Triều Tiên sẽ không phô diễn tên lửa trong duyệt binh để làm hài lòng Mỹ?
Các bức ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị tổ chức một cuộc duyệt binh mới vào thời điểm các nỗ lực ngoại giao về phi hạt nhân hóa đang không có sự tiến triển, tuy nhiên, có thể Bình Nhưỡng sẽ không phô diễn các loại tên lửa đạn đạo lớn nhất của mình ở sự kiện này.
Bình Nhưỡng đang chuẩn bị một vài sự kiện nhằm kỉ niệm 70 năm ngày quốc khánh vào hôm 9-9 tới bao gồm duyệt binh, hoạt động luôn được coi là cách phô diễn sức mạnh quân sự của Triều Tiên.
Dựa vào các bức ảnh vệ tinh được chụp bởi Planet Labs Inc, nhiều nhà phân tích cho rằng, cuộc duyệt binh sắp diễn ra sẽ có quy mô ngang bằng với lần duyệt binh vào 8-2 nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng sẽ phô diễn các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa ( ICBM) với khả năng vươn tới lục địa Mỹ ở sự kiện này.
ICBM luôn là loại vũ khí được chú ý hàng đầu trong những lần duyệt binh trước ở Triều Tiên
Video đang HOT
Theo Jeffrey Lewis, giám đốc chương trình chống phổ biến vũ khí Đông Á tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury ở California, Mỹ, những loại khí tài được nhìn thấy tại khu tập rượt duyệt binh Mirim có thể kể đến như xe tăng, pháo phản lực, xe chở bộ binh, tên lửa phòng không và hệ thống phóng rocket bắn loạt.
Trong khi đó, ông Joseph Bermudez tại trang tin tức về Triều Tiên 38 North, cũng nhận định rằng, các bức ảnh vệ tinh của Planet Labs chưa cho thấy dấu hiệu của ICBM nhưng lại xuất hiện một vài khu vực để vũ khí được che chắn cẩn thận, điều chỉ ra lễ duyệt binh năm nay có thể lớn hơn năm ngoái.
Cuộc duyệt binh mừng quốc khánh vào năm nay của Triều Tiên diễn ra vào thời điểm nhạy cảm khi lãnh đạo Kim Jong-un đã gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump và hồi tháng 6, đồng thời cùng đồng thuận tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, tuy nhiên, quá trình thương lượng đã gặp nhiều chở ngại vì các điều kiện mà Washington đưa ra cho Bình Nhưỡng.
Theo anninhthudo
Tướng Mỹ: Triều Tiên thiếu 2 "mảnh ghép cuối cùng" để tạo tên lửa liên lục địa hoàn hảo
Triều Tiên dường như thiếu "hai mảnh ghép công nghệ cuối cùng" để hoàn thiện tên lửa liên lục địa (ICBM) khi Bình Nhưỡng quyết định tạm ngừng các vụ thử tên lửa, Yonhap dẫn nhận định của một quan chức quân đội Mỹ ngày 10/8 cho biết.
Một vụ thử tên lửa liên lục địa của Triều Tiên hồi cuối năm 2017. (Ảnh: KCNA)
Yonhap dẫn lời Tướng Paul Selva, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho rằng "hai mảnh ghép công nghệ" còn thiếu sót đó là công nghệ hồi quyển và chế tạo hệ thống kích hoạt ICBM theo mệnh lệnh.
"Chúng tôi không thấy dấu hiệu nào của một công nghệ hồi quyển đáng tin cậy, chúng tôi cũng không thấy hệ thống trang bị vũ khí, kích hoạt tên lửa đáng tin cậy (của Triều Tiên)", ông Selva nói.
Vị quan chức này cho rằng, sở dĩ Triều Tiên chưa thể hoàn thiện hai công nghệ này do nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quyết định chỉ đạo ngừng các vụ thử tên lửa để theo đuổi các biện pháp ngoại giao với Mỹ kể từ đầu năm nay.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp thượng đỉnh hôm 12/6 tại Singapore không lâu sau hàng loạt vụ thử vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa được cho là có thể bắn tới Mỹ.
Tuy nhiên, tướng Selva cảnh báo, Triều Tiên vẫn có thể sẽ nối lại các hoạt động thử tên lửa. "Chúng tôi không rõ liệu điều gì đã tác động đến quyết định, tính toán của ông ấy (Kim Jong-un). Nhưng chúng ta vẫn cần cảnh giác", ông Selva nói.
Triều Tiên bắt đầu ngừng các vụ thử tên lửa từ cuối năm ngoái. Trong một động thái được cho là mở đường đối thoại với Hàn Quốc và Mỹ, nhà lãnh đạo Kim Jong-un hồi đầu năm nay tuyên bố sẵn sàng ngừng các vụ thử hạt nhân, tên lửa trong thời gian đàm phán, đồng thời thực hiện cam kết dở bỏ bãi thử tên lửa quan trọng. Tại hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Hàn Quốc và sau đó là lãnh đạo Mỹ, ông Kim Jong-un cam kết Triều Tiên sẽ tiến tới giải trừ hạt nhân hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên.
Mặc dù vậy, một báo cáo công bố đầu tháng này của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nói rằng: "Triều Tiên vẫn chưa ngừng chương trình tên lửa và hạt nhân, tiếp tục vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an thông qua việc vận chuyển bất hợp pháp các sản phẩm dầu, than đá trong năm 2018".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 8/8 kêu gọi Triều Tiên giải trừ hạt nhân "hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược".
Minh Phương
Theo Dantri/ Yonhap, SCMP
Trung Quốc hy vọng đối thoại Mỹ - Triều hướng tới đạt kết quả và hòa bình Ngày 3/8, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ hy vọng đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên tiếp tục được đẩy mạnh hướng tới thu được kết quả và hòa bình. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Kyodo/TTXVN Phát biểu bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ...