Triều Tiên sẽ biến núi Kim Cương thành điểm đến quốc tế
Ngày 22-10, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ đạo dỡ bỏ các cơ sở vật chất do Hàn Quốc xây dựng tại khu du lịch núi Kim Cương và xây dựng lại theo cách hiện đại hơn.
Trong chuyến thị sát đến núi Kim Cương, nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh loại bỏ “tất cả các cơ sở trông khó chịu” do Hàn Quốc xây dựng và xây dựng lại “theo hướng hiện đại”.
“Ông ấy đã chỉ thị loại bỏ tất cả các cơ sở trông có vẻ khó chịu bằng một thỏa thuận với đơn vị liên quan của phía nam (Hàn Quốc) và sẽ xây dựng các cơ sở dịch vụ hiện đại mới, theo cách riêng của chúng ta, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên của núi Kim Cương”, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát khu du lịch trên núi Kim Cương. Ảnh: KCNA
Nhà lãnh đạo Kim còn khẳng định việc nói núi Kim Cương là biểu tượng của quan hệ hai miền Triều Tiên là “sai lầm”.
“Khu du lịch này nằm trên đất của Triều Tiên và hoạt động du lịch không được nằm dưới sự kiểm soát của Hàn Quốc”, ông Kim nói.
Một điểm đáng chú ý trong bản tin của KCNA hôm 22-10 là việc ông Kim cũng đã chỉ trích “chính sách sai lầm” của những người tiền nhiệm vì đã quá phụ thuộc vào người khác để phát triển du lịch.
“Ngọn núi đã bị bỏ hoang trong hơn mười năm để lại một lỗ hổng và vùng đất xứng đáng là được quan tâm tốt hơn. Ông đã đưa ra một lời chỉ trích mạnh mẽ về chính sách phụ thuộc rất sai lầm của những người đi trước vì đã dựa vào người khác khi đất nước còn chưa mạnh”, KCNA đưa tin bằng tiếng Anh.
Ngoài ra, KCNA còn dẫn lời nhà lãnh đạo Kim: “Chúng tôi sẽ luôn chào đón đồng bào từ phía nam nếu họ muốn tới núi Kumgang sau khi được xây dựng lại sẽ một cách tuyệt đẹp như là điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới”.
Video đang HOT
KCNA dẫn lời ông Kim rằng sau khi xây dựng lại núi Kim Cương sẽ thành một điểm đến đẳng cấp thế giới. Ảnh: KCNA
Theo hãng tin Reuters, các dự án tại núi Kim Cương cùng với khu Kaesong là một trong hai dự án liên Triều lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên.
Bắt đầu từ năm 1998, du khách Hàn Quốc đã được phép đến thăm núi Kim Cương chỉ bằng đường biển, nhưng đến năm 2003, tuyến đường bộ đã thực hiện vì có sự đầu tư của tập đoàn Hyundai Asan và Ananti.
Tuy nhiên, năm 2008, phía Hàn Quốc đã tạm dừng toàn bộ các tour du lịch tới núi Kim Cương sau khi một du khách nước này bị phía Triều Tiên bắn hạ chết do một mình xâm nhập vào khu vực quân sự.
Từ đó đến nay, khu du lịch tại ngọn núi này bị bỏ hoang và các tour du lịch chưa được nối lại trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế buộc Triều Tiên loại bỏ chương trình hạt nhân của mình.
Reuters nhận định du lịch đang ngày càng trở thành một ngành công nghiệp trọng tâm của Bình Nhưỡng mà không chịu sự trừng phạt của các lệnh trừng phạt quốc tế.
Theo plo.vn
Lạ lùng khách sạn cao nhất Triều Tiên 30 năm hoang lạnh không người
Vẫn đóng cửa im ỉm cho đến ngày hôm nay, khách sạn Ryugyong hiện là tòa nhà không người ở cao nhất thế giới.
Năm 1987, một khách sạn lớn được khởi công ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Tòa nhà chọc trời mang hình kim tự tháp cao đến 305m, được thiết kế có 3.000 phòng và 5 nhà hàng xoay có góc nhìn toàn cảnh rộng.
Khách sạn Ryugyong - được đặt tên theo biệt danh trong lịch sử của Bình Nhưỡng, có nghĩa là "thủ đô cây liễu" - dự kiến mở cửa sau đó chỉ 2 năm. Nhưng chuyện đó chẳng hề xảy ra.
Khi công trình đạt đến chiều cao thiết kế vào năm 1992, nó rơi vào tình cảnh không cửa sổ và hoang vu trong suốt 16 năm, cái khung bê tông của nó hở cả ra, trông như một con quái vật đáng sợ đang ngồi nhìn thành phố. Thậm chí có cả một cái cần cẩu bị bỏ lại trên đỉnh tòa nhà.
Chính trong thời gian đó, tòa nhà bắt đầu có biệt danh "Khách sạn Tận thế".
