Triều Tiên: Thất bại trong vụ phóng vệ tinh quân sự là “bước thụt lùi”
Triều Tiên đánh giá sự thất bại trong vụ phóng vệ tinh trinh sát quân sự Malligyong-1 hôm 31/5 vừa qua của nước này là bước thụt lùi “nghiêm trọng nhất” trong nửa đầu năm 2023.
Vật thể được cho là một phần “vệ tinh trinh sát quân sự” của Triều Tiên được vớt lên từ Hoàng Hải, ngày 31/5/2023. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Theo Yonhap, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 19/6 đưa tin nước này coi thất bại trong vụ phóng vệ tinh do thám quân sự hôm 31/5 là bước thụt lùi “nghiêm trọng nhất” trong nửa đầu năm nay, đồng thời tái khẳng định cam kết sớm đưa vệ tinh này vào quỹ đạo.
Đánh giá trên được đưa ra tại phiên họp toàn thể mở rộng lần thứ 8 của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, kết thúc hôm 18/6, trong đó đề cập đến nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm phóng một tên lửa mang vệ tinh do thám quân sự hôm 31/5.
Trong vụ phóng này, tên lửa Chollima-1 mang theo vệ tinh trinh sát quân sự Malligyong-1 đã rơi xuống Hoàng Hải.
Bản tin của KCNA ngày 31/5 thông báo tên lửa đẩy mang vệ tinh mới Cheollima-1 đã rơi xuống vùng biển phía Tây Bán đảo Triều Tiên sau khi bị mất động lực do sự cố khởi động bất thường của động cơ 2 tầng trong lúc đang bay một cách bình thường.
Người phát ngôn của Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ quốc gia (NADA) Triều Tiên cho rằng nguyên nhân thất bại là vì độ ổn định thấp của hệ thống động cơ kiểu mới được áp dụng cho tên lửa đẩy Cheollima-1 và đặc tính không ổn định của nhiên liệu được sử dụng.
Công văn bằng tiếng Anh của KCNA có đoạn: “Vấn đề nghiêm trọng nhất là thất bại trong vụ phóng vệ tinh trinh sát quân sự, công việc chiến lược quan trọng trong lĩnh vực phát triển không gian, vào ngày 31/5,” viện dẫn thất bại này như một trong những “bước thụt lùi không thể bỏ qua.”
Cũng trong công văn trên, Bình Nhưỡng cho rằng các mục tiêu phát triển năng lực quân sự được đưa ra tại phiên họp, gồm 5 điểm, đều rất quan trọng, song việc phát triển vệ tinh trinh sát quân sự có tầm ảnh hưởng đáng kể đối với triển vọng tăng cường lực lượng vũ trang của Triều Tiên, cũng như chuẩn bị đầy đủ cho khả năng chiến đấu.
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ đến Hàn Quốc sau khi Triều Tiên phóng tên lửa
Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan mang tên lửa đạn đạo của Mỹ cập cảng Hàn Quốc giữa diễn biến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Tàu ngầm USS Michigan đến Hàn Quốc hồi năm 2017 . Ảnh REUTERS
Hãng Yonhap ngày 16.6 đưa tin một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Mỹ vừa đến Hàn Quốc lần đầu tiên trong 6 năm, một ngày sau khi CHDCND Triều Tiên phóng 2 tên lửa đạn đạo.
Tàu ngầm USS Michigan có lượng choán nước 18.000 tấn cập cảng Busan cách Seoul 320 km về phía đông nam, sau khi Bình Nhưỡng phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía đông.
Việc khí tài chủ chốt của Hải quân Mỹ đến Hàn Quốc diễn ra sau khi Mỹ cam kết tăng cường hiện diện thường xuyên các khí tài chiến lược ở bán đảo Triều Tiên thông qua Tuyên bố Washington được đưa ra bởi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc họp thượng đỉnh ở Washington hồi tháng 4.
