo vui mừng khôn xiết sau khi nhận đôi giày mới từ các thành viên Hội Chữ thập Đỏ Mỹ. Bức ảnh "Bố đợi con với" của tác giả Claude P. Dettloff chụp ngày 1/10/1940 ghi cảnh bé trai Whitey Bernard vội chạy ra níu tay bố mình, người chuẩn bị ra mặt trận. Nữ binh sĩ Mỹ Terri Gurrola ôm chầm con gái yêu quý sau khi hoàn thành 7 tháng nghĩa vụ ở Iraq. Người dân làng không sợ nguy hiểm lao mình xuống dòng nước lũ trong trận lụt kinh hoàng ở thành phố Cuttack (Ấn Độ) năm 2011 để cứu những chú mèo. Cựu lính Hồng quân ngồi sụp xuống cạnh xe tăng, chiếc chiến xa này đã gắn bó thân thiết với ông trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới 2. Giờ nó đang được trưng bày ở một thị trấn nhỏ của Nga. Bức ảnh "Cô bé cầm hoa" của tác giả Marc Riboud ghi lại cảnh cô gái trẻ Jane Rose Kasmir cắm bông hoa trên lưỡi lê của người lính gác ở Lầu Năm Góc trong một cuộc biểu tình chống lại cuộc chiến tranh Việt Nam ngày 21/10/1967. Cô bé đang ở khu vực cách ly khỏi chất phóng xạ nhìn chú chó qua ô cửa kính ở Nihonmatsu, Nhật Bản ngày 14/3. Một bức ảnh xúc động khác ghi lại cảnh nam công dân Pháp khóc trong tuyệt vọng khi hay tin Đức Quốc xã chiếm Thủ đô Paris. Các binh sĩ vui mừng khi cứu sống một bé gái bốn tháng tuổi nằm dưới đống đổ nát sau thảm họa kép ở Nhật Bản. Hình ảnh cảm động trên nhanh chóng xuất hiện trên các báo. Cụ ông người Triều Tiên bật khóc sau khi chia tay người em trai hiện sống ở Hàn Quốc sau khi kết thúc cuộc đoàn tụ hai miền ngày 31/10/2010. Trong dịp đó, 436 người Hàn Quốc đã sang Triều Tiên để gặp 97 người họ hàng bị chia cắt trong cuộc chiến liên Triều.
Một trong những bức ảnh lay động lòng người đó là bức ảnh chụp nhà truyền giáo Uganda nắm chặt bàn tay chỉ còn da bọc xương của một bé trai sắp chết đói. Tấm ảnh còn lột tả khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trên thế giới.
Bức ảnh "Em bé Napalm" của phóng viên ảnh AP Nick Út cũng gây ấn tượng mạnh mẽ đối với các độc giả. Trong ảnh, em bé Kim Phúc (9 tuổi) đang khóc do những vết bỏng nặng gây nên những đau đớn sau khi Quân đội Mỹ ném bom xuống Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972.
Bé trai 12 tuổi người Brazil nghẹn ngào khóc trong lúc chơi đàn violin trong lễ tang thầy giáo, người giúp cậu thoát khỏi đói nghèo và cuộc sống đen tối nhờ âm nhạc.
Bé trai 6 tuổi sống trong một trại trẻ mồ côi ở Áo vui mừng khôn xiết sau khi nhận đôi giày mới từ các thành viên Hội Chữ thập Đỏ Mỹ.
Bức ảnh "Bố đợi con với" của tác giả Claude P. Dettloff chụp ngày 1/10/1940 ghi cảnh bé trai Whitey Bernard vội chạy ra níu tay bố mình, người chuẩn bị ra mặt trận.
Nữ binh sĩ Mỹ Terri Gurrola ôm chầm con gái yêu quý sau khi hoàn thành 7 tháng nghĩa vụ ở Iraq.
Người dân làng không sợ nguy hiểm lao mình xuống dòng nước lũ trong trận lụt kinh hoàng ở thành phố Cuttack (Ấn Độ) năm 2011 để cứu những chú mèo.
Cựu lính Hồng quân ngồi sụp xuống cạnh xe tăng, chiếc chiến xa này đã gắn bó thân thiết với ông trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới 2. Giờ nó đang được trưng bày ở một thị trấn nhỏ của Nga.
Bức ảnh "Cô bé cầm hoa" của tác giả Marc Riboud ghi lại cảnh cô gái trẻ Jane Rose Kasmir cắm bông hoa trên lưỡi lê của người lính gác ở Lầu Năm Góc trong một cuộc biểu tình chống lại cuộc chiến tranh Việt Nam ngày 21/10/1967.
Cô bé đang ở khu vực cách ly khỏi chất phóng xạ nhìn chú chó qua ô cửa kính ở Nihonmatsu, Nhật Bản ngày 14/3.
Một bức ảnh xúc động khác ghi lại cảnh nam công dân Pháp khóc trong tuyệt vọng khi hay tin Đức Quốc xã chiếm Thủ đô Paris.
Các binh sĩ vui mừng khi cứu sống một bé gái bốn tháng tuổi nằm dưới đống đổ nát sau thảm họa kép ở Nhật Bản. Hình ảnh cảm động trên nhanh chóng xuất hiện trên các báo.
Cụ ông người Triều Tiên bật khóc sau khi chia tay người em trai hiện sống ở Hàn Quốc sau khi kết thúc cuộc đoàn tụ hai miền ngày 31/10/2010. Trong dịp đó, 436 người Hàn Quốc đã sang Triều Tiên để gặp 97 người họ hàng bị chia cắt trong cuộc chiến liên Triều.
Theo_Kiến Thức
Tường tận xe tăng hạng nặng của Mỹ trong CTTG 2 Trong chiến tranh thế giới thứ 2, người Mỹ cũng cố gắng phát triển xe tăng hạng nặng nhưng hầu như chúng không đạt được tiếng tăm như KV-1 hay Tiger. Nhắc tới xe tăng hạng nặng trong Chiến tranh Thế giới thứ, người ta có lẽ ngay lập tức nghĩ tới các thiết kế huyền thoại KV-1, IS-2 của Liên Xô hay...