Triều Tiên sẽ trao “mật thư” về bảo kiếm hộ quốc cho Mỹ
Triều Tiên đồng ý cung cấp thông tin chính về các đầu đạn hạt nhân và các địa điểm thử nghiệm bí mật cho Mỹ.
Triều Tiên sẽ trao danh sách các địa điểm thử hạt nhân cho Mỹ. Ảnh: K.T.
“Triều Tiên có kế hoạch trao danh sách các địa điểm thử hạt nhân bí mật cũng như thông tin về các đầu đạn hạt nhân cho Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi ông thăm Bình Nhưỡng trong tháng này” – nguồn tin tiết lộ với tờ Korea Times.
Ông cho biết, khả năng cao lãnh đạo Kim Jong-un sẽ gặp ông Mike Pompeo để thảo luận chi tiết về cách thức và thời điểm Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Trong chuyến thăm Bình Nhưỡng lần trước, Ngoại trưởng Pompeo bày tỏ hy vọng “chúng ta có thể thực hiện một bước tiến lớn ở đây trước khi quá lâu”.
“Washington yêu cầu Bình Nhưỡng bàn giao danh sách tất cả mọi thứ liên quan đến năng lực hạt nhân của nước này. Không chắc Bình Nhưỡng có chấp nhận yêu cầu này không nhưng việc trao một danh sách năng lực hạt nhân, trong đó có các bãi thử, sẽ thúc đẩy đàm phán hạt nhân vốn bị đình trệ” – một nguồn tin giấu tên khác nói.
Trước đó, có khả năng Bình Nhưỡng đã tháo dỡ một bãi thử tên lửa đạn đạo – động thái xem là tuân thủ thỏa thuận hồi tháng 6 trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều. Tuy nhiên, phía Mỹ duy trì quan điểm rằng biện pháp này chưa đủ và yêu cầu có các động thái bổ sung.
Một quan chức cao cấp Nhà Xanh cho biết, Seoul hy vọng những động thái mới nhất của Triều Tiên và Mỹ sẽ xây dựng lòng tin giữa hai bên, giúp mối quan hệ tiến về phía trước.
Về chuyến thăm của ông Mike Pompeo đến Triều Tiên, các nguồn tin cho biết hiện chưa rõ liệu ngoại trưởng Mỹ có thống nhất được một ngày hoặc ít nhất là lộ trình cho tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên, trong đó có việc ký hiệp ước hòa bình không.
Video đang HOT
Truyền thông và các wesbsite tuyên truyền của Triều Tiên gần đây ra các tuyên bố trong đó đề cập tới tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên là mục tiêu đàm phán mới nhất của Bình Nhưỡng.
Ông Moon Sung-mook – nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc gia Hàn Quốc cho biết: “Bình Nhưỡng muốn giữ đà chuyển động và Mỹ kỳ vọng sẽ đạt được những tiến bộ rõ rệt trong nỗ lực đạt được kết quả quan trọng như hòa bình trên bán đảo Triều Tiên”.
“Nếu Triều Tiên cung cấp một danh sách năng lực hạt nhân, gồm các bãi thử, Tổng thống Moon Jae-in có thể đề nghị Washington giảm bớt các biện pháp trừng phạt kinh tế Triều Tiên, nhân tố tác động thêm cho việc mở rộng hợp tác kinh tế liên Triều” – chuyên gia này nói thêm.
Trong diễn biến liên quan, Reuters dẫn báo cáo từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết: “Việc tiếp diễn và phát triển hơn nữa chương trình hạt nhân của Triều Tiên và các tuyên bố liên quan của Triều Tiên là nguyên nhân gây ra những quan ngại nghiêm trọng”. Theo IAEA, do không thể tiến hành các hoạt động xác minh về chương trình hạt nhân đang diễn ra của Triều Tiên, nên thông tin đang bị giảm đi.
THANH HÀ
Theo Laodong
Sự "dũng cảm" của các doanh nghiệp Mỹ khi đầu tư vào Triều Tiên
Mặc dù Triều Tiên hiện nay đã có nhận thức tốt hơn về các nền kinh tế thị trường tự do, song nhiều người hoài nghi về việc liệu các nhà đầu tư có sẵn sàng rót vốn và triển khai các dự án tại quốc gia được cho là bí ẩn nhất thế giới này hay không.
Tổng thống Donald Trump bắt tay nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong cuộc gặp tại Singapore (Ảnh: Reuters)
Theo Korea Times, tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc là đối tác thương mại tư nhân duy nhất được cấp phép của Triều Tiên. Sau khi nhận được sự chấp thuận từ chính quyền Bình Nhưỡng, tập đoàn này được trao đặc quyền phát triển các dự án kinh doanh với trọng tâm là du lịch tại Triều Tiên.
Sau khi Triều Tiên quyết định dừng chương trình phát triển vũ khí để tập trung phát triển kinh tế, đồng thời cam kết phi hạt nhân hóa, một số nhà đầu tư mạo hiểm của Mỹ đang hy vọng về viễn cảnh các doanh nghiệp nước ngoài đổ bộ vào thị trường Triều Tiên và cộng đồng quốc tế có thể cung cấp các gói hỗ trợ về tài chính cho Bình Nhưỡng.
"Mỹ đang lên kế hoạch cho phép một số doanh nghiệp và nhà đầu tư tư nhân mở các cơ sở tại Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng dỡ bỏ kho vũ khí hạt nhân đúng như kế hoạch", báo cáo của tổ chức E-Best Securities được công bố hôm 16/8 cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đưa ra nhiều ý tưởng về những lợi ích mà Triều Tiên có thể đạt được nếu nước này "từ bỏ hoàn toàn" chương trình hạt nhân để xây dựng nền hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên cũng như tại khu vực Đông Bắc Á. Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore hồi tháng 6, Tổng thống Trump từng lấy ví dụ về những bãi biển "tuyệt đẹp" của Triều Tiên và cho rằng Bình Nhưỡng hoàn toàn có tiềm năng để phát triển du lịch nhờ những bãi biển như vậy.
Triều Tiên hiện là thị trường cuối cùng trong khu vực chưa được khai phá tiềm năng. Theo các luật sư tại Seoul, một số công ty tư nhân đang thành lập các nhóm nội bộ để phát triển các kế hoạch đầu tư tại Triều Tiên. Các luật sư Hàn Quốc nói rằng các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài đang tiếp cận họ để tìm hiểu thêm về cơ hội kinh doanh tiềm năng với Bình Nhưỡng. Trong khi đó, cố vấn cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Moon Chung-in gần đây nói rằng Triều Tiên cũng mong muốn các dự án đầu tư từ Mỹ.
"Triều Tiên nổi tiếng với lực lượng lao động lành nghề trong các ngành nông nghiệp và hàng không vũ trụ. Nước này cũng có nguồn nguyên liệu thô phong phú như các quặng than hay sắt. Triều Tiên cần hiện đại hóa hệ thống truyền tải điện và phát triển công nghệ trong ngành nông nghiệp", một quan chức chính phủ Hàn Quốc nhận định.
Rủi ro đầu tư
Các xe tải trở về từ khu công nghiệp Gaeseong đi qua khu vực kiểm tra hải quan và xuất nhập cảnh gần Panmunjom, Hàn Quốc (Ảnh: Ahn Young-Joon)
Nhà kinh tế học Gareth Leather từng nhận định Triều Tiên có một số lợi thế để phát triển kinh tế, nhưng ngay cả khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, sẽ chỉ có những nhà đầu tư "dũng cảm" mới đầu tư vào đất nước này.
Dẫn một nghiên cứu độc lập của đài Radio Free Asia, báo cáo của E-best cho biết các tập đoàn lớn của Mỹ như Intel, Microsoft, Google, Dell, Starbucks, Ford và Boeings đều chưa trả lời các câu hỏi liên quan tới kế hoạch đầu tư của họ tại Triều Tiên. Trong khi đó, các đại diện của Samsung và LG, các tập đoàn kinh tế hàng đầu Hàn Quốc, cho biết họ chưa có kế hoạch khai thác các cơ hội kinh doanh tại Triều Tiên.
Triều Tiên hiện vẫn phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Những dự án hợp tác chung với Triều Tiên bị Hội đồng Bảo an ngăn cấm, trong khi Liên minh châu Âu chặn các giao dịch tài chính vượt quá 5.000 euro với Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó, các quy định do Mỹ đặt ra cũng khiến các ngân hàng quốc tế tránh thực hiện các giao dịch với Triều Tiên. Những rào cản này có thể sẽ khiến các doanh nghiệp nước ngoài chưa sẵn sàng đầu tư vào Triều Tiên.
Hiện vẫn còn những quan ngại rằng tài sản của các doanh nghiệp đầu tư tại Triều Tiên có thể bị tịch thu sung công quỹ vì các mục đích chính trị. Trong khi hệ thống điện nước là điều kiện bắt buộc đối với hoạt động của các doanh nghiệp, việc Triều Tiên có thể đảm bảo các điều kiện này hay không cho đến nay vẫn là câu hỏi để ngỏ. Bên cạnh đó, Triều Tiên cũng thiếu các cơ chế cơ bản để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh.
Được xây dựng tại Triều Tiên từ cách đây hơn 10 năm, Khu Công nghiệp Gaeseong đã phải đóng cửa hai lần trước khi Triều Tiên tịch thu các tài sản của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào năm 2016. Tổng thiệt hại đối với 123 công ty tại khu công nghiệp này lên tới 1,3 tỷ USD và Triều Tiên cũng không bồi thường cho họ sau khi khu công nghiệp đóng cửa.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 3 vào tháng tới. Dự kiến hai nhà lãnh đạo có thể sẽ bàn về việc cải thiện môi trường kinh doanh tại Triều Tiên để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
"Trong cuộc gặp thứ ba tại Bình Nhưỡng, Tổng thống Moon Jae-in có thể sẽ trao đổi với nhà lãnh đạo Kim Jong-un những lợi ích kinh tế mà Triều Tiên có thể nhận được sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Ông Moon vừa đề xuất thành lập một cộng đồng kinh tế bao gồm cả Mỹ và Triều Tiên. Tôi tin rằng đây là một bước đi hướng đến việc phát triển nền kinh tế Triều Tiên", Lim Eul-chul, chuyên gia Triều Tiên tại Đại học Kyungnam, nhận định.
Tổng thống Moon Jae-in gần đây cho biết ông muốn xây dựng tuyến đường sắt và đường bộ nối với Triều Tiên để mở đường cho việc thiết lập một cộng đồng kinh tế chung theo mô hình của Liên minh châu Âu (EU). Nhà lãnh đạo Hàn Quốc nói rằng cộng đồng này ngoài Hàn Quốc, Triều Tiên còn có Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Nga và Mỹ. Theo ông Moon, mối quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và Triều Tiên có thể mang lại 150 tỷ USD trong vòng 30 năm tới.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Hàn Quốc giảm hiện diện quân sự ở biên giới với Triều Tiên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm ngày 24/7 cho biết, quân đội nước này có kế hoạch giảm số chốt gác và thiết bị quân sự dọc khu phi quân sự (DMZ) giáp biên giới Triều Tiên. Binh sĩ Hàn Quốc gác tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm bên trong Khu phi quân sự liên Triều. (Ảnh: Reuters) Theo Yonhap, trong báo...