Triều Tiên – thách thức chờ đón Biden
Triều Tiên cho thấy họ quyết tâm theo đuổi vũ khí hạt nhân, khiến chính sách đối phó Bình Nhưỡng thực sự là bài toán khó với chính quyền Biden.
Trong bài phát biểu hồi cuối tuần trước tại đại hội thứ 8 của đảng Lao động, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sẽ mở rộng kho vũ khí hạt nhân quốc gia. Ông cho biết đã chỉ thị các quan chức dưới quyền phát triển tên lửa có khả năng mang nhiều đầu đạn, tên lửa hạt nhân phóng dưới nước, vệ tinh do thám và tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại đại hội thứ 8 của đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh: Reuters
Những vũ khí tiên tiến mà lãnh đạo Triều Tiên nêu ra cho thấy ông rất quyết tâm duy trì vị thế cường quốc hạt nhân của đất nước, đồng thời đặt ra phép thử với chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden.
“Kim muốn cho thấy rằng Triều Tiên sẽ không phi hạt nhân hóa trong bất kỳ điều kiện nào”, tiến sĩ Malcolm Davis, nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, bình luận.
Theo Davis, những bình luận Kim Jong-un đưa ra tại đại hội là một phần trong chiến dịch liên tục của Triều Tiên nhằm phô trương sức mạnh hạt nhân. “Nó phát đi tín hiệu rằng Triều Tiên nhất định sẽ giữ vũ khí hạt nhân”, ông nói.
“Các tuyên bố của Kim chắc chắn nhằm nhấn mạnh với chính quyền Mỹ sắp tới rằng nếu họ không hành động nhanh chóng, Triều Tiên sẽ phát triển năng lực vũ khí của mình theo hướng có hại cho lợi ích của cả Mỹ và Hàn Quốc”, Ankit Panda, nhà nghiên cứu về Triều Tiên, lưu ý và thêm rằng chính quyền Biden nên xem xét lời cảnh báo này một cách nghiêm túc.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh kể từ năm 2018, nhưng họ không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng hay các biện pháp trừng phạt kinh tế đang làm tê liệt Triều Tiên.
Video đang HOT
Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu Joe Biden có thể làm tốt hơn người tiền nhiệm hay không.
“Tôi nghĩ Tổng thống đắc cử Mỹ nên nhìn nhận thẳng thắng vấn đề và làm rõ càng sớm càng tốt quan điểm về mục tiêu mà chính quyền của ông ấy muốn tìm kiếm trong các cuộc đàm phán tiềm năng với Triều Tiên”, Panda cho hay. “Nếu Kim không nhìn thấy sự thay đổi so với cách tiếp cận truyền thống đòi loại trừ vũ khí hạt nhân toàn diện trước khi gỡ lệnh trừng phạt mà Mỹ vẫn theo đuổi, tôi nghĩ ông ấy chỉ đơn giản là sẽ thúc đẩy hơn nữa việc thử vũ khí cùng các hoạt động liên quan khác”.
Trong bài phát biểu trước hàng nghìn đại biểu tham dự đại hội đảng Lao động Triều Tiên, Kim miêu tả Mỹ là “kẻ thù lớn nhất” nhưng cũng thêm rằng ông “không loại trừ khả năng ngoại giao”.
Các hội nghị thượng đỉnh trước đây đã thất bại, nhưng chúng vẫn được tôn vinh tại đại hội đảng Lao động Triều Tiên như “sự kiện có ý nghĩa to lớn trong lịch sử chính trị thế giới”. Panda cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy cánh cử đàm phán vẫn mở ra đối với chính quyền Biden nếu ông vẫn muốn sử dụng đến nó.
Nhưng theo Duyeon Kim, chuyên gia tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, Washington phải có hành động trước và mọi thỏa thuận đều kèm theo một cái giá tương xứng.
“Cái giá mà Kim Jong-un đặt ra với Mỹ là chấm dứt các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc, dỡ bỏ lệnh trừng phạt và kiềm chế đưa ra những chỉ trích về nhân quyền trước khi các cuộc đàm phán có thể diễn ra. Nhưng Washington sẽ không làm tất cả những điều này một cách vô điều kiện”, Duyeon Kim nói.
“Ngay cả nếu đàm phán được nối lại, cái giá Kim đưa ra sẽ là quá cao đối với bất kỳ thỏa thuận nào bởi ông ấy đang đề xuất các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí theo kiểu Chiến tranh Lạnh, ở đó mỗi bên sẽ thực hiện các bước đi dò xét, có đi có lại. Nhưng điều này là vô nghĩa bởi không có sự ngang bằng giữa kho vũ khí hạt nhân Mỹ và Triều Tiên”.
Không ai trên bán đảo Triều Tiên có thể quên những lời đe dọa “lửa và thịnh nộ” từ Tổng thống Trump hồi năm 2017, sau khi Bình Nhưỡng ba lần thử tên lửa tầm xa.
Với bài phát biểu mới nhất, Kim Jong-un đang làm phép thử và chờ xem ông sẽ nhận được phản ứng như thế nào từ phía Mỹ. Kim thậm chí còn đề cập đến việc muốn các tên lửa tầm xa vươn tới mục tiêu ở khoảng cách 15.000 km, nhằm tăng khả năng đe dọa với Mỹ.
