Triều Tiên sẽ thắng nếu có chiến tranh mạng?
Đơn vị 121 của Triều Tiên mạnh tới đâu? Nếu thực sự có chiến tranh mạng, tại sao có thể nói Triều Tiên nắm giữ nhiều lợi thế hơn Mỹ?
Chủ tịch Kim Jong-un sử dụng máy tính – Ảnh: AFP
Ngày 22.12, tờ USA Today dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết Mỹ “không tham gia cuộc chiến tranh mạng với Triều Tiên”. Đó có thể là lời trấn an sau những mâu thuẫn giữa Nhà Trắng và Bình Nhưỡng quanh các diễn biến trên mạng gần đây.
Trước đó, Mỹ cáo buộc Triều Tiên tấn công mạng Sony vì bộ phim có nội dung ám sát lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Obama tuyên bố sẽ “đáp trả” Bình Nhưỡng. Không lâu sau tuyên bố “đáp trả” của ông chủ Nhà Trắng, mạng của Triều Tiên bị sập hoàn toàn trong hơn 9 giờ đồng hồ.
Sức mạnh không gian mạng của Triều Tiên
Với một đất nước chỉ cấp hơn 1.000 địa chỉ giao thức internet (IP) và đa phần… mù công nghệ, thì sức mạnh về mạng internet của Triều Tiên tới đâu? Câu trả lời là: Rất đáng sợ.
Vài ngày nay báo chí thế giới đã nhắc nhiều đến một lực lượng có tên Đơn vị 121, được mô tả là đội “chiến binh mạng” hùng hậu từ 1.000-3.000 người, được đào tạo bài bản từ nhỏ, chuyên nhiệm vụ đánh cắp thông tin trên khắp thế giới. Lực lượng này “lớn thứ 3 thế giới”, chỉ sau Nga và Mỹ, theo Reuters.
Simon Choi, một nhà nghiên cứu bảo mật cao cấp tại công ty chống virus Hauri Inc. ở Seoul, cho biết tin tặc Triều Tiên đã mài dũa kỹ năng của họ từ các cuộc tấn công khác nhau ở Hàn Quốc.
Video đang HOT
Triều Tiên sẽ thắng nếu có chiến tranh mạng? – Ảnh: AFP
Điều này được chính người Hàn Quốc kiểm chứng. Họ cáo buộc Triều Tiên đứng sau hàng loạt cuộc tấn công mạng vào Seoul suốt gần 10 năm qua, đặc biệt là 6 vụ quy mô lớn từ năm 2007.
Theo đó Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên xâm nhập hệ thống máy tính của doanh nghiệp và chính phủ nước này. Trong đó, đáng chú ý một ngân hàng ở Hàn Quốc đã tê liệt bộ phận xử lý trực tuyến suốt 2 tuần liền. Năm 2013, có tới 48.000 máy tính và máy chủ bị tấn công ở Hàn Quốc, đóng băng mọi thông tin trong 2-5 ngày.
Trước mọi cáo buộc, Triều Tiên chưa bao giờ thừa nhận họ đào tạo lực lượng “chiến binh mạng”, cũng như không chịu trách nhiệm trong bất kỳ cuộc tấn công mạng nào.
Không có gì nhiều để mất
Sau vụ tin tặc tấn công Sony và sự cố mất kết nối bí ẩn của Triều Tiên, các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ hay Nhật Bản đều lập tức đánh động tập trung cho các cơ quan an ninh mạng. Họ lo ngại nếu Triều Tiên và Mỹ bước vào cuộc chiến tranh mạng, nó sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn chung.
Tạp chí The Week ngày 23.12 có bài viết nói rằng “Mỹ sẽ là khờ khạo nếu chiến tranh mạng với Triều Tiên”. Dù có thể Internet ở Mỹ phát triển hơn, nhưng thiệt hại vẫn sẽ lớn hơn.
Thứ nhất, Vox Media từng dẫn thông tin cho rằng Mỹ có cả tỉ địa chỉ IP, so với chỉ hơn 1.000 của Triều Tiên. Điều đó nói lên rằng Mỹ có quá nhiều thứ để lo, vì nước này phải bảo vệ một lượng người dùng và thông tin quá lớn.
Sẽ không khôn ngoan nếu Mỹ chiến tranh mạng với Triều Tiên – Ảnh: Reuters
Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với Hàn Quốc. Tờ New York Post cho rằng Hàn Quốc đã phụ thuộc quá nhiều vào Internet cho toàn bộ các hoạt động của họ. Một khi “chiến sự” nổ ra, Triều Tiên chỉ tổn tại một số ít vì họ đơn giản có quá ít người dùng internet, còn Hàn Quốc sẽ rối loạn cả xã hội.
Thứ hai, trong một diễn biến đáng chú ý, trang presstv.ir cho biết Mỹ đã gây áp lực lên Nga và Trung Quốc về vấn đề tấn công mạng của Triều Tiên theo cáo buộc. Theo đó, các “chiến binh mạng” của Bình Nhưỡng được đào tạo, tu nghiệp tại Nga vàTrung Quốc hằng năm.
