“Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng pluton”
Một cơ quan phân tích của Mỹ ngày 11/9 cho hay, Triều Tiên có vẻ như đã tái khởi động một lò phản ứng sản xuất pluton, làm gia tăng lo ngại nước này đang củng cố cho kho vũ khí hạt nhân của mình.
Tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Trều Tiên.
Theo Viện Mỹ-Hàn tại Đại học Johns Hopkins, hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 31/8 cho thấy khí màu trắng bốc lên từ một tòa nhà cạnh lò phản ứng pluton 5 megawatt tại Yongbyon.
Hai nhà nghiên cứu Nick Hansen và Jeffrey Lewis viết trên trang blog 38 North của Viện trên rằng, Triều Tiên “có vẻ như đã đưa lò phản ứng vào hoạt động”. Lò phản ứng “có khả năng sản xuất 6kg pluon mỗi năm, và Bình Nhưỡng có thể sử dụng để dần dần tăng quy mô kho vũ khí hạt nhân của mình”.
Hồi tháng 4, Triều Tiên tuyên bố họ sẽ tái khởi động toàn bộ các cơ sở ở Yongbyon, nhằm “củng cố lực lượng vũ trang hạt nhân cả về số lượng lẫn chất lượng”.
Tuyên bố được đưa ra vào thời điểm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao, khi Triều Tiên bất chấp phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3 hồi tháng 2 và đe dọa tấn công nước Mỹ.
Hiện căng thẳng đã giảm, nhưng Mỹ vẫn nghi ngờ về khả năng nối lại đàm phán với Triều Tiên, do chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un không cam kết chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Triều Tiên đóng cửa lò phản ứng Yongbyon vào tháng 7/2007, theo một thỏa thuận 6 bên đổi giải giáp lấy viện trợ và nhanh chóng phá bỏ tháp làm lạnh của lò phản ứng để chứng tỏ cam kết của mình.
Lò phản ứng này là cách duy nhất Triều Tiên có thể sản xuất pluton, chất đã được dùng cho 2 vụ thử hạt nhân đầu tiên năm 2006 và 2009.
Các chính phủ và chuyên gia nước ngoài cho đến nay vẫn không thể biết chắc Triều Tiên có dùng pluton trong vụ thử hạt nhân hồi tháng 2 hay không, nhưng chính quyền nước này được xem là đang nỗ lực sản xuất urani để sản xuất bom hạt nhân theo cách khác.
Vũ Quý
Theo AFP
'Kẻ báo thù' của Ấn Độ khiến các cường quốc kiêng nể
Sau 25 năm nỗ lực, lò phản ứng trên chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân "Arihant" do Ấn Độ tự chế tạo, đã đi vào hoạt động vào lúc 1giờ 20 phút sáng 11/8 (giờ địa phương).
Tàu ngầm Arihant (Kẻ báo thù) được hạ thủy hồi tháng 7/2009 và bắt đầu giai đoạn chạy thử từ tháng 2/2010. Quá trình phát triển lớp tàu ngầm hạt nhân này của Ấn Độ dựa trên cơ sở tàu ngầm thuộc đồ án 670 Scat của Liên Xô.
Arihant có tổng lượng choán nước đạt 6.000 tấn và dài 110m. Hiện tại, vũ khí trang bị cho lớp tàu ngầm này chưa được công khai, nhưng nhiều khả năng sẽ là 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và 12 ống phóng thẳng đứng trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm K-15 Sagarika.
Với kíp thủy thủ 95 người, tàu ngầm Arihant có thể đạt tốc độ hải trình tối đa tới 24 hải lý/giờ.
Tàu ngầm Arihant là kết quả của chương trình Công nghệ đóng tàu tiên tiến (ATV - Advanced Technology Vessel) của Ấn Độ.
Theo kế hoạch, hải quân Ấn Độ sẽ đóng mới 6 tàu ngầm thuộc lớp này, nhưng tới thời điểm hiện tại, quốc gia Nam Á mới chỉ thông qua ký hợp đồng đóng 4 tàu ngầm lớp Arihant. Tàu ngầm thứ 2 thuộc lớp này là Arhidaiman bắt đầu đóng mới từ năm 2011 với nhiều cải tiến so tàu ngầm đầu tiên cùng lớp. Dự kiến, Arhidaiman sẽ được chuyển giao cho hải quân Ấn Độ vào năm 2015.
Khi được biên chế trong Hải quân Ấn Độ, Arihant sẽ hoàn thiện đủ bộ ba hạt nhân chiến lược của Ấn Độ với khả năng phóng tên lửa hạt nhân từ mặt đất, từ trên không và từ lòng biển.
Nếu các đợt thử nghiệm Arihant thành công, Ấn Độ sẽ chính thứ gia nhập câu lạc bộ các quốc gia làm chủ công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân. Hiện tại, chỉ có Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc sở hữu công nghệ này.
New Delhi thông báo, INS Arihant sẽ có được giao nhiệm vụ tuần tra ngăn đe với khả năng "giáng trả hạt nhân" trong trường hợp bị tấn công hạt nhân. Arihant mang các tên lửa đầu đạn hạt nhân có thể phóng từ lòng biển.
V ới INS Arihant, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 6 trên thế giới có tàu ngầm hạt nhân. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh gọi đây là "một dấu mốc lịch sử trong lãnh vực quốc phòng của Ấn Độ" khi chiếc tàu ngầm được hạ thủy ở thành phố Visakhapatnam.
Chiếc tàu này sẽ trải qua hai năm thử nghiệm trong vùng vịnh Bengal trước khi chính thức được đưa vào hoạt động, theo PTI. Việc hạ thủy diễn ra vào lúc Ấn Độ đánh dấu mười năm kỷ niệm cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu ở Kargil với quốc gia láng giềng Pakistan trong vùng tranh chấp lãnh thổ Kashmir.
Cùng với dự án đóng tàu ngầm hạt nhân nội địa lớp Arihant, hải quân Ấn Độ năm 2012 đã thuê tàu ngầm K-152 Nerpa thuộc đồ án 971U Shuka-B trong 10 năm để làm cơ sở đào tạo kíp thủy thủ vận hành tàu ngầm hạt nhân nội địa trong tương lai.
Sau 25 năm nỗ lực, lò phản ứng trên chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân "Arihant" này do Ấn Độ tự chế tạo cuối cùng đã đi vào hoạt động vào lúc 1giờ 20 phút sáng 11/8 (giờ địa phương).
Với việc công bố và nay sắp cho chạy thử tàu ngầm hạt nhân này, Ấn Độ đã tự hoàn thiện được các năng lực phòng vệ hạt nhân cả ở trên bộ, trên không và trên biển, qua đó nâng cao đáng kể vị thế chiến lược trong khu vực vốn đang chứng kiến sự nổi lên gây nhiều mâu thuẫn của Trung Quốc. M.T.
Theo Phunutoday
Nhật kỷ niệm 68 năm vụ ném bom Hiroshima Hơn 50.000 người Nhật Bản kỷ niệm 68 năm thảm họa hạt nhân Hiroshima trùng với dịp chính phủ Nhật hạ thủy chiếc tàu chiến lớn nhất trong thời bình. Ngày 6/8, hơn 50.000 người Nhật Bản, trong đó có cả Thủ tướng Shinzo Abe đã tề tựu tại Hiroshima để kỷ niệm 68 năm ngày định mệnh làm thay đổi vĩnh viễn...