Triều Tiên hồi cuối năm 2017 phóng tên lửa Hwasong 15, tuyên bố rằng nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và nhắm tới bất kỳ địa điểm nào trên lãnh thổ Mỹ. Song không rõ liệu nó có sở hữu công nghệ cần thiết để bảo vệ đầu đạn hạt nhân trong quá trình hồi quyển và tiếp cận mục tiêu hay không.
Giới phân tích cũng tin rằng Triều Tiên vẫn còn cả một chặng đường dài phải đi để hiện thực hóa tham vọng sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Tuy nhiên, Triều Tiên “trong quá khứ đã chứng minh được sự kiên cường đáng nể”, Panda đánh giá. Kim Jong-un đã nỗ lực đạt được những tiến bộ đáng kể về chương trình hạt nhân, bất chấp khủng hoảng kinh tế ngày càng sâu sắc.
“Ngay cả nếu Kim không thể hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự đề ra, chúng ta cũng không nên đánh cược với ý muốn của ông ấy là thúc đẩy và bắt đầu thử nghiệm, tiến tới chế tạo một số hệ thống vũ khí mà ông ấy đã nêu”, Panda lưu ý.
Cựu quan chức CIA khuyên chính quyền Biden đàm phán với Triều Tiên
Cựu quan chức CIA Andrew Kim cho rằng việc chính quyền Biden đàm phán cấp chuyên viên với Triều Tiên là "khởi đầu tốt" cho phi hạt nhân hóa.
"Từ kinh nghiệm cá nhân làm việc với họ trong vài năm qua, tôi cho rằng nếu có ai đó trong chính quyền Biden đứng ra nói rằng chúng ta sẵn sàng ngồi lại với Triều Tiên ở cấp làm việc hoặc cấp chuyên gia như một điểm khởi đầu, đó chắc chắn sẽ gửi tín hiệu tích cực tới Triều Tiên", Kim, cựu giám đốc Trung tâm Sứ mệnh Hàn Quốc thuộc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), ngày 1/12 nói trong một hội thảo về liên minh Mỹ - Hàn.
Ông cho rằng một đề nghị đàm phán cấp chuyên viên "sẽ là điểm khởi đầu tốt" để nối lại tiến trình phi hạt nhân hóa vốn bị đình trệ.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng của Đảng Lao động Triều Tiên tại Bình Nhưỡng hôm 15/11. Ảnh: Yonhap.
Triều Tiên đến nay vẫn im lặng về chiến thắng của Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trước đó, Bình Nhưỡng thường đề cập đến vấn đề này hoặc ra thông báo chính thức chỉ vài ngày sau khi Mỹ có kết quả bầu cử.
"Tôi cho rằng Triều Tiên đang chờ đợi chính quyền Biden sẽ nói gì. Họ chỉ muốn đợi xem. Tôi chắc chắn họ đã có một vài kế hoạch khác nhưng họ đang chờ những bình luận từ nhà lãnh đạo chính quyền mới của Mỹ", Kim nói thêm.
Đánh giá về nỗ lực thúc đẩy tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 của Hàn Quốc, Kim cho rằng "có một vài nguy cơ" nếu Hàn Quốc "quá vội vã" làm điều này. Cuộc chiến này mới chỉ kết thúc bằng một hiệp định đình chiến, không phải hiệp ước hòa bình, khiến hai miền Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.
"Nó sẽ mở ra cơ hội cho Triều Tiên và Trung Quốc thách thức cơ sở cho sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc", Kim cảnh báo. Ngoài ra, theo thời gian, Triều Tiên dường như cũng dần mất đi sự hào hứng đặt bút ký vào tuyên bố chấm dứt chiến tranh.
Các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn bị đình trệ kể từ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội năm 2019. Tổng thống đắc cử Biden từng tuyên bố sẽ gặp Kim Jong-un với điều kiện lãnh đạo Triều Tiên đồng ý giảm năng lực hạt nhân của nước này.
Hồi tháng 10, Triều Tiên đã tiến hành cuộc duyệt binh quy mô lớn có sự hiện diện của một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới cùng nhiều loại vũ khí khác. Lãnh đạo Kim Jong-un cam kết sẽ tăng cường "năng lực răn đe" quốc phòng của Triều Tiên.
Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo cho rằng Mỹ - Hàn cần tập trung hơn vào các loại vũ khí chiến lược mới của Triều Tiên. Hai nước cần đặc biệt lưu ý đến việc Triều Tiên phát triển thành công loại vũ khí có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân.
"Như những gì chúng ta chứng kiến trong quá khứ, Triều Tiên có thể khiêu khích bằng việc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào ngày Biden nhậm chức. Hành động này giúp Triều Tiên nắm thế thượng phong trước khi nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với chính quyền mới của Mỹ", Han Min-koo nhận định.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cảnh báo các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ vẫn nên được duy trì để gây sức ép với Bình Nhưỡng.
Trung Quốc 'ném đá dò đường' chính quyền Biden Bắc Kinh được cho là sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính quyền mới của Mỹ, nhằm hạn chế những cú sốc có thể gây rạn nứt thêm quan hệ song phương. Khi kỳ vọng tăng lên về khả năng thiết lập lại quan hệ Mỹ - Trung, các cựu quan chức tình báo và giới phân tích chính sách đối...