Triều Tiên than phiền với Nga về Mỹ
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên cho biết những hành động của Mỹ và Hàn Quốc đang khiến đất nước này “cảm thấy rất khó chịu”.
Mỹ và Hàn Quốc đang trêu tức Bình Nhưỡng với những hành động của mình. Đây là tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao CHDCND Triều Tiên Park Thae-song tại cuộc hội đàm với Chủ tịch Duma Quốc gia ( Hạ viện Nga) Vyacheslav Volodin được tổ chức ở Matxcơva.
Theo ông Park, Triều Tiên đang thúc đẩy một chương trình nghị sự hòa bình, đồng thời cố gắng chấm dứt các nguy cơ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh đó, nước này dự định sẽ tiếp tục hợp tác với Nga.
Triều Tiên than phiền với Nga về Mỹ. (Ảnh: duma.gov.ru)
Tuy nhiên, Washington và Seoul lại không có sự đáp lại các cử chỉ của Bình Nhưỡng – đại diện Triều Tiên cho biết. “ Trên trường quốc tế, họ ủng hộ cải thiện quan hệ và đối thoại, nhưng sau lưng, họ lại đưa vào trang bị một số lượng lớn vũ khí tấn công hiện đại và thực hiện các cuộc tập trận quân sự chung” – ông Park cho biết.
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên cũng nhấn mạnh thêm rằng, những hành động như vậy đang khiến đất nước này “ cảm thấy rất khó chịu“.
Đầu tháng 10, giới truyền thông đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Cần lưu ý rằng, nhà lãnh đạo Mỹ nhìn chung không hề bày tỏ sự quan tâm đến những thông tin liên quan đến sự phát triển vũ khí mới của Bình Nhưỡng, đồng thời có thể đưa ra lời đề nghị dỡ bỏ các hạn chế đối với các ngành công nghiệp dệt và than trong vòng 3 năm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Cuộc tập trận chung của Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu vào ngày 5/8. Phía Triều Tiên có những phản ứng gay gắt: truyền thông chính thức của nước này cho biết, Bình Nhưỡng coi cuộc tập trận là “ một hành động khiêu khích quân sự không thể chấp nhận được” và “ một hành động thù địch rõ ràng“.
Video đang HOT
Về phần mình, Hàn Quốc bác bỏ những lời chỉ trích của Bình Nhưỡng, đồng thời cho biết rằng “ đây không phải các bài diễn tập đe dọa đến Triều Tiên, mà chỉ là một cuộc huấn luyện chỉ huy-tham mưu nhằm chuẩn bị tốt hơn cho quân đội hai nước khi chuyển giao quyền chỉ huy tác chiến thời chiến“.
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Đâu là điểm mới trong Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản 2019?
Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2019 công bố ngày 26/9, Bắc Kinh trở thành mối đe dọa chủ chốt về an ninh đối với Tokyo.
Đồng minh Hàn Quốc bị hạ cấp trong danh sách đối tác hợp tác an ninh quan trọng. Tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2020. Điều này phù hợp với chiến lược quốc phòng mới của Nhật Bản và góp phần quan trọng thực hiện tham vọng "nước lớn chính trị".
Tàu khu trục đa năng Izumo của Nhật Bản. Ảnh: Wikipedia.
Từ sắp xếp lại trật tự tác động...
Theo Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản 2019, Mỹ, Trung Quốc, Triều Tiên và Nga là các quốc gia có tác động lớn nhất đến chính sách quốc phòng của Tokyo. Theo đó, các nhà hoạch định quân sự Nhật Bản đánh giá và xếp thứ tự: Mỹ vẫn giữ vị trí thứ nhất, tiếp theo là Trung Quốc, vị trí thứ ba là Triều Tiên và cuối cùng là Nga.