Phát biểu trên Fox News hôm 24.12, Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ Ed Royce cho rằng: “Triều Tiên, nhằm mục đích bồi bổ kiến thức chuyên môn, đã gửi các tin tặc trẻ tuổi sang Moscow. Trong quá khứ, số lượng này đổ tới Bắc Kinh”.
Trong khi Nga và Mỹ có những bất đồng rõ ràng về chính trị, kinh tế, vừa qua có tin kẻ tấn công mạng Sony đã sử dụng IP ở Trung Quốc. Xem ra, Mỹ sẽ không đơn phương đấu với Triều Tiên…
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Mỹ tiến hành chiến tranh mạng với Nhà nước Hồi giáo
Washington hôm qua kêu gọi mở rộng cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo trên Internet, ngăn chặn nỗ lực tuyển mộ trực tuyến, thúc đẩy hận thù sắc tộc của nhóm khủng bố này.
Xe quân sự bọc thép của quân đội Iraq trong đợt điều động tăng cường để đối phó với Nhà nước Hồi giáo tại Jurf al-Sakhar, phía nam thủ đô Baghdad. Ảnh: Reuters.
"Chỉ khi chúng ta chống lại sự hiện diện của Nhà nước Hồi giáo (IS) trên mạng, phủ nhận tính hợp pháp trong thông điệp chúng gửi tới những người trẻ tuổi dễ bị tác động thì IS mới thực sự bị tiêu diệt", AFP dẫn lời ông John Allen, tướng Mỹ về hưu đang điều phối chiến dịch chống IS, phát biểu trong một cuộc họp gồm đại biểu các nước tham gia liên minh quốc tế tại Kuwait.
Theo Allen, cuộc gặp ở Kuwait tập trung vào "làm thế nào để suy giảm và tiêu diệt thông điệp của IS cũng như đối phó với sự hiện diện của chúng trên không gian thông tin và trực tuyến". Điều này đòi hỏi "cách tiếp cận cấp độ quốc tế phối hợp, toàn diện, kết hợp quân sự, hành pháp, tình báo, các công cụ kinh tế và ngoại giao".
Các nước trong liên minh sau cuộc họp cam kết sẽ thực hiện những biện pháp tăng cường nỗ lực chống IS tuyển mộ chiến binh nước ngoài, bao gồm cả trên mạng Internet. "Điều này liên quan đến việc chúng tôi tăng cường tham gia... cải thiện trao đổi, huấn luyện và chương trình hợp tác khác ... tích cực chống lại việc tuyển chiến binh nước ngoài", thông báo chung của liên minh cho hay.
Theo Richard Stengel, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Quan hệ Công chúng và Đối ngoại công, mục đích của cuộc gặp là thiết lập "một liên minh thông tin song song với liên minh quân sự" chống IS. Ông cho biết số lượng chiến binh gia nhập IS đã giảm nhưng không đưa ra con số hay bằng chứng cụ thể. "Chúng tôi nghĩ rằng sự thu hút của IS đang giảm", Stengel nói.
IS, nhóm phiến quân chiếm nhiều phần lãnh thổ ở Syria và Iraq, tuyên bố thiết lập đế chế Hồi giáo, thường đăng tải video và tạp chí được thiết kế chuyên nghiệp lên mạng Internet để tuyên truyền. Một số video chứa hình ảnh tàn bạo, trong đó có cảnh chặt đầu hai nhà báo người Mỹ và hai nhân viên cứu trợ người Anh.
Ngoài ra, IS cùng với những kẻ ủng hộ còn sử dụng mạng xã hội như một công cụ tuyển dụng để thu hút chiến binh nước ngoài. Các chinh phủ ở phương Tây báo động vì số lượng người châu Âu và Mỹ tìm cách tới Syria. Họ cũng lo ngại về ảnh hưởng của tổ chức khủng bố đến những nhóm người Hồi giáo trẻ bất mãn đang sinh sống ở phương Tây.
Washington đã thiết lập một liên minh gồm các quốc gia phương Tây và Arab để đối phó với IS. Liên minh này thực hiện nhiều đợt không kích nhằm vào IS ở Iraq và Syria, hỗ trợ các lực lượng bản địa, trong đó có quân đội Iraq, phe đối lập ở Syria cùng người Kurd, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của IS.
Như Tâm
Theo VNE
Snowden công bố: Mỹ có công cụ đè bẹp chiến tranh mạng Tạp chí Wired (Mỹ) đăng tiết lộ của Edward Snowden rằng NSA bí mật xây dựng hệ thống phòng thủ trực tuyến Monstermind giáng trả tấn công mạng tự động. Edward Snowden. Hơn một năm sau khi Edward Snowden (cựu điệp viên của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ: NSA) để lọt tin tức về các hoạt động giám sát kỹ thuật...