"Chuyến thăm của tàu ngầm trên tới Hàn Quốc nhằm thực hiện một cách thực chất thỏa thuận trong Tuyên bố Washington được đưa ra vào tháng 4 để tăng cường việc thường xuyên xuất hiện của các tài sản chiến lược trên bán đảo Triều Tiên", theo phó đô đốc Kim Myung-soo thuộc Hải quân Hàn Quốc.
Trong chuyến thăm của tàu ngầm trên, hải quân Hàn Quốc và Mỹ dự định cùng tiến hành hoạt động diễn tập đặc biệt nhằm tăng cường khả năng phối hợp và năng lực trong các hoạt động như đối phó những mối đe dọa mà theo họ là từ Triều Tiên.
Tàu cũng tham gia nhiều hoạt động hữu nghị kỷ niệm 70 năm liên minh giữa 2 nước.
Căng thẳng leo thang
Triều Tiên chưa bình luận về diễn biến trên, nhưng trước đó đã phản ứng về Tuyên bố Washington. KCNA dẫn lời bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, nói thỏa thuận phản ánh "ý chí hành động" chống lại Triều Tiên một cách "thù địch và hiếu chiến nhất".
Triều TIên phóng vệ tinh do thám thất bại, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un nói gì?
Bà Kim cho rằng thỏa thuận sẽ "chỉ khiến hòa bình và an ninh tại khu vực Đông Bắc Á cũng như trên thế giới phải đối mặt với những mối nguy nghiêm trọng hơn", đồng thời cảnh báo rằng thay đổi trong môi trường an ninh sẽ chỉ thúc đẩy Bình Nhưỡng tiến hành các "hành động quyết đoán hơn".
Hôm 15.6, Mỹ và Hàn Quốc kết thúc đợt tập trận thứ 5 và cũng là đợt cuối trong cuộc tập trận bắn đạn thật hỗn hợp tại một bãi tập gần giới tuyến liên Triều.
Trước cuộc tập trận trên, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho rằng việc tập trận là "sự nối tiếp và mở rộng của các cuộc diễn tập chiến tranh chống CHDCND Triều Tiên". Bài báo cho rằng cuộc tập trận như thế chống lại "một thế lực hạt nhân" là "hoàn toàn nhảm nhí".
Lần gần đây nhất Mỹ điều tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đến Hàn Quốc là vào tháng 10.2017.
Hàn Quốc thu mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên
Trong một diễn biến khác, Reuters ngày 16.6 đưa tin Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết đã tìm được dưới biển một phần của tên lửa Triều Tiên sử dụng để phóng vệ tinh bất thành vào tháng trước.
Mỹ nói chịu áp lực hiện đại hóa vũ khí hạt nhân từ Trung Quốc, Triều Tiên
Mảnh vỡ được tìm thấy vào tối 15.5 và cuộc tìm kiếm đang tiếp diễn. Hôm 31.5, Triều Tiên tiến hành phóng tên lửa đưa vệ tinh do thám đầu tiên của nước này lên quỹ đạo, nhưng thất bại và rơi xuống biển.
Bộ phận tên lửa của Triều Tiên do Hàn Quốc trục vớt dưới biển hôm 15.6. Ảnh REUTERS
Hàn Quốc đã triển khai trục vớt sau khi tên lửa lao xuống vùng biển ngoài khơi đảo Eocheongdo phía tây. Quân đội Hàn Quốc cho biết các tổ chức chuyên môn sẽ phân tích vật thể thu được từ tên lửa của Triều Tiên.
"Đấu khẩu" tại Hội đồng Bảo an Vụ việc xảy ra tại cuộc họp hôm 2/6 (giờ địa phương) giữa 3 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) là Mỹ, Nga và Trung Quốc liên quan tới vụ phóng vệ tinh mới nhất của Triều Tiên. Cho rằng vụ phóng, dù đã thất bại, nhưng đã vi phạm nhiều nghị quyết của LHQ...