Sách Trắng Quốc phòng tiếp tục khẳng định quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ là một trong ba trụ cột trong chính sách quốc phòng của mình, bên cạnh xây dựng cấu trúc phòng thủ của riêng Nhật Bản và tăng cường hợp tác an ninh đa phương. Trên cơ sở các trụ cột này, Nhật Bản sẽ thúc đẩy hợp tác với Mỹ trong nhiều lĩnh vực như hợp tác đối phó trên không gian mạng và vũ trụ, hợp tác phòng thủ tên lửa, tập trận song phương, bảo đảm an ninh trên biển...
Những năm gần đây, môi trường an ninh khu vực đang thay đổi nhanh chóng, với những diễn biến phức tạp, khó lường, trong đó nổi lên các hoạt động gia tăng quân sự của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, biển Nhật Bản, Biển Đông, cũng như gia tăng tần suất tiến ra Thái Bình Dương, khiến Nhật Bản thắt chặt quan hệ với Mỹ để đảm bảo đối trọng, kiềm chế áp lực từ Trung Quốc và mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
Năm 2018, Nhật Bản đánh giá các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh nước này. Trung Quốc là "mối quan tâm lớn" trong việc duy trì sự ổn định và an ninh. Nhật Bản phải "duy trì giám sát" các hoạt động quân sự của Nga tại hai quần đảo đang có tranh chấp với Tokyo.
Tuy nhiên, trật tự các mối đe dọa được xác định trong Sách Trắng năm 2019 đã có sự thay đổi. Trung Quốc thế chỗ Triều Tiên và trở thành mối đe dọa chủ chốt về an ninh đối với Nhật Bản. Mối đe dọa từ Triều Tiên xếp thứ ba, cho dù Bình Nhưỡng đã tiến hành các vụ phóng tên lửa tầm ngắn có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis do Mỹ sản xuất. Nga, vốn được xem là mối đe dọa chủ chốt đối với Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nay ở vị trí thứ tư.
Đến xác định mối đe dọa chiến lược...
Theo Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản 2019, dự án "Vành đai, Con đường" đầy tham vọng của Trung Quốc được coi là mối đe dọa chiến lược đối với Tokyo. Tờ SCMP trích dẫn sách Trắng cho biết: "Trung Quốc đã tham gia vào những nỗ lực đơn phương, cưỡng chế nhằm thay đổi hiện trạng dựa trên những xác nhận riêng của nước này, và điều này không phù hợp với trật tự quốc tế hiện nay. Có thể những công trình thuộc dự án "Vành đai, Con đường" sẽ tăng cường hoạt động của quân đội Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và nhiều nơi khác".
Mặt khác, ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2019 đã lên tới 177 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2018 và gấp 3 lần Nhật Bản. Bắc Kinh hiện đang phát triển nhiều vũ khí tiên tiến nhằm tăng khả năng hoạt động trong các chiến dịch quân sự. Hải quân Trung Quốc đã vươn xa đến gần các đảo phía Tây thuộc quần đảo Okinawa, cũng như những vùng thuộc Tây Thái Bình Dương. Việc các tàu và máy bay Trung Quốc tuần tra gần không phận và lãnh hải Nhật Bản đang dần trở thành "nỗi lo ngại an ninh quốc gia" của Tokyo.
Nhật Bản đang đưa ra những thay đổi có tính chất bước ngoặt trong chiến lược quốc phòng. Xây dựng một nền quốc phòng mạnh, tự chủ về kỹ thuật quân sự, nhằm ứng phó tốt hơn với các mối đe dọa từ bên ngoài. Đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, tăng cường mua sắm vũ khí, trang bị, xây dựng sức mạnh phòng vệ tổng hợp, nỗ lực thoát khỏi ràng buộc của "Hiến pháp Hòa bình" và trở thành "nước lớn chính trị".
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, dự toán ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2020 của nước này có thể đạt tới 5.320 tỷ Yen, tương đương 50 tỷ USD. Đây là mức cao kỷ lục trong bối cảnh căng thẳng liên tục gia tăng tại khu vực Đông Á và đánh dấu năm thứ 8 liên tiếp Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng.
