Triều Tiên sở hữu tên lửa hành trình của Nga
Triều Tiên dường như đã có được phiên bản chống hạm của một tên lửa hành trình do Nga chế tạo, bước đi mới nhất trong nỗ lực nhằm tăng cường khả năng tấn công trên biển, một tổ chức nghiên cứu chính sách của Mỹ hôm nay cho biết.
Tên lửa của Triều Tiên nhìn bề ngoài giống tên lửa KH-35 của Nga.
Một bộ phim tuyên truyền của nhà nước Triều Tiên, được phổ biến trên các mạng xã hội, trong đó có Youtube, đã cho thấy một tên lửa của nước này được phóng từ một tàu hải quân.
Trên trang web 38 North của Viện Mỹ-Hàn tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), chuyên gia kiểm soát vũ khí Jeffrey Lewis cho hay tên lửa mới có thể là “một sự bổ sung mới và ổn định” vào kho vũ khí của Triều Tiên.
Video đang HOT
Theo ông Lewis, tên lửa mới là một bản sao của tên lửa KH-35 do Nga chế tạo. KH-35 là tên lửa hành trình chống hạm được phát triển vào những năm 1980 vào 90.
Việc xuất khẩu bất kỳ tên lửa hành trình nào sang Triều Tiên có thể là vi phạm các nghị quyết trừng phạt của Liên hợp quốc.
“Mặc dù nhiều khả năng Nga đã bán trực tiếp tên lửa cho Triều Tiên, nhưng cũng có khả năng Triều Tiên mua chúng từ một bên thứ 3 như Myanmar”, ông Lewis, giám đốc Đông Á tại Trung tâm nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin, cho hay.
Ngoài Myanmar, Nga đã xuất khẩu các tên lửa hành trình trên biển và trên bộ KH-35 cho Algeria, Ấn Độ và Venezuela.
“Khả năng Triều Tiên có thể bán công nghệ KH-35 cho các bên khác… không phải là một tin vui”, ông Lewis nói.
Sự tiến bộ trong chương trình vũ khí thông thường của Triều Tiên phần lớn đã bị phủ bóng bởi các lo ngại về các chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Hồi tháng trước, 38 North đã công bố các bức ảnh vệ tinh cho thấy 2 tàu chiến mới của Triều Tiên – các tàu chiến lớn nhất mà nước này chế tạo trong 25 năm qua.
Theo 38 North, các tàu khu trục có thể chở trực thăng là một lời nhắc nhở quan trọng về tính hiệu quả của các lệnh cấm vận quốc tế chống lại Bình Nhưỡng.
Theo Dantri
Mỹ, Hàn thảo luận hoãn chuyển giao quyền chỉ huy thời chiến
Ngày 16/6, các quan chức quân sự cấp cao Hàn Quốc và Mỹ đã bắt đầu cuộc hội đàm kéo dài hai ngày thảo luận vấn đề hoãn chuyển giao Quyền chỉ huy quân sự thời chiến (OPCON) của Washington cho Seoul.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết đây là cuộc thảo luận đầu tiên trong hàng loạt cuộc hội đàm sẽ được tổ chức hàng tháng để hai bên thống nhất về thời gian và điều kiện chuyển giao OPCON. Cuộc họp lần này được tổ chức tại Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. Trưởng phái đoàn Hàn Quốc trong cuộc gặp này là ông Ryu Je-seung, quan chức đứng đầu văn phòng điều phối và lập kế hoạch của Bộ Quốc phòng.
Binh sĩ Hàn Quốc và Mỹ trong một cuộc tập trận chung. Ảnh: YONHAP - TTXVN
Phái đoàn Mỹ do Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực Đông Á David Helvey dẫn đầu. Theo kế hoạch, các cuộc họp cấp cao như vậy sẽ được tổ chức mỗi tháng 1 tháng tại Seoul hoặc Washington cho đến tháng 10 tới, thời điểm diễn ra Hội nghị tham vấn an ninh (SCM) thường niên giữa hai nước tại Washington.
Trước đó, hồi tháng 4, trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và người đồng cấp Mỹ Barack Obama đã nhất trí xem xét lại thời điểm chuyển giao OPCON của Washington cho Seoul.
Seoul đã trao cho Washington quyền chỉ huy các lực lượng Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Năm 1994, Hàn Quốc lấy lại quyền chỉ huy thời bình và dự kiến sẽ nhận lại quyền chỉ huy thời chiến vào tháng 12/2015, sau hai lần hoãn vào năm 2007 và 2012. Tuy nhiên, Seoul tiếp tục đề nghị lùi lại thời điểm chuyển giao OPCON sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba hồi tháng 2/2013.
Theo Tin Tức
Nhật, Hàn đồng loạt điều máy bay chiến đấu chặn máy bay Nga Ngay 21-5, ca quân đôi Nhật Bản va Han Quôc đêu đa điêu các may bay chiến đấu lên không trung để chặn hai cac may bay trinh sat cua Nga Trong môt tuyên bô, Bộ Quốc phòng Nhât Ban cho biết, ho đa phat hiên những chiếc máy bay tuân tiêu chống ngầm Tu-142 của Nga tiến gần không phận nươc nay...