Triều Tiên tạo cớ cho THAAD Mỹ vây Trung Quốc
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, những vụ thử tên lửa của Triều Tiên gần đây sẽ khiến Mỹ sớm hoàn thiện những gì đang làm tại Hàn Quốc.
Mỹ đẩy nhanh triển khai THAAD
Reuters dẫn tuyên bố của ông Carter cho biết, dù vẫn chưa rõ liệu vụ phóng tên lửa mới đây của Triều Tiên có thành công hay không, nhưng chúng đã bay xa hơn so với các vụ thử trước đó. Điều này cho thấy Mỹ cùng Hàn Quốc, Nhật Bản cần tăng cường khả năng phòng thủ.
“Tôi không biết liệu vụ thử này có thành công hay không. Tôi cũng không rõ về mục tiêu thử nghiệm của phía Triều Tiên. Tuy nhiên bất kể lý do và mức độ thành công nào, vụ thử này cho thấy chúng ta cần tiếp tục những gì đang làm”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.
“Đó là xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa với nhiều tầm hoạt động để bảo vệ những người đồng minh Hàn Quốc, cũng như lực lượng Mỹ trên bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và lãnh thổ Mỹ”.
Ngay từ đầu tháng 6/2016, bên lề Đối thoại Shangri-La thường niên tại Singapore, ông Carter cũng đã cho rằng chính những lần liên tiếp thử tên lửa của Triều Tiên khiến Mỹ phải nhanh chóng hoàn thiện triển khai lá chắn THAAD tại Hàn Quốc.
Hình ảnh Triều Tiên thử tên lửa.
Video đang HOT
Việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa THAAD tại Hàn Quốc có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian bởi hồi tháng 3/2016, Nhà Trắng khẳng định bất chấp sự phản đối của Trung Quốc và Nga, việc triển khai THAAD vẫn được thực hiện.
Trả lời báo giới, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho hay: “Các cuộc thảo luận này đang diễn ra. Thiết bị này (THAAD) nhằm vào mối đe dọa từ Triều Tiên, chứ không phải Trung Quốc hay Nga”.
Lâu nay, Nga và Trung Quốc vẫn bày tỏ phản đối việc triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc do lo ngại radar của hệ thống này có thể theo dõi cả các hoạt động của hai nước trên.
Trong khi đó, Hàn Quốc và Mỹ đã nhiều lần tuyên bố rằng THAAD chỉ là để bảo vệ Hàn Quốc tốt hơn trước các mối đe dọa về tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Triều Tiên tuyên bố bất ngờ
Trái ngược với những thông tin trước đó từ Mỹ và Hàn Quốc, ngày 23/6, hãng thông tấn KCNA dẫn lời nhà lãnh đạo Kim Jong-un ca ngợi vụ phóng tên lửa thành công đã cho thấy “Triều Tiên có khả năng tấn công toàn diện và thực tế nhằm vào người Mỹ ở chiến trường Thái Bình Dương”.
Ông Kim jong-un gọi vụ thử tên lửa kép hôm 22/6 là “sự kiện lớn” tăng cường khả năng tấn công hạt nhân của Bình Nhưỡng. Nhà lãnh đạo Kim đã đích thân giám sát vụ thử tên lửa đạn đạo này. Phía Hàn Quốc cho biết tên lửa đầu bay khoảng 150 km rồi rơi xuống biển trong khi tên lửa thứ hai bay được chừng 400 km.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nhận định vụ phóng tên lửa hôm 22/6 cho thấy Bình Nhưỡng đã đạt tiến bộ và có thể tăng cường tên lửa đạn đạo đến khả năng tấn công toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản.
Mỹ và Hàn Quốc cho rằng vụ thử đầu tiên thất bại song Nhật Bản đánh giá đợt phóng thứ hai của Triều Tiên “tiến bộ nhất” so với những lần thử nghiệm Musudan tính đến nay. Bốn tên lửa được bắn thử trong 2 tháng qua hoặc nổ tung trên không hoặc rơi xuống biển.
Động thái trên diễn ra giữa lúc Triều Tiên vẫn đang hứng chịu lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc về việc phát triển vũ khí hạt nhân, sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo. Đợt thử tên lửa còn cho thấy lệnh trừng phạt quốc tế đến nay vẫn không ảnh hưởng đến khả năng mua vật liệu và công nghệ cần thiết để sản xuất vũ khí của Triều Tiên.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Đối phó Nga, Lầu Năm Góc tăng gấp 4 lần ngân sách tại châu Âu
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đề xuất quốc hội thông qua khoản ngân sách quốc phòng 582 tỉ USD cho năm tài chính 2017. Đây là một phần của chiến lược nhằm chống lại sự cạnh tranh quân sự của Nga và Trung Quốc, cũng như bao gồm việc tăng chi tiêu quân sự tại châu Âu lên gấp 4 lần.
Theo ông Carter, 582,7 tỉ USD sẽ bao gồm 71,4 tỉ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển vũ khí nhằm giữ được lợi thế trước Nga và Trung Quốc, ngoài ra, 7,5 tỉ trong đó để chiến đấu với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), 8,1 tỉ USD để đóng tàu ngầm và 1,8 tỉ USD cho mua đạn dược và tên lửa.
Quân đội Mỹ sẽ tăng gấp 4 lần ngân sách hoạt động tại châu Âu
Mỹ đã hướng ngân sách của mình đến 5 yếu tố chính đó là sự phát triển của Nga và Trung Quốc, mối đe doạ của Triều Tiên, tầm ảnh hưởng của Iran ở khu vực vùng Vịnh và sự trỗi dậy của IS.
Lầu Năm Góc sẽ tăng gấp 4 lần chi tiêu quốc phòng ở châu Âu, từ 789 triệu USD lên 3,4 tỉ USD trong năm 2016, nhằm củng cố sức mạng đồng minh trước "sự hung hăng" của Nga. Kế hoạch này bao gồm việc tăng cường tập trận, triển khai thêm nhiều loại vũ khí và cải thiện cơ sở hạ tầng.
Đối với IS, Mỹ sẽ tăng cường khuyến khích lực lượng địa phương chống IS và tạm thời hoãn việc cho nghỉ hưu phi đội máy bay cường kính A-10 để sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố.
Trong những năm tới, Lầu Năm Góc sẽ nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc nâng cấp bộ 3 hạt nhân chiến lược bao gồm máy bay ném bom tầm xa, tàu ngầm thay thế lớp Ohio và tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Theo nguồn tin từ nội bộ Bộ Quốc phòng Mỹ, hải quân sẽ dành thêm 4 tỉ USD chi phí nghiên cứu tàu ngầm mới và 9 tỉ USD đóng tàu trong vòng 5 năm tới.
Kế hoạch 5 năm tới còn bao gồm việc mua tổng cộng 161 chiến đấu cơ F-35 cho binh chủng hải quân và lính thuỷ đánh bộ, trong đó bao gồm 64 phiên bản C có khả năng sử dụng trên tàu sân bay và 97 phiên bản B có thể cất cánh ở đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.
Theo_An ninh thủ đô
Người Anh muốn chia tay hay ở lại với EU? Theo khảo sát của Daily Mail, phe ủng hộ Anh ở lại EU dẫn trước phe rời EU đến 6 điểm phần trăm trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit. Các điểm bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit đồng loạt mở cửa vào lúc 7 giờ sáng 23/6. Một cuộc khảo sát độc quyền của Daily Mail và ITV...