Nhật bảnđã mua sắm rất nhiều máy bay tàng hình và các vũ khí tiên tiến khác từ Mỹ. Trong báo cáo dự chi ngân sách mới nhất, quân đội Nhật Bản đã yêu cầu được cấp 1,1 tỷ USD để mua 9 chiếc tiêm kích tàng hình F-35, trong đó có 6 chiếc có khả năng cất cánh thẳng đứng, để có thể hoạt động trên các tàu sân bay trực thăng.
Và hạ thấp vai trò của Hàn Quốc
Năm 2018, Hàn Quốc ở vị trí số 3 trong danh sách đối tác hợp tác an ninh quan trọng, sau Mỹ và Australia. Tuy nhiên, năm 2019, Hàn Quốc rơi xuống vị trí thứ 5, xếp sau Mỹ, Australia, Ấn Độ và ASEAN. Động thái này phản ánh mối quan hệ đồng minh ngày càng xấu đi giữa Tokyo và Seoul.
Sách Trắng Quốc phòng kêu gọi Hàn Quốc giải quyết các quan ngại của Nhật Bản "một cách thích đáng". Chẳng hạn, vụ tàu khu trục Hàn Quốc bị cáo buộc bật radar điều khiển hỏa lực và khóa mục tiêu vào trinh sát cơ P-1 thuộc Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản đang tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản hồi tháng 12/2018. Sách Trắng cũng tuyên bố chủ quyền đối với đảo Takeshima mà phía Hàn Quốc gọi là Dokdo.
Xung đột ngoại giao và chính trị giữa hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc căng thẳng từ cuối năm 2018, khi một loạt phán quyết của tòa án ở Hàn Quốc, yêu cầu các công ty Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong thời gian Nhật Bản đô hộ Bán đảo Triều Tiên.
Căng thẳng leo thang khi Nhật Bản siết chặt các quy định xuất khẩu nguyên liệu công nghệ cao được sử dụng trong sản xuất chip điện tử và màn hình sang Hàn Quốc. Đầu tháng 8, Nhật Bản quyết định gạch tên Hàn Quốc khỏi "danh sách Trắng" gồm những nước được Nhật Bản nới lỏng kiểm tra xuất khẩu. Hàn Quốc cũng đã loại Nhật Bản ra khỏi danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy.
Những căng thẳng còn lan sang cả lĩnh vực quân sự, khi Hàn Quốc dọa sẽ xem xét chấm dứt một thỏa thuận chia sẻ tình báo quân sự với Nhật Bản được ký năm 2016. Thỏa thuận này vốn được xem cần thiết để Nhật Bản và Hàn Quốc cùng đối phó với các động thái liên quan tới tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Ngày 27/9, Hàn Quốc đã ra tuyên bố phản đối nội dung Sách Trắng Quốc phòng của Nhật Bản. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nhấn mạnh chính phủ nước này phản đối mạnh mẽ việc Nhật Bản nhận chủ quyền đối với quần đảo Dokdo. Tuyên bố chủ quyền này là bất hợp pháp và không giúp ích cho quan hệ song phương, theo đó Seoul hối thúc Tokyo "ngay lập tức rút lại tuyên bố chủ quyền này".
Như vậy, sự thay đổi chính sách an ninh đối ngoại của Nhật Bản, sắp xếp lại trật tự các quốc gia tác động đến an ninh, thắt chặt quan hệ với Mỹ, xác định mối đe dọa chiến lược, hạ cấp tầm quan trọng của đồng minh ở khu vực, tăng cường tiềm lực quốc phòng, phản ánh thời cơ đang chín muồi và là những động thái nhằm hiện thực hóa chiến lược "nước lớn chính trị"./.
Theo CTV Nguyễn Nhâm/VOV.VN
Mỹ "lạnh sống lưng" vì tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thế hệ mới của Triều Tiên? Sau vụ phóng thử tên lửa lần thứ 11 của Triều Tiên, một số nguồn tin cho rằng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thế hệ mới của Bình Nhưỡng đang trở thành mối đe dọa mới với an ninh nước Mỹ và toàn cầu. Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, theo đánh giá từ Lầu Năm Góc,...