Từ đó đến giờ, khách sạn dần được lắp thêm kim loại và kính, rồi đến hệ thống đèn LED để khiến nó trông thực sự ngoạn mục vào ban đêm. Việc xây dựng cứ tiếp rồi dừng rất nhiều lần, khiến người ta không khỏi băn khoăn liệu có lúc nào nó được mở cửa đón khách không.
Vẫn đóng cửa im ỉm cho đến ngày hôm nay, khách sạn Ryugyong hiện là tòa nhà không người ở cao nhất thế giới.
Tòa nhà được chia làm 3 cánh, mỗi cánh là một góc mở 75 độ, tụ lại ở một cấu trúc hình nón bao trùm 15 tầng trên cùng. Đây chính là chỗ dự định đặt các nhà hàng và đài quan sát.
Thiết kế hình kim tự tháp này cũng không phải chỉ vì mục đích thẩm mỹ, mà chính là vì Ryugyong được làm từ bê tông chứ không phải sắt thép, điều ít thấy ở các tòa nhà chọc trời trên thế giới. Nó phải được xây như vậy để các tầng càng lên cao thì càng nhẹ đi.
Bê tông cũng là vật liệu xây dựng chủ yếu ở Triều Tiên sau chiến tranh. Ngoài việc thiếu thốn sắt thép, thì người Triều Tiên cũng quen thuộc hơn với bê tông vốn là vật liệu chủ lực trong kỹ thuật xây dựng thừa hưởng từ Liên Xô cũ.
Theo một số nhà phân tích, Ryugyong có lẽ đã được thiết kế theo hình dáng một ngọn núi chứ không phải kim tự tháp, vì núi non đóng một vai trò quan trọng trong tâm thức của đất nước này. Tiểu sử chính thức của cố lãnh tụ Kim Jong Il (cha của nhà lãnh đạo hiện thời Kim Jong Un) có ghi rằng ông sinh ra tại một căn cứ quân sự bí mật trên núi Paektu, ngọn núi cao nhất trên bán đảo Triều Tiên, được vẽ trên quốc huy của Triều Tiên.
Năm 2008, sau 16 năm án binh bất động, việc xây dựng bất ngờ được tái khởi động theo một phần thoả thuận với Orascom, một tập đoàn của Ai Cập đã giành được hợp đồng xây dựng mạng 3G cho Triều Tiên.
Cái cần cẩu rỉ sét nằm trên đỉnh tòa nhà suốt gần 2 thập kỷ cuối cùng đã được dọn đi. Công nhân dưới sự chỉ dẫn của các kỹ sư Ai Cập đã lắp đặt kính và kim loại vào cấu trúc bê tông, tốn đến 180 triệu USD, để hoàn thiện nó, đem lại một vẻ ngoài sang trọng và mượt mà.
Khi dự án này hoàn thành vào năm 2011, nhiều người đã tưởng rốt cuộc khách sạn cũng sắp được mở. Cuối năm 2012, tập đoàn khách sạn hạng sang của Đức Kempinski tuyên bố rằng Ryugyong sẽ mở cửa một phần dưới sự quản lý của họ vào giữa năm 2013. Nhưng chỉ vài tháng sau, tập đoàn này bỏ cuộc với lời tuyên bố "gia nhập thị trường lúc này là không khả thi".
Một lần nữa, những đồn đoán về chất lượng công trình lại rộ lên, rằng tòa nhà không vững vì kỹ thuật và vật liệu yếu kém. Năm 2014, một tòa chung cư 23 tầng ở Bình Nhưỡng đã đổ sập vì "không được xây dựng đúng cách".
Hình ảnh của khách sạn này năm 2002.
Một số hình ảnh bên trong khách sạn này được công bố năm 2012 cho thấy gần như chưa có việc gì được triển khai về mặt nội thất. Chính vì thế mà dù bên ngoài, trông tòa nhà đã gần như lột xác, nhưng Ryugyong vẫn chưa thể mở cửa.
Đến năm 2018, Ryugyong lại được "hồi sinh" với hệ thống đèn LED lắp ngoài mặt tiền, biến nó thành màn trình diễn ánh sáng lớn nhất ở Bình Nhưỡng phục vụ cho công tác tuyên truyền. Chương trình chiếu sáng dài khoảng 4 phút với hình ảnh về lịch sử Triều Tiên và các khẩu hiệu chính trị, trong khi lá quốc kỳ nổi bật ở hình nón trên đỉnh tòa nhà.
Đến tháng 6/2018, có thêm một tấm biển được lắp lên tòa nhà, đơn giản là dòng chữ "Khách sạn Ryugyong" bằng tiếng Hàn và tiếng Anh. Nhưng lúc nào thì khách sạn mở cửa, vẫn không ai biết.
Đại An
Theo vietnamnet.vn
Đến Triều Tiên quay hình, các đội đua của "Cuộc đua kỳ thú 2019" phải lưu ý những điều này để tránh gặp rắc rối Được xem là quốc gia "bí ẩn nhất thế giới", chính vì vậy với tất cả những người nước ngoài đến với đất nước này đều phải tìm hiểu thật kĩ càng những quy định của họ để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có. "Cuộc đua kỳ thú 2019" mới đây đã đưa ra thông báo lựa chọn "